Từ kịch bản đến màn ảnh - Sự trỗi dậy của điện ảnh Hồng Kông

(TGĐA) - Là nơi giao thoa văn hoá phương Đông và phương Tây, lĩnh vực nghệ thuật Hồng Kông nói chung phát triển với phong cách riêng biệt và không có phong cách độc đáo nào được thể hiện rõ bằng điện ảnh Hồng Kông. Là người đi tiên phong trong nhiều thể loại, quốc gia đảo nhỏ bé này đã tạo nên sức ảnh hưởng to lớn đến ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Những bộ phim được làm với phong cách mới lạ, được công chúng hết sức hoan nghênh và những ngôi sao tiêu biểu sinh ra để tỏa sáng trên màn ảnh, ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông có một lịch sử hấp dẫn.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Sau Hollywood và Nhật Bản, 'Vô gian đạo' chính thức được Ấn Độ remake lại
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Điện ảnh Hồng Kông – Tương lai vô định
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Điện ảnh Hong Kong sau 20 năm về lại Trung Quốc: Nghệ sỹ nói gì?
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Đạo diễn Đỗ Kỳ Phong: Quan tâm đến yếu tố thương mại là điều thiết yếu cho sự sống còn của công ty
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Ba đạo diễn phim Trivisa – Sẽ thế nào nếu như…

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong

Diễn viên Giang Nhược Lâm

Những cột mốc chính

Năm 1896, một nhóm các nhà làm phim Pháp thuộc hãng phim Lumiere tới thăm Hong Kong, tới năm 1909, họ thành lập hãng Roast Duck (Liang Shaobo) và đây được coi là hãng sản xuất phim đầu tiên ở Hong Kong

Năm 1913, Humei, công ty sản xuất phim Hong Kong đầu tiên được thành lập với tên giao dịch là HK Studio.

Năm 1922, China Sun Co. – một công ty điện ảnh đầu tiên của Trung Quốc khai trương ở Hong Kong. Hai năm sau, 1924, China Sun Co. sản xuất phim Rouge, bộ phim truyện dài đầu tiên của Hong Kong. Nhưng tới 1925, China Sun Co. đóng cửa HK Sudio.

Năm 1930, HongKong Film Co. được thành lập

Năm 1931: United Photoplay Service, hãng sản xuất phim Targest thành lập chi nhánh ở Hong Kong

Năm 1933, Zhonghua, xưởng phim truyện đầu tiên sản xuất bộ phim có âm thanh của Hong Kong, ra đời.

Năm 1933, bộ phim Conscience của đạo diễn. Li Beihai trở thành bộ phim truyện có tiếng nói đầu tiên, chấm dứt thời kỳ phim câm ở Hong Kong.

Năm 1934, The Fool’s Nupital Chamber (đạo diễn. Li Beihai) trở thành bộ phim Hong Kong đầu tiên có lời thoại.

Năm 1934, chính phủ Trung Quốc cấm phổ biến các câu chuyện ma quỷ và 6 bộ phim võ thuật, nhiều hãng phim đã chuyển đến HK

Từ năm 1896 tới năm 1934, đã có 36 bộ phim Hong Kong được sản xuất và hơn 140 phim của Trung Quốc.

Năm 1935, Grandview Film Company chuyển từ Mỹ tới Hong Kong

Năm 1937, chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ buộc nhiều nhà làm phim phải di dời đến Hong Kong và các hãng đã quyết định tăng số lượng các bộ phim có chủ đề yêu nước. Cũng năm này, bộ phim nói tiếng Quan Thoại đầu tiên được sản xuất ở Hong Kong.

Năm 1938, The Adroned Pavilion – phim điện ảnh nói Phổ thông đầu tiên được sản xuất ở Hong Kong.

Trong giai đoạn 1941 – 1946, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khiến ngành công nghiệp sản xuất phim Hong Kong tạm thời bị đình trệ.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong
Cảnh trong phim A better Tomorrow

Sau chiến tranh, những bộ phim nói tiếng Quan Thoại ra đời và bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ trong nền công nghiệp sản xuất phim Hong Kong. Các bộ phim này được thực hiện bởi các nhà làm phim di cư từ Trung Quốc tới Hong Kong thời kỳ loạn lạc và được đánh giá cao về giá trị nội dung, chất lượng nghệ thuật đồng thời nhận được những nguồn tài trợ lớn, ưu ái từ các nhà đầu tư so với các phim nói tiếng Phổ thông.

Nhưng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp điện ảnh nói chung đã giúp các bộ phim nói tiếng Phổ thông có được hai thập kỷ tăng trưởng trước khi rơi vào thời kỳ suy thoái. Cụ thể, giai đoạn cuối 1940 cho tới giữa 1960, ngành công nghiệp phim nói tiếng Phổ thông phát triển mạnh. Từ 1946-1970, ngành công nghiệp phim nói tiếng Quan thoại của Hong Kong phát triển mạnh đánh dấu giai đoạn suy thoái của phim nói tiếng Phổ thông với 200 bộ phim được sản xuất từ 1960-1963 xuống còn 71 phim năm 1969, tiếp đến chỉ còn 35 phim năm 1970 và cuối cùng là 1 phim duy nhất được sản xuất vào năm 1971. Thời kỳ phục hưng

Năm 1946, Flames of Passion (Mo Kangshi) là phim truyện dài đầu tiên nói tiếng Quan Thoại được sản xuất sau chiến tranh.

