Phim hay nhất Cannes 2017:

The Square – Nghệ thuật không dối lừa

(TGĐA) - Không phải là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Cành cọ vàng tại Cannes 2017 nhưng phút cuối, The Square đã làm nên điều bất ngờ khi bước lên bục cao nhất. Bộ phim hài tâm lý mang màu sắc châm biếm chính trị của đạo diễn người Thụy Điển Ruben Östlund có gì để tạo nên cứ lội ngược dòng ngoạn mục này?

the square nghe thuat khong doi lua Chuyện ghi được ở Liên hoan phim Cannes 2017
the square nghe thuat khong doi lua TS Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh: “Mơ ước của tôi là một sự phát triển đồng bộ cho điện ảnh Việt Nam!”
the square nghe thuat khong doi lua Nicole Kidman kêu gọi hỗ trợ các đạo diễn nữ
the square nghe thuat khong doi lua Toby Jones cảnh cáo việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit) sẽ có ảnh hưởng đến điện ảnh nước này
the square nghe thuat khong doi lua "The Square" bất ngờ thắng lớn tại Cannes 2017

Tiếng cười lo lắng

Christian trong The Square (do Claes Bang, diễn viên Đan Mạch, đóng), là giám đốc bảo tàng nghệ thuật đương đại của Stockholm. Anh có một trái tim nồng nhiệt, luôn quan tâm tới các vấn đề xã hội. Dự án mới nhất của Christian là một công trình được gọi là The Square - phản ánh các nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội nói chung với thông điệp: "mọi người đều có quyền và trách nhiệm ngang nhau".

Để tổ chức triển lãm, Christian phải làm hai việc: hợp tác sản xuất bản tin với một phóng viên truyền hình Mỹ (Elisabeth Moss đóng), và giám sát "chiến dịch viral" được tổ chức bởi công ty tiếp thị dày dạn kinh nghiệm với mong muốn quảng bá triển lãm bằng một thông điệp đủ mạnh để chống lại "thiên tai, khủng bố và các động thái của các chính trị gia cánh hữu".

Trong lúc đi dạo phố, vì bảo vệ một người phụ nữ thoát khỏi cuộc tấn công của kẻ côn đồ, Christian đã bị móc trộm ví và điện thoại. Hóa ra, bọn xấu đã lập kế hoạch dùng người phụ nữ làm con mồi để trộm đồ của Christian. Sau khi hào phóng lòng tốt, Christian nhận ra mình đã bị lợi dụng. Lập tức anh và trợ lý bắt tay vào một sứ mệnh hết sức vô tư là tìm lại chiếc điện thoại và ví tiền bị đánh cắp. Lần theo tín hiệu GPS của điện thoại, Christian đến một tòa nhà nằm ở khu vực “góc khuất” của thành phố, để lại một lời nhắn trong tất cả các hộp thư của các căn hộ trong tòa nhà với hy vọng kẻ trộm sẽ đọc được và trả lại đồ... đánh cắp.

the square nghe thuat khong doi lua
Cảnh trong The Square

Trong một giờ đầu tiên, bằng câu chuyện lập kế hoạch lấy lại điện thoại của Christian, The Square dành trọn thời lượng để châm biếm nghệ thuật của chủ nghĩa tư sản với những tiếng cười hết sức quan ngại. Các nhân vật phụ xuất hiện và dẫn dắt câu chuyện giống như nhân vật chính trong những kịch bản lặp đi lặp lại của chính họ: Cuộc hẹn của Christian với phóng viên phải di dời nhiều lần, trong khi chiến dịch quảng cáo của công ty PR không mang lại kết quả như những gì anh muốn.

