Vì sao ngày càng có nhiều 'Người đạo cụ' trong đề tài phim chủ nghĩa hiện thực?

(TGĐA) - Trong nhiều bộ phim tâm lý xã hội, nhân vật nam chính đã bị “hóa thành cọp giấy”, hoặc trở thành mục tiêu bị dân mạng chế nhạo, hoặc trở thành chướng ngại vật ngăn cản sự độc lập của nhân vật nữ chính.    

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc Web-drama 'Bạn trai song sinh': Phim về đề tài thanh xuân vườn trường hứa hẹn 'gây bão' nửa cuối năm 2020
vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc Những siêu phẩm đề tài thảm họa tận thế xem không bao giờ ngán
vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc
Phim Nhị thập bất hoặc Ba mươi chưa phải là hết đều xuất hiện nhân vật nam chính bị “hóa thành cọp giấy”, hoặc trở thành mục tiêu bị dân mạng chế nhạo

Khi nam chính trở thành “Người đạo cụ”

Thời gian gần đây, nhiều bộ phim đề tài hiện thực như Nhị thập bất hoặc, Ba mươi chưa phải là hết, Ánh trăng màu bạc… đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi khắp hang cùng ngõ hẻm, khi khán giả chìm đắm trong những thăng trầm của cốt truyện và diễn tiến nội tâm của nhân vật nữ chính, lại bỏ qua một vấn đề - trong phim gần như vắng bóng nhân vật nam đa dạng. Vài từ đơn giản “Tổng tài bá đạo”, “Bạn trai quyền lực”, “Cặn bã”… là đủ để khái quát về nhân vật nam chính trong phim chủ nghĩa hiện thực đương đại. Trong nhiều bộ phim, nhân vật nam chính đã bị “hóa thành cọp giấy”, hoặc trở thành mục tiêu bị dân mạng chế nhạo, hoặc trở thành chướng ngại vật ngăn cản sự độc lập của nhân vật nữ chính.

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc
Hứa Phóng Pháo, Lương Hải Vương và Trần Dưỡng Ngư trong phim Ba mươi chưa phải là hết được xem “người đạo cụ” điển hình

Hứa Phóng Pháo, Lương Hải Vương, Trần Dưỡng Ngư – các nhân vật nam trong phim Ba mươi chưa phải là hết đã cống hiến cho khán giả lượng lớn người đạo cụ chỉ tồn tại để thúc đẩy kịch tính câu truyện, càng không cần nhắc đến nam chính Trần Hâm trong Ánh trăng màu bạc, Huỳnh Tự Lập trong Hạnh phúc vẫn sẽ đến gõ cửa, biến thành nam chính khiến người ta “một lời khó nói hết”, ví dụ trong phim Đều rất tốt, nhân vật Tô Đại Cường được hình dung là “không ngừng tác yêu tác quái”, “tập hợp tất cả khuyết điểm của người già Trung Quốc trên người”, dường như sự tồn tại của nhân vật nam chính trong phim đương đại chỉ có một ý nghĩa duy nhất là thúc đẩy cốt truyện. Loại vai diễn này bị dân mạng gọi là “người đạo cụ”.

Người đạo cụ, ban đầu vốn được “sản sinh” trong mối quan hệ tình cảm nam nữ, để chỉ được sử dụng giống như một món đạo cụ. Sau đó được lan truyền sang những lĩnh vực khác, trong lĩnh vực phim ảnh, chuyên dùng để chỉ một vai diễn nào đó được biên kịch xây dựng có nhiều khiếm khuyết, cho thấy vai diễn này đóng vai trò không lớn trong phim, hoặc chỉ để thúc đẩy những tình tiết quan trọng khác.

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc
Nhờ có “người đạo cụ” mà các nữ chính trong phim Ba mươi chưa phải là hết đã được “đổi đời”...

Phim chủ nghĩa hiện thực đương đại không phải luôn bị chỉ trích vì điều này. Xu hướng biểu tượng hóa đơn điệu của nam chính chỉ là vấn đề mới nổi lên trong mấy năm gần đây. Trong phim Người Bắc Kinh ở New York mấy chục năm trước, sự đau khổ, hoang mang, vô vọng của nhân vật Vương Khởi Minh (Khương Văn đóng) được thể hiện hết sức tinh tế, một “người xã hội” phức tạp hiện lên sinh động trên màn ảnh. Các nhân vật Hầu Lượng Bình, Đinh Nghĩa Trân, Lý Đạt Khang trong phim Danh nghĩa nhân dân (2017) hợp thành một bức tranh quần thể nam giới hoành tráng. Ngay cả phim Thiếu niên phái phản ánh thực trạng gia đình thành thị, cũng đóng góp rất nhiều thể loại vai người cha. Nhưng từ năm 2019 đến nay, do sự thay đổi của xu hướng thị trường và thị hiếu khán giả, dẫn đến nhiều đề tài, nội dung câu chuyện và nhân vật nam chính được cố tình xử lý để lấy lòng người xem.

Cảm giác này giống như cảm giác của độc giả khi đọc truyện Kim Dung – tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung tình tiết nào cũng hay, chỉ là hình tượng nhân vật nữ chính quá “người đạo cụ”, hoàn toàn là để thỏa mãn trí tưởng tượng của nam giới. Dù là Hoàng Dung thông minh lanh lợi, cũng không thể thoát khỏi xiềng xích “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”, tất cả sự linh hoạt đều đến từ người cha Đông Tà không màng thế tục, sau khi gả cho Quách Tĩnh cổ hủ, liền biến thành người phụ nữ trung niên mặt mày cau có khó chịu trong Thần điêu đại hiệp.