Trong hai năm, 1947-1948, các bộ phim Charlie Chan được sản xuất ở Hong Kong với sự tham gia của ngôi sao Xun Xinyuan

Giai đoạn giữa thập niên 1960, thể loại phim cổ trang chiếm ưu thế tại các rạp chiếu phim ở Hong Kong.

Đầu thập niên 1970, dòng phim tình cảm lãng mạn nói tiếng Phổ thông chiếm ưu thế ở các rạp chiếu phim Hong Kong.

Năm 1973 ghi dấu sự vực dậy của các bộ phim nói tiếng Phổ thông ở Hong Kong. Tiêu biểu là Enter the Dragon (Robert Clouse), được ví như quả bom mở đầu cho dòng phim Kungfu vốn chiếm ưu thế suốt thập niên 1970.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong
Poster phim Enter the Dragon

Năm 1977 là thời điểm các phim nói tiếng Phổ thông được sản xuất nhiều hơn phim nói tiếng Quan thoại

Cuối thập niên 1970, Phong trào Làn sóng mới xuất hiện ở Hong Kong khi nhiều nhà làm phim tự chuyển từ các phim truyền thống sang những bộ phim có phong cách đặc biệt và mang tính thẩm mỹ cao.

Năm 1980, hầu như tất cả các phim được sản xuất ở Hong Kong đều nói tiếng Phổ thông

Từ năm 1934 tới năm 1984 có hơn 7000 bộ phim truyện được sản xuất ở Hong Kong trong đó có khoảng 3500 phim của Trung Quốc.

Cuối thập niên 1980 đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp du lịch điện ảnh ở Hong Kong. Khách du lịch bắt đầu tới thăm các phim trường nơi những bộ phim nổi tiếng được thực hiện.

Năm 1987 là năm đầu tiên các bộ phim Đài Loan được phép xuất hiện tại LHP Quốc tế Hong Kong (HK international Film Featival)

Năm 1992, lo ngại việc sẽ được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 khiến cho ngành điện ảnh bùng nổ với 178 bộ phim nội địa được phát hành chỉ riêng trong năm này.

Năm 1997, Hồng Kông trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, lần đầu tiên, kể từ thập niên 1980, số lượng phim được sản xuất chưa tới 100 phim.

Năm 2003, Ngành du lịch HK ra mắt các sáng kiến quảng bá du lịch điện ảnh thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ xây dựng Đại lộ các Ngôi sao (Avenue of Stars) trị giá 40 triệu HKD; Xuất bản Bản đồ Điện ảnh, trong đó đánh dấu nổi bật những điểm đến mua sắm lớn có liên hệ với các bộ phim nổi tiếng.

Năm 2015, bộ phim The Golden Ere của đạo diễn Ann Hui Hứa An Hoa được đề cử tại HK Film Awards, giành 5 giải thưởng bao gồm giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong
Phim Legend of the Swordsman tiêu biểu cho dòng phim Hand to hand fighting

“Đặc sản” của điện ảnh Hong Kong

Hand to hand fighting - Phim võ thuật đấu tay đôi: Các phim võ thuật Hong Kong chủ yếu dùng hình thức chiến đấu trực tiếp và có nhân vật là những nữ võ sỹ mạnh mẽ quật cường. Tiêu biểu là các phim Enter the Dragon của đạo diễn người Mỹ Robert Clouse, 1973 và Legend of the Swordsman (Đạo diễn Siu-Tung Ching Trình Tiểu Đông, 1992)

Đạo diễn John Woo Ngô Vũ Sâm là người khai mở dòng phim Heroic Bloodshed thường tập trung vào các băng đảng tội phạm. Tiêu biểu các phim A better Tomorrow, 2010) và The Killer, 1989

Phim hài hành động giải trí: Các bộ phim của Thành Long được coi là tiên phong cho thể loại phim hài giải trí đô thị. Tiêu biểu là các phim Project A, Drunken Master

Phim Wire Fu: Hong Kong còn được coi là nơi khai sinh ra Wire Fu (Kung Fu bay lượn) với các diễn viên võ thuật được treo lên không trung và cố định bằng các sợi dây trong suốt quá trình đóng phim. Tiêu biểu là các phim Fong Sai Yuk, Iron Monkey.

Những người hùng của điện ảnh Hong Kong

Không chỉ các cá nhân gồm đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên mà các bộ phim nổi tiếng cũng được coi là những người hùng của điện ảnh Hong Kong.

Li Minwei (1893 – 1953): Ông được coi là cha đẻ của ngành điện ảnh Hong Kong, và là người đồng sáng lập hãng phim đầu tiên của Hong Kong năm 1913.