Cũng giống như bộ phim gần đây nhất, Force Majeure, đạo diễn Östlund quan tâm đến những ý tưởng về các hợp đồng xã hội, nhưng The Square cũng dành thời gian để khám phá quyền lực và đẳng cấp, và tất nhiên là sự quên lãng của thế giới nghệ thuật.

the square nghe thuat khong doi lua
Đạo diễn Ruben Östlund và nam diễn viên Terry Notary trong The Square

The Square giống như một viện bảo tàng mà ở đó đạo diễn là người hướng dẫn, đưa khán giả qua các căn phòng triển lãm bằng những tình huống ngớ ngẩn, không thoải mái, những chi tiết khiêu khích để chúng ta hoặc tiếp tục tham gia hoặc quay lại. Hầu như các trường đoạn tốt nhất của bộ phim có thể tách ra thành một bộ phim ngắn riêng nhưng khi kết hợp với nhau, chúng lại có thể làm sáng tỏ một chủ đề chung.

Đạo diễn Östlund quan tâm đến những điều bé nhỏ thuộc về hành vi con người, đặc biệt là hành vi công cộng. Không ai trong The Square có được sự trưởng thành về mặt cảm xúc. Bộ phim rõ ràng là sự châm biếm đầy xáo trộn của nghệ thuật bôi nhọ thế giới và đặt câu hỏi về niềm tin cốt lõi của xã hội văn minh. Giống như Michael Haneke, cái nhìn của Ruben Östlund về nhân loại là một hình ảnh biếm họa ảm đạm, gần như không có tín ngưỡng.

Tuy nhiên, có một sự thật trong quan điểm của ông. Đó là: phim cũng là cái nhìn tương đối mới của một người da trắng về toàn bộ lịch sử Thụy Điển khi mà làn sóng người nhập cư trong vài thập kỷ qua đã làm thay đổi bộ mặt và tính năng động của người dân cũng như góp phần làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, mất niềm tin và sự sợ hãi quen thuộc của người dân bản địa ở các nước phương Tây nói chung. Triển lãm mà Christian muốn thực hiện là một biểu tượng của xã hội cơ bản, nhưng đạo diễn Ostlund đã chứng minh rằng thế giới đã nhanh chóng mất đi sự thúc đẩy đó. Ông cũng cho thấy sự suy đồi của thế giới nghệ thuật đương đại đã bị thất bại một cách tàn nhẫn.

Bức tranh châu Âu đương đại

the square nghe thuat khong doi lua
Cảnh trong The Square

The Square dựa trên kí ức về những câu chuyện thơ ấu về người cha của Ostlund. "Khi sáu tuổi, ông ấy được đưa ra chơi tự do ở đường phố tại Stockholm và mẹ ông, tức là bà tôi, sẽ ghim một tấm thẻ lên người con trai trong đó ghi tên và địa chỉ gia đình. Giờ đây, liệu bạn có tin rằng người ta sẽ chăm sóc con của bạn nếu có chuyện gì đó xảy ra? Hoàn toàn là chuyện hoang đường”, Ostlund cho biết.

Nhà sản xuất của Ostlund, Erik Hemmendorff, người đã sáng lập ra công ty Plattform Produktion năm 2002, cho biết hai người bắt đầu khám phá ý tưởng về lòng tin và trách nhiệm với bộ phim Play, 2011 của Ostlund: “Ý tưởng rằng người lớn có thể giúp con trẻ đã không còn nữa. Đây là điều chúng tôi phải đối mặt khi tiến hành thực hiện Play. Ostlund đã phỏng vấn những đứa trẻ ở nơi công cộng, và hầu như không có người lớn nào can thiệp”, Hemmendorff nói.

The Square không phải là phim đề tài trẻ em mà ẩn chứa nhiều thông điệp về xã hội hiện đại. Ostlund giải thích: "Người nước ngoài nhìn khu vực Scandinavia như là xã hội dân chủ, một xã hội quyến rũ. Nhưng hiện đang có một sự thay đổi và tôi quan tâm đến điều đó”.

