Tính cách người Việt quá yếu đuối trong phim 1

(TGĐA) - Trong các giáo trình dạy làm phim về việc xây dựng nhân vật, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nhân vật chính cần có mục đích rõ ràng, tính cách mạnh mẽ để vượt qua mọi vật cản… Nhưng phim Việt lại làm theo cách ngược lại…    

tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim Làm thế nào để phim Việt không còn bị chèn ép? - Bài học từ điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ
tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim
Cảnh trong phim Đến hẹn lại lên

Nhiều lần, mở truyền hình xem phim. Trên kênh VTV1 có cảnh bà mẹ đang vừa khấn vừa khóc trước di ảnh con trai. Chuyển sang kênh VTV3, thấy cảnh cô gái đang quỳ trước một ngôi mộ, tay cầm hương, vừa khấn vừa khóc. Chuyển sang kênh truyền hình cáp, lại thấy cảnh hai mẹ con sụt sùi ôm nhau khóc. Hầu như phim truyền hình nào của chúng ta cũng đều có cảnh nhân vật khóc. Và khóc rất nhiều. Như cảnh trong phim truyền hình về nông thôn Bắc bộ những năm 70 ở thế kỷ trước, có một phụ nữ trung niên, cầm bó hương lớn, cắm mỗi nơi một nén, vừa cắm vừa khấn hồn vía ông chồng mà mắt ráo hoảnh. Cung cách khấn vái và cắm hương của nhân vật nữ có cảm tưởng như trong phim hài.

tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim
Hình như phim Việt nào cũng có cảnh khóc...

Trong phim điện ảnh cũng vậy. Nhân vật nữ tiễn người yêu ra trận, khóc rấm rứt. Người phụ nữ ở nhà, bị kẻ xấu xúc phạm, khi gặp chồng, khóc nức nở. Cậu con trai nhận giấy báo thi trượt đại học, nước mắt đầm đìa. Cô nhân tình bị người yêu phụ bạc, cũng chỉ biết khóc than. Khi kể với bạn gái, vừa kể vừa khóc. Cái giọng đẫm nước mắt của cô không làm người xem đồng cảm vì nó giả. Tôi nhớ mãi cảnh cô Nết trong phim Đến hẹn lại lên. Đêm tân hôn, cô chạy trốn khỏi nhà. Tưởng cô chạy đi đâu, không ngờ cô chạy ra đồng, quỳ trước mộ mẹ, than khóc. Tiết tấu phim đang nhanh, bị dừng lại đột ngột mà không gây cảm xúc. Và cảnh cô than khóc, cũng không giúp nhân vật mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Tôi chỉ đơn cử một ví dụ. Những cảnh tương tự như vậy, trong phim Việt rất nhiều.

Đó là nói về những phim truyện, những phim có tính hư cấu.

Vừa rồi, tôi có được xem một số phim tài liệu làm trong các năm 2017 và 2018. Cảm nhận chung là các nhà làm phim của chúng ta, ai cũng có cảm xúc rất dồi dào về cái nghèo. (Tôi sẽ nói trong bài khác về vấn đề này). Nhưng cũng có một căn bệnh rất khó chữa trong phim tài liệu của chúng ta, đó là căn bệnh yếu đuối của các nhân vật.

Một bộ phim kể về nhóm họa sỹ làm tranh sơn mài. Họ có năng khiếu, say mê theo đuổi con đường nghệ thuật của mình. Nhưng sản phẩm của họ làm ra, không được dư luận chú ý. Có người bị vợ bỏ. Nhiều người cô đơn. Nhưng cảm xúc chung của nhóm họa sỹ này là tinh thần của họ rất yếu đuối. Không biết đó là ý đồ của đạo diễn hay tâm trạng của các họa sỹ? Nhưng dù thế nào đi nữa, người xem vẫn cảm thấy con đường của các họa sỹ bế tắc, dù họ vẫn trung thành. Vậy bộ phim truyền cảm hứng gì cho người xem? Nếu các họa sỹ xem phim về bản thân mình, họ có thấy hình ảnh thật sự và mục đích làm nghề của họ đã được phản ánh một cách xác đáng chưa?

tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim
Trong phim Erin Brockovich, nữ diễn viên Iulia Roberts đã mang tới một nhân vật phụ nữ mạnh mẽ

Một bộ phim nữa, kể về một bản vùng cao, nơi có đến 70 phần trăm sinh viên dân tộc H’Mông tốt nghiệp các trường đại học nhưng không xin được việc làm. Bộ phim đặt câu hỏi: Chính sách của Nhà nước ra sao? Vấn đề ưu tiên đối với dân tộc thiểu số thế nào? Và vài câu hỏi khác nữa. Trong phim còn có cảnh, ông bố tiễn con gái ra đầu bản để đi học. Bố khóc. Con khóc. Lưu luyến chia tay mãi, rất thê thảm. Tôi tự hỏi, tại sao lại cứ bắt Đảng và Nhà nước phải quan tâm giúp đỡ trong chuyện này? Đảng và Nhà nước có phải là thần thánh đâu. Các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, đâu phải ai cũng được làm đúng nghề? Bốn năm học đại học, tinh thần đại học, tinh thần khởi nghiệp của họ ở đâu? Họ có thể làm tạm công việc nào đấy, để tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai. Không cứ sinh viên Việt Nam, mà sinh viên của bất cứ nước nào, từ xưa đến nay, đều gặp những vấn đề tương tự. Nhưng họ đâu có kêu ca, khóc lóc? Ai khiến các nhà làm phim khóc mướn cho họ? Bộ phim gây cho người xem sự khó chịu vì thói quen dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trong khi đó, tuổi trẻ cần chủ động và hành động lại không được đề cập.

tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim
Nhân vật trên phim Việt chưa cho thấy sự mạnh mẽ khi đối mặt với khó khăn

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tấm gương vượt khó, chiến thắng hoàn cảnh và số phận. Người xem rất quan tâm đến những nhân vật này. Họ truyền cảm hứng sống tích cực cho công chúng. Tôi nhớ lần được xem phim tài liệu của Anh, nhan đề Tiếng Anh không có nước mắt. Bộ phim kể về những người dân London, trong những năm chiến tranh, bị mất người thân, nhà cửa vì bom đạn của phát-xít Đức, vẫn kiên nghị băng bó vết thương, giúp nhau vượt qua đau khổ với nghị lực can trường, không hề than thở.

tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim
Cảnh trong phim Forrest Gump

Trong các giáo trình dạy làm phim về việc xây dựng nhân vật, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nhân vật chính cần có mục đích rõ ràng, tính cách mạnh mẽ để vượt qua mọi vật cản. Nhân vật chính cần tỏa ra vẻ đẹp của sức mạnh tinh thần, truyền cảm hứng yêu cuộc sống cho người xem. Và khán giả cảm nhận sức mạnh của nhân vật trong phim. Nguời xem không thích những bộ phim buồn chán, không thích các nhân vật hay khóc. Trong khi đó, phim Việt lại làm theo cách hoàn toàn ngược lại. Một trong những tuyển tập phim không lồ chứng minh cho vấn đề này là hầu hết những phim đoạt giải Oscar từ trước đến nay đều đề cao giá trị tinh thần của các nhân vật chính. Họ không chấp nhận hoàn cảnh và số phận, luôn tìm mọi cách để vượt lên và chiến thắng. Hãy thử xem lại những phim như Erin Brockovich, Forrest Gump, Revenant… ta đều thấy, các nhân vật chính đương đầu với hoàn cảnh vô cùng khó khăn ra sao và chiến thắng thế nào.

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tấm gương vượt khó, chiến thắng hoàn cảnh và số phận. Người xem rất quan tâm đến những nhân vật này. Họ truyền cảm hứng sống tích cực cho công chúng.
tinh cach nguoi viet qua yeu duoi trong phim Làm thế nào để phim Việt không còn bị chèn ép? - Bài học từ điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ

(TGĐA) - Phải nói rằng, thị trường hoạt động điện ảnh ở nhiều quốc gia khá ...

Đoàn Tuấn