Cai Chusheng (1906 – 1968) là biên kịch và đạo diễn phim Island Paradise (1939), một trong những bộ phim đầu tiên nói tiếng Phổ thông được trình chiếu ở Hong Kong, bán được hơn 50.000 vé. Ông cũng là nhà làm phim thường có những tác phẩm về chủ đề chính trị.

Diễn viên Wu Chufan (1911-1993) là ngôi sao trong hơn 250 bộ phim, được mệnh danh là “Ông vua điện ảnh của Nam Trung Hoa”

Đạo diễn Ti Tie (1913 – 1996) là đạo diễn hơn 70 bộ phim trong đó có 3 bộ phim lọt vào trong danh sách 100 phim Trung Quốc hay nhất mọi thời đại xếp thứ tự số 18, 51 và 84, giúp ông được vinh danh tại Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong.

Diễn viên Bai Yan (1920 – 1996) Trong những năm 1930 đến 1960, bà là ngôi sao nữ số 1 của điện ảnh Hong Kong, từng giành giải thưởng Đại bàng Vàng và Phượng Hoàng Vàng tại Trung Quốc

Diễn viên Li Lihua Lý Lệ Hoa sinh năm 1924, là ngôi sao trong phim Blood Will Tell – bộ phim màu đầu tiên của Hong Kong. Bà từng giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Kim Mã các năm 1964 và 1969.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong
Diễn viên Lý Lệ Hoa khi về già

Phim Adorned Pavillion (Đạo diễn Fan Tsong Lau, 1938) – Là phim võ thuật đầu tiên nói tiếng Phổ thông. Sau khi thể loại phim võ thuật bị hạn chế ở Đại lục, Hong Kong là mảnh đất màu mỡ để dòng phim này phát triển.

Diễn viên Bruce Lee Lý Tiểu Long (1940 – 1973): Trong suốt sự nghiệp điện ảnh của mình, ông chỉ đóng 5 bộ phim nhưng được tạp chí Time bình chọn trong danh sách 100 người có tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 20, được bình chọn là ngôi sao võ thuật điện ảnh nổi tiếng nhất năm 2014.

Đạo diễn Allen Fong: Là người đi tiên phong trong phong trào Làn sóng mới ở Hong Kong, 3 lần giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải thưởng điện ảnh Hong Kong

Diễn viên Thành Long: Giành được 30 giải thưởng trong số 37 lần được đề cử tại các Lễ trao giải thưởng điện ảnh ở Mỹ và Trung Quốc. Đã xuất hiện trong hơn 125 bộ phim

Diễn viên Châu Nhuận Phát: Với 9 giải thưởng điện ảnh và 23 lần đề cử, ông đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim

Diễn viên Lưu Đức Hoa: 17 lần đoạt giải thưởng trong số 35 lần đề cử tại các LHP được tổ chức ở Mỹ và Trung Quốc bao gồm 5 giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao giải thưởng Điện ảnh Hong Kong. Đã xuất hiện trong hơn 160 bộ phim

Phim Father and Son (đạo diễn Allen Fong): Là phim tiêu biểu cho phong trào Làn sóng mới. Giành giải Phim hay nhất tại Giải thưởng điện ảnh Hong Kong lần thứ nhất.

Phim A Better Tomorrow – được coi là bộ phim khai sinh cho dòng phim Xã hội đen. Là bộ phim đầu tiên có nhân vật sử dụng hai súng hai tay trong cảnh chiến đấu

Diễn viên Elanne Kong Giang Nhược Lâm sinh năm 1987: Ngôi sao trong hơn 18 bộ phim từ 2005 đến nay. Năm 2010, cô giành giải Ngôi sao triển vọng.

Phim In the Mood for love (Đạo diễn Vương Gia Vệ) – Được xếp hạng trong số những bộ phim được các nhà phê bình điện ảnh yêu thích nhất mọi thời đại. Giành 48 giải thưởng điện ảnh tại các LHP khắp thế giới.

Một số LHP và Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong

Hong Kong International Film Festival (LHP Quốc tế Hong Kong): Thành lập năm 1976 thu hút hơn 280 bộ phim đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. Là sự kiện văn hóa lớn nhất của Hong Kong trung bình có 600.000 người tham dự

Hong Kong International Film & TV Market (Hội chợ Phim và Truyền hình quốc tế Hong Kong) Được tổ chức tại Trung Tâm Hội chợ Triển lãm Hong Kong, thu hút hơn 7000 doanh nghiệp tham dự.

Summer International Film Festival: Thu hút khoảng 13000 khán giả, trình chiếu 30 phim trên 70 màn hình.

tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Điện ảnh Hong Kong sau 20 năm về lại Trung Quốc: Nghệ sỹ nói gì?
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Ba đạo diễn phim Trivisa – Sẽ thế nào nếu như…
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Tình cũ của Châu Tinh Trì bất ngờ xuất hiện tại Cannes
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Cổ Thiên Lạc – Ông hoàng hút tiền
tu kich ban den man anh su troi day cua dien anh hong kong Châu Tinh Trì - Thăng trầm cùng điện ảnh Hong Kong (Tiếp theo và hết)

Thiên Thanh