Bắt đầu dự án phim từ ba năm trước với ý tưởng nói về một không gian công cộng mà bất cứ ai cũng có thể bước tới nếu cần giúp đỡ. Ostlund nói thêm về tham vọng của ông như sau: "Quảng trường là nơi người dân và Nhà nước tin tưởng và quan tâm lẫn nhau. Đó là một nơi tôn nghiêm và trong phạm vi của nó, chúng ta đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Đây cũng là câu hỏi quan trọng nhất của thời đại chúng ta.”

the square nghe thuat khong doi lua
Cảnh trong The Square

Bộ phim cũng khám phá cách khán giả và giới truyền thông phản ứng với tác phẩm nghệ thuật. Báo chí sẽ không quan tâm đến triển lãm trừ khi họ thấy có điều gì khiêu khích họ viết. “Tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời đại truyền thông làm xiếc", Ostlund nói về cách thức phổ biến và tiêu thụ tin tức ngày nay. "Nếu bạn là một chính trị gia, mọi người phải biết bạn tồn tại – và để điều đó xảy ra bạn cần phải có scandal”.

Mỗi ngày Ostlund thường quay một cảnh. Số lần quay tối đa là 50 lần và có thể mất tới bốn ngày để quay cảnh lớn hoặc phức tạp. Giải thích cho việc này, Ostlund nói: "Tôi muốn đảm bảo các góc quay đúng như ý. Mỗi cảnh là một biểu hiện bằng hình ảnh, vì vậy tôi cần thời gian để làm cho nó đúng”. Với cách làm việc rất kỹ càng, anh luôn tính toán với người quay phim trước khi quyết định đặt hoặc lấy chi tiết nào ra khỏi khuôn hình. Ostlund cũng yêu cầu các diễn viên tập luyện nhuần nhuyễn trước mỗi cảnh và chỉ tiến hành quay trong ánh sáng hoàn hảo.

The Square có ngân sách sản xuất khoảng 5,5 triệu USD – con số này là lớn nhất trong số các phim của Ostlund tính đến thời điểm hiện tại. Phim chỉ quay trong 78 ngày. Kịch bản phim vẫn được phát triển và chỉnh sửa trong suốt 6 tháng đoàn phim tìm kiếm bối cảnh. Ostlund luôn viết mọi lúc, mọi nơi. Anh viết cho đến khi bắt đầu quay phim và thậm chí ngay trong quá trình quay phim. Đó là lý do kịch bản không được chốt trước.

Ostlund và người biên tập cũng mất tới 5 tháng để tiến hành công việc dựng phim để đảm bảo mỗi cảnh gần như hoàn hảo với âm thanh và hình ảnh. Đây cũng là bộ phim được dựng nhanh nhất của anh.

nghệ thuật sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có ứng dụng thực tế. The Square là tác phẩm đầy sức mạnh, khám phá ranh giới của sự chính xác về chính trị, tự do nghệ thuật và tự do ngôn luận theo cách khiêu khích và cần được tiếp xúc rộng rãi trên bình diện quốc tế.

Bộ phim cũng là cái nhìn tương đối mới của một người da trắng về toàn bộ lịch sử Thụy Điển khi mà làn sóng người nhập cư trong vài thập kỷ qua đã làm thay đổi bộ mặt và tính năng động của người dân cũng như góp phần làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, mất niềm tin và sự sợ hãi quen thuộc của người dân bản địa ở các nước phương Tây nói chung.

Triển lãm mà Christian muốn thực hiện là một biểu tượng của xã hội cơ bản, nhưng đạo diễn Ostlund đã chứng minh rằng thế giới đã nhanh chóng mất đi sự thúc đẩy đó. Ông cũng cho thấy sự suy đồi của thế giới nghệ thuật đương đại đã bị thất bại một cách tàn nhẫn.

Bức tranh châu Âu đương đại

The Square dựa trên kí ức về những câu chuyện thơ ấu về người cha của Ostlund. "Khi sáu tuổi, ông ấy được đưa ra chơi tự do ở đường phố tại Stockholm và mẹ ông, tức là bà tôi, sẽ ghim một tấm thẻ lên người con trai trong đó ghi tên và địa chỉ gia đình. Giờ đây, liệu bạn có tin rằng người ta sẽ chăm sóc con của bạn nếu có chuyện gì đó xảy ra? Hoàn toàn là chuyện hoang đường”, Ostlund cho biết.

