Tới Viêng Chăn, đi 3 nước trong một ngày!

(TGĐA) - Lần đầu tiên tôi quyết định đi du lịch bụi. Cái phong cách du lịch kiểu này không thịnh hành lắm đối với người Việt Nam nên tôi cũng hơi hãi, đành chọn một nước láng giềng quen thuộc, giao thông thuận tiện và an ninh an toàn. Thực hiện đúng bài bản của một tay du lịch ba lô, tôi dò thông tin trên mạng để đặt phòng khách sạn, tìm hiểu về giá cả, tiền tệ, danh lam thắng cảnh… và qua phố Nguyễn Gia Thiều, nơi tập trung hàng loạt điểm bán vé ô tô, máy bay đi Lào, mua một tấm vé xe khách liên vận tới thủ đô Viêng Chăn (Vientiane).

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay Nam Cường chia sẻ trải nghiệm 'lạc vào cổ tích' khi đi Nhật vào mùa tuyết rơi
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay Sắc xuân ở cao nguyên Mộc Châu
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Khải hoàn môn Patouxay trên đại lộ Lane Xang

Ngủ đi, ngày mai là đến Viêng Chăn!

Tiếng là vé xe khách quốc tế song không đắt lắm, chỉ với 230.000 đồng là đã có thể đi du lịch từ Hà Nội tới Viêng Chăn. Không có cảnh chen lấn xô đẩy thiếu văn minh vì đã có một anh điều hành xe sắp xếp chỗ cho từng khách và đặc biệt là trong xe tràn ngập… không khí quốc tế. Trong số gần 50 hành khách ngày hôm ấy có một số Việt kiều sống bên Lào vừa về thăm quê, vài du học sinh Lào,và hơn nửa số đó là Tây ba lô đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Ðây mới chính là nỗi khổ vô cùng của chuyến du lịch bụi vì tất cả bọn họ đều mang theo ít nhất một chiếc ba lô to gần bằng người. Làm gì có thùng xe nào chứa nổi, vậy là đành để dọc lối đi. Và kể từ đó, mỗi lần muốn xuống xe, người ta trèo lổm ngổm lên những chiếc ba lô khổng lồ đó mà đi hoặc trèo lên ghế của nhau. Nhưng nhiều anh láu cá chọn đường nhanh hơn là chui qua… cửa sổ. Ban đêm thì dễ chịu hơn nhưng khi bình minh lên, ánh mặt trời gay gắt của xứ Lào khiến những chiếc ba lô lèn chặt người không thở nổi. Một chị người Canada mặc chiếc áo pull in hình Angkor Wat cho biết đã từ Campuchia đi đường bộ về Sài Gòn, rồi bay ra Hà Nội, ngày kia sẽ về Luang Prabang và lại sang Bangkok để bay về nhà cho tiện. Hầu hết khách du lịch Tây đều đi theo tuyến này, rất tiện đường và có thể khám phá trọn vẹn Ðông Dương.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Một góc đường phố Viêng Chăn

Ðúng 8h tối, xe chuyển bánh. Theo lịch trình thì xe cứ chạy suốt đêm và khoảng 4h chiều hôm sau tôi sẽ được đến Viêng Chăn. Một anh du học sinh Lào có thể nói được vài câu tiếng Anh. Vậy là bác tài mừng húm, coi anh ta là phiên dịch của đoàn. Cả chuyến đi anh đã làm nhiệm vụ này trọn vẹn bằng cách hướng dẫn cho đám Tây ba lô ở mỗi chặng dừng. Khi xe đỗ lại trước một quán cơm phở ở Hà Tĩnh (khoảng 12 giờ đêm), anh nói “Eating” và khi xe dừng bánh ở một quãng đồng không mông quạnh, xung quanh tối đen như mực, anh hét to “Toilet”. Tuy vậy hầu hết khách Tây đều cố… nhịn chứ nhất định không muốn giải quyết tình thế theo cách “thiên nhiên” này. Sau một đêm ngủ chập chờn, 5 giờ sáng, xe tới cửa khẩu Cầu Treo, nhưng phải đợi hai tiếng sau mới đến giờ làm thủ tục.

Đúng 4 giờ, tôi vào đến Viêng Chăn, khi nắng mặt trời đã chuyển thành màu vàng suộm trải dài trên những con đường bụi mờ.