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc
Trong phim Ánh trăng màu bạc, nhân vật Trần Hâm do Du Ân Thái đóng cũng là “người đạo cụ” được thiết kế để làm nền cho nữ chính Tống Giai

Thời đại đổi khác, nam nữ hoán đổi

Ý thức nổi dậy của phái nữ và sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội là nguyên nhân quan trọng. Với sự phát triển của thời đại và “thời kinh tế phụ nữ” đã đến, 80% phim điện ảnh và phim truyền hình đã sớm không còn xem nam giới là đối tượng chính của khán giả, thay vào đó nhân vật nữ bắt đầu trở thành trọng tâm của câu chuyện.

Khi nhân vật nữ dần trở nên tròn trịa hơn, cùng lúc lại dẫn đến một vấn đề không thể khắc phục – nhân vật nam bị đẩy xuống thành người đạo cụ, tính cách ngày càng giống nhau. Chững chạc, giàu có, si tình, bá đạo, đáng yêu, điển trai, đa tài đa nghệ, có trách nhiệm… càng có nhiều ưu điểm kể trên, càng có khả năng được khán giả yêu thích. Các thể loại nam chính: tổng tài bá đạo, nam thần hoàn mỹ, người đàn ông ấm áp si tình, người đàn ông vú em… tranh nhau danh hiệu “Bạn trai giới hạn”. Từ “đơn điệu” bị chỉ trích dữ dội trong tính cách nhân vật nữ, nhưng trong tính cách nhân vật nam lại rất được yêu thích.

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc
Nhờ dáng vẻ lạnh lùng trong Cá mực hầm mật mà Lý Hiện nhanh chóng trở thành “bạn trai hiện tại” trong lòng khán giả

Hơn nữa, nhân vật nam chính tính cách đơn điệu càng dễ nổi tiếng. Trong phim Cá mực hầm mật, Hàn Thương Ngôn “tính tình không tốt, mặt mày nghiêm nghị, chỉ biết đến công việc, không có thời gian hẹn hò”, đã trở thành “bạn trai quốc dân”. Những cảnh phim khối băng vạn năm tan chảy, luôn là cỗ máy thu hoạch trái tim thiếu nữ từ trước đến nay. Nam diễn viên Lý Hiện đóng vai Hàn Thương Ngôn cũng nhờ dáng vẻ lạnh lùng này mà nhanh chóng trở thành “bạn trai hiện tại” trong lòng hàng vạn cô gái.

Sau khi nếm mùi vị sủng ngọt trong phim, kết cấu vai diễn tương tự được sử dụng trong đề tài chủ nghĩa hiện thực. Bộ phim Ba mươi chưa phải là hết đã phát huy tác dụng này lên đến đỉnh điểm. Khi người đàn ông bội bạc, bất tài Hứa Huyễn Sơn (Lý Trạch Phong đóng) trở thành kẻ thù chung của khán giả, nền tảng phát sóng trực tuyến cũng đạt lưu lượng truy cập cực đại và mức độ truyền miệng tăng vọt. Trong thời đại internet, nơi lưu lượng truy cập chính là tiền, chỉ cần nội dung bám sát sở thích của khán giả nữ, là có thể mang lại giá trị vốn. Trong hoàn cảnh này, bố trí thêm vài nhân vật nam “người đạo cụ” để mài dũa nữ chính, càng dễ nhận được sự đồng cảm.

Giống như trong xã hội nam quyền thống trị, phụ nữ muốn vùng dậy phản kháng, những bộ phim nữ quyền, tạo cho khán giả những viễn cảnh dường như tốt đẹp hơn cho phái nữ, thực ra cũng là một loại hình mẫu tháo bỏ gông xiềng.

Trong thể loại phim đương đại vốn dĩ nên phản ánh xã hội hiện thực, khán giả càng hy vọng nhìn thấy những hình ảnh chân thật trong cuộc sống, đồng thời dựa vào đó rút tỉa kinh nghiệm và gửi gắm tình cảm. Nếu chỉ làm phim để làm hài lòng một loại đối tượng khán giả, sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề. Là một thành viên trong xã hội, điều cuối cùng khán giả mong mỏi là một xã hội bao dung phong phú hơn, cùng với hình tượng nhân vật lập thể đa dạng hơn, chứ không phải “người đạo cụ” được đúc ra từ một khuôn.
vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc Hậu trường ‘Lang Điện Hạ’: Tiêu Chiến làm 'người trông trẻ'

(TGĐA) - Lang Điện Hạ ra mắt khán giả sau hơn 3 năm đóng máy ...

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc Lí do Lý Thấm vẫn chưa thể bùng nổ sau 10 năm ra mắt

(TGĐA) - Cùng với Lang Điện Hạ, Lý Thấm gần đây cũng thu hút nhiều ...

vi sao ngay cang co nhieu nguoi dao cu trong de tai phim chu nghia hien thuc Lý Thấm 'lột xác' từ tiểu thư hiền thục thành nữ hiệp trong 'Cẩm Tú Nam Ca'

(TGĐA) - Không còn là tiểu thư đài các yếu đuối trong 'Khánh Dư Niên', ...

Trịnh Nghi