Nhà sản xuất của Ostlund, Erik Hemmendorff, người đã sáng lập ra công ty Plattform Produktion năm 2002, cho biết hai người bắt đầu khám phá ý tưởng về lòng tin và trách nhiệm với bộ phim Play, 2011 của Ostlund: “Ý tưởng rằng người lớn có thể giúp con trẻ đã không còn nữa. Đây là điều chúng tôi phải đối mặt khi tiến hành thực hiện Play. Ostlund đã phỏng vấn những đứa trẻ ở nơi công cộng, và hầu như không có người lớn nào can thiệp”, Hemmendorff nói.

the square nghe thuat khong doi lua
Đạo diễn Ruben Östlund vui mừng với chiến thắng tại Cannes 2017

The Square không phải là phim đề tài trẻ em mà ẩn chứa nhiều thông điệp về xã hội hiện đại. Ostlund giải thích: "Người nước ngoài nhìn khu vực Scandinavia như là xã hội dân chủ, một xã hội quyến rũ. Nhưng hiện đang có một sự thay đổi và tôi quan tâm đến điều đó”.

Bắt đầu dự án phim từ ba năm trước với ý tưởng nói về một không gian công cộng mà bất cứ ai cũng có thể bước tới nếu cần giúp đỡ. Ostlund nói thêm về tham vọng của ông như sau: "Quảng trường là nơi người dân và Nhà nước tin tưởng và quan tâm lẫn nhau. Đó là một nơi tôn nghiêm và trong phạm vi của nó, chúng ta đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Đây cũng là câu hỏi quan trọng nhất của thời đại chúng ta.”

Bộ phim cũng khám phá cách khán giả và giới truyền thông phản ứng với tác phẩm nghệ thuật. Báo chí sẽ không quan tâm đến triển lãm trừ khi họ thấy có điều gì khiêu khích họ viết. “Tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời đại truyền thông làm xiếc", Ostlund nói về cách thức phổ biến và tiêu thụ tin tức ngày nay. "Nếu bạn là một chính trị gia, mọi người phải biết bạn tồn tại – và để điều đó xảy ra bạn cần phải có scandal”.

Mỗi ngày Ostlund thường quay một cảnh. Số lần quay tối đa là 50 lần và có thể mất tới bốn ngày để quay cảnh lớn hoặc phức tạp. Giải thích cho việc này, Ostlund nói: "Tôi muốn đảm bảo các góc quay đúng như ý. Mỗi cảnh là một biểu hiện bằng hình ảnh, vì vậy tôi cần thời gian để làm cho nó đúng”. Với cách làm việc rất kỹ càng, anh luôn tính toán với người quay phim trước khi quyết định đặt hoặc lấy chi tiết nào ra khỏi khuôn hình. Ostlund cũng yêu cầu các diễn viên tập luyện nhuần nhuyễn trước mỗi cảnh và chỉ tiến hành quay trong ánh sáng hoàn hảo.

Ostlund và người biên tập cũng mất tới 5 tháng để tiến hành công việc dựng phim để đảm bảo mỗi cảnh gần như hoàn hảo với âm thanh và hình ảnh. Đây cũng là bộ phim được dựng nhanh nhất của anh.

Đoạn video ấn tượng trong The Square:

the square nghe thuat khong doi lua Nữ đạo diễn trẻ Trung Quốc đoạt giải Cinema Award tại Cannes 2017
the square nghe thuat khong doi lua Dàn sao 'Okja' và 'Claire's camera' Hàn Quốc tụ họp tại Cannes 2017
the square nghe thuat khong doi lua Isabelle Huppert muốn bình đẳng hơn nữa trong điện ảnh
the square nghe thuat khong doi lua Đoàn làm phim "Đảo của dân ngụ cư" trên thảm đỏ LHP Cannes 2017
the square nghe thuat khong doi lua 'Đảo của dân ngụ cư' nhận 3 giải thưởng danh giá tại LHP quốc tế ASEAN 2017 (AIFFA 2017)

Mỹ Linh