Viêng Chăn - Khu rừng gỗ đàn hương nhỏ của nhà vua

Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali (ngôn ngữ diễn đạt văn chương của Phật giáo tiểu thừa), nghĩa là “Khu rừng gỗ đàn hương nhỏ của nhà vua”. Các nhà sử học tin rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu. Trong thế kỷ 11 và 12, dân tộc Lào và Thái đã thâm nhập vùng Ðông Nam Á từ phía Nam Trung Quốc, số người Khmer từ đó bị giết, bị xua đuổi hay bị đồng hóa vào văn minh Lào. Năm 1354, Fa Ngum lập ra vương quốc Lane Xang (Triệu Voi), Viêng Chăn trở thành một thành phố hành chính quan trọng dù không phải là Thủ đô. Thủ đô Viêng Chăn ngày nay nhỏ nhắn và sạch sẽ. Phương tiện phổ biến nhất là tuk tuk. Mặc dù xe đạp được cho thuê nhiều nhưng ở đây tôi không thể đi xe đạp như ở Luang Prabang vì cái nắng gay gắt trong mùa khô. Taxi rất ít, nhiều taxi hoạt động không chính thức. Nghĩa là họ không treo biển taxi và tự ngã giá với khách. Những chiếc xe loại này cũ rích, tróc sơn, ghế long hết vỏ bọc và thậm chí có tài xế còn tự tạo ra tay nắm cửa bằng một chiếc kìm. Khách có thể mặc cả giá xuống còn một nửa, vì thế đi taxi không máy lạnh còn rẻ hơn đi tuk tuk.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Tuk tuk là một trong những phương tiện hữu dụng cho khách du lịch ở Viêng Chăn
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Phật giáo là tín ngưỡng chủ yếu của người dân Viêng Chăn cũng như Lào

Danh thắng nổi tiếng nhất Viêng Chăn là That Luang, một ngôi đền Phật giáo hơn 400 tuổi, cao 45 mét, đỉnh tháp được dát vàng lá. Dưới ánh mặt trời, Pha That Luang rực sáng như một cung điện trong cổ tích. Năm 1641, ông Gerald Van Wuystoff, đại diện của công ty Ðông Ấn Hà Lan, tới đây đã miêu tả That Luang là một kim tự tháp khổng lồ. Ngày nay, That Luang là biểu tượng và niềm tự hào của người Viêng Chăn.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
That Luang là biểu tượng và niềm tự hào của người Viêng Chăn
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Một kiến trúc ở That Luang
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Tượng phật nằm nổi tiếng ở That Luang

Cách đó chừng 3 cây số là Khải hoàn môn Patouxay và đại lộ Lane Xang. Nhìn chung, những người từng đi Lào cách đây 10 năm khuyên tôi đừng chọn điểm du lịch này, vì “có gì mà xem đâu”, nhưng ấn tượng về Viêng Chăn thật tuyệt vời, có thể vì nay Thủ đô đã thay đổi nhiều. Không như Luang Prabang, Viêng Chăn không còn lưu lại nhiều kiến trúc thuộc địa Pháp. Con đường mà tôi ưa thích nhất là đường Setthathirath (tên vị vua đã dời kinh đô Xieng Dong Xieng Thong, tên cũ của Luang Prabang, về Viêng Chăn). Nơi đây có Phủ chủ tịch, chùa Phật Ngọc, chùa Sisaket, chùa Simuang (là những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Viêng Chăn). Ðường Setthathirath rợp bóng cây, vắng vẻ, thảng hoặc mới có một chiếc tuk tuk chạy qua hay bóng các nhà sư áo vàng cầm ô rảo bước trên vỉa hè.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Khải hoàn môn Patouxay ở thủ đô Viêng Chăn
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay

Ði ba nước trong một ngày

Nếu anh du lịch bụi nào có sức khỏe một chút thì sẽ lập được kỷ lục: Ði ba nước bằng đường bộ trong vòng một ngày. Ðó là khi bạn đi từ Việt Nam sang Viêng Chăn rồi lại muốn sang Nong Khai (Thái Lan) mua rốn vài thứ đồ. Từ trung tâm Viêng Chăn tới cửa khẩu Nong Khai chỉ mất 17km. Nghe người Việt và người Lào quảng cáo rằng sang Nong Khai shopping thoải mái chẳng thua gì Bangkok, tôi cũng đánh liều một phen dù tiếng tăm không biết một chữ và không có người dẫn đường.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Sang Nong Khai cũng chỉ được tài xế dẫn vào siêu thị như thế này
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Vườn tượng Xieng Khuan cách Viêng Chăn khoảng 24km
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Một bức tượng tại vườn tượng
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Một trong những bức tượng tại vườn tượng
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Khob Chai Deu Garden - Nơi bạn có thể thưởng thức bia Lào với không gian tuyệt đẹp

Sau khi tham quan Vườn tượng (cách Viêng Chăn 24 km) với gần trăm pho tượng Phật khổng lồ, tôi đi tuk tuk tới cửa khẩu (chỉ cách đó chừng 7km). Làm thủ tục xuất cảnh xong, thấy người ta lũ lượt trèo lên một chiếc xe buýt, tôi cũng đưa tiền cho người soát vé rồi lên theo. Xe đi trên cầu Hữu nghị Thái - Lào theo lề bên trái (nghĩa là theo luật giao thông Thái Lan). Cầu Hữu nghị bắc ngang sông Mê Kông, dải phân cách giữa hai nước Lào và Thái Lan, dài hơn 1km, xây dựng năm 1994, kinh phí 30 triệu USD. Ðầu cầu bên kia là cửa khẩu Thái Lan. Tới đây chiếc xe buýt của tôi chạy đi mất cùng toàn bộ số hành khách. Số là hành khách trên xe đều là người Lào, hoặc người Thái, nên họ đã khai sẵn tờ xuất cảnh (đối với người Lào) và nhập cảnh (đối với người Thái) từ trước, thành thử lúc này chỉ cần xuất trình với nhân viên hải quan rồi lên xe. Còn tờ khai của tôi chưa viết chữ nào. Tài xế xe buýt đã quen việc, chỉ đỗ trong vòng vài phút rồi lại chạy tiếp. Tôi đành ở lại làm tờ khai và bị chiếc xe “bỏ rơi”. Dù sao cũng đã có rất nhiều taxi và tuk tuk trực sẵn đón khách vào trung tâm Nong Khai (cách cửa khẩu chừng 3km). Nong Khai là một thành phố rất nhỏ với một vài phố chính và chỉ cần nói “Nong Khai centre”, anh lái taxi đưa tôi thẳng tuột tới siêu thị Lotus, một trung tâm thương mại một tầng, không rộng lắm, và hàng hoá ở đây làm tôi thất vọng. Nhưng dù sao trong đó cũng có KFC và cả kem Ý, là những thứ mà ở Lào không thể tìm thấy.

toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay
Một góc chợ Sáng ở Viêng Chăn

Viêng Chăn chưa có trung tâm thương mại và siêu thị theo đúng nghĩa nhưng bù lại có Chợ Sáng (Talat Sao) rất to. Tiếng là chợ Sáng nhưng chợ mở cửa đến 4h chiều, hàng hoá chủ yếu là đồ truyền thống và toàn bộ tầng trên là các quầy bán vàng bạc. Tôi cũng chọn cho mình một bộ complex bằng bạc. Bạc là sản phẩm đáng tự hào của người Lào. Đồ bạc cao cấp được chế tác khá tinh xảo nhưng giá cả lại hợp lý. Ở đây tôi gặp nhiều người bán hàng là người Việt. Nhiều đến nỗi ngỡ đâu mình đang ở chợ Ðồng Xuân. Người Lào có tiếng là thân thiện, thật thà và đôn hậu nên khách có thể xem và mặc cả thoải mái mà không sợ họ tức giận. Tuy nhiên, rõ một điều rằng nếu anh chỉ định đi mua sắm thì rất không nên chọn Lào.

Một niềm tự hào khác của người Lào là bia Lào. Bia Lào được bán ở khắp mọi nơi nhưng khách châu Âu thường vào Khob Chai Deu Garden gần đài phun nước Nam Phou. Ðây là một quán cà phê - ăn nhanh rộng rãi với không gian tuyệt đẹp nhưng giá khá đắt. Tuy nhiên chuyến du lịch bụi sẽ kém phần ý nghĩa nếu ai đó không được thưởng thức một chai bia Lào ăn kèm đồ nướng ở chợ đêm ẩm thực nằm ven bờ sông Mê kông. Dòng Mê kông chạy dài bao quanh thành phố, ban ngày lặng lẽ chảy qua những ngôi chùa cổ kính nằm trên phố Fa Ngum nhưng khi đêm đến, đây là một trong những khu vực nhộn nhịp nhất thành phố với ánh nến lung linh, huyền ảo từ hàng trăm chiếc bàn bên sông. Mùi vị hấp dẫn từ những quầy đồ nướng ngoài trời dễ khiến khách đi bộ qua đó ứa nước miếng mà buộc phải rẽ vào. Có thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua nướng, nhưng nhiều nhất vẫn là các loại cá nướng. Giá cả phải chăng. Khách có thể gọi vài con tôm bự tổ chảng tẩm gia vị nướng (mỗi con 8000 kíp) và một chai bia Lào 75ml cũng chừng ấy tiền. Ánh nến ấm cúng, gió từ sông Mê kông thổi vào mát rượi và thái độ dễ chịu của những người phục vụ dễ khiến khách đã ăn hết rồi mà chẳng muốn về. Vị của bia Lào tuyệt ngon, quả không hổ danh cho dòng chữ “Beer Laos” in trên những chiếc áo phông bày bán ở các khu du lịch.
toi vieng chan di 3 nuoc trong mot ngay Tuyết rơi ở Praha

(TGĐA) - Tôi được một người quen giới thiệu với tiến sĩ Phạm Phú Cường, người ...

Di Li