Liên hoan phim Venice: Những thú vị có thể bạn chưa biết!

(TGĐA) - Được thành lập vào năm 1932, LHP Quốc tế Venice là một phần trong chuỗi hoạt động của Triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế Venice Biennale và sau đó trở thành một sự kiện thường niên diễn ra vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tại đảo Lido của Venice. Liên hoan phim nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ghi nhận những cá nhân xuất sắc trong làng điện ảnh quốc tế. Bộ phim đoạt được vinh danh sẽ nhận bức tượng Leone d'Oro (Golden Lion – Sư tử Vàng). LHP Venice 2016 là cột mốc đánh dấu tuổi 73 của sự kiện nổi tiếng này. Cùng TGĐA nhìn lại những thú vị trong lịch sử LHP Venice mà có thể bạn chưa biết.

a Logo chính thức của LHP Venice

LHP đầu tiên như thế nào?

Liên hoan phim Venice tổ chức đầu tiên năm 1932, có tên là 1st International Film Festival of the Art Biennial diễn ra từ 6 – 21/8 với một bữa tiệc điện ảnh thực sự bao gồm những tác phẩm kinh điển trong lịch sử điện ảnh như: Forbidden của đạo diễn người Mỹ vĩ đại Frank Capra, Grand Hotel của Edmund Goulding, The Champ của King Vidor, bộ phim đầu tiên Frankenstein của James Whale, The devil to pay của George Fitzmaurice và Gli uomini, che mascalzoni... của Mario Camerini, A nous la liberté của René Clair. Ngoài ra, hạng mục Phim Dự thi là các tác phẩm của nhiều đạo diễn vĩ đại khác như đạo diễn người Anh Victor Saville với ba bộ phim; đạo diễn Mỹ Ernst Lubitsch với hai bộ phim; đạo diễn Nga Nikolaj Ekk, đạo diễn Pháp Maurice Tourneur, đạo diễn Đức Anatole Litvak và Leni Fiefenstahl.

Dr. Jekyll and Mr. Hyde 1920 Bộ phim đầu tiên trình chiếu tại LHP Venice lần đầu tiên

Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1920) - Bộ phim đầu tiên trình chiếu tại LHP Venice lần đầu tiên

Nhân vật tiêu biểu của LHP Venice lần đầu tiên chính là hình ảnh các diễn viên xuất hiện trên màn hình. Sự kiện này đã mang lại thành công tuyệt vời cho LHP trong mọi khía cạnh, thu hút 25 nghìn khán giả đến hội trường. Một số trong những ngôi sao lớn nhất của thời đại đã có mặt tại đó là Greta Garbo, Clark Gable, Fredric March, Wallace Beery, Norma Shearer, James Cagney, Ronald Colman, Loretta Young, John Barrymore, Joan Crawford. Tất nhiên không thể thiếu thần tượng Ý Vittorio De Sica và ngôi sao vĩ đại Boris Karloff, được nhớ mãi với vai diễn là con quái vật trong phim Frankenstein đầu tiên. Bộ phim đầu tiên được công chiếu tại Liên hoan phim Venice lần thứ nhất là Dr. Jekyll and Mr. Hyde của nhà làm phim Rouben Mamoulian. Buổi chiếu phim diễn ra trên tầng thượng Hotel Excelsior ở Lido của Venice. Bộ phim Ý đầu tiên Gli uomini, che mascalzoni… của đạo diễn Mario Camerini đã được giới thiệu vào tối ngày 11/8/1932. Mặc dù LHP lần đầu tiên không được coi là một cuộc thi nhưng tới LHP lần thứ 2, được tổ chức 2 năm sau đó, đã có 19 quốc gia tham gia.

Tượng Sư tử Vàng

a Cup Sư tử Vàng Giải thưởng cao quý của LHP Venice

Cup Sư tử Vàng - Giải thưởng cao quý của LHP Venice

Năm 1949, giải thưởng Leone d'Oro (Golden Lion) của LHP Venice chính thức được giới thiệu và từ đó tới nay, đây vẫn là một trong các giải thưởng nổi bật nhất của ngành công nghiệp điện ảnh, cùng với giải Cành cọ vàng tại Cannes và giải Gấu Vàng tại Berlin. Bức tượng Sư tử vàng có cánh của Saint Mark là một biểu tượng của thành phố Venice và cũng xuất hiện trên lá cờ của Cộng hòa Venice. Cho đến nay, Pháp là quốc gia đã nhận được nhiều giải thưởng Sư tử vàng nhất với 14 lần chiến thắng.Kể từ năm 1935, sau khi LHP được tổ chức đều đặn hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Ottavio Croze, các giải thưởng dành cho Nam/Nữ diễn viên có tên là Coppa Volpi. Từ đó tới nay mối quan hệ giữa các thế hệ con cháu gia tộc Ottavio Croze và giải thưởng này vẫn rất khăng khít. Cúp giải thưởng tiếp tục được làm theo truyền thống của một gia đình làm nghề trang sức lâu đời.

Đỉnh cao của nghệ thuật điện ảnh

a Đạo diễn Lý An từng dành giải Sư tử vàng 2 lần trong đó có bộ phim Brokeback Mountain năm 2005

Đạo diễn Lý An từng dành giải Sư tử vàng 2 lần, trong đó có bộ phim Brokeback Mountain năm 2005

Liên hoan phim Venice luôn luôn là một sự kiện thuộc về trí tuệ và dành cho những người yêu điện ảnh… không dễ dãi. Ban tổ chức và Ban giám khảo rất cẩn thận trong việc lựa chọn phim tham gia trong khi chưa có đạo diễn nào phá kỷ lục 3 lần đoạt giải Sư tử vàng (được trao cho bộ phim hay nhất). Chỉ có bốn người từng đoạt hai lần. Đó là hai đạo diễn người Pháp André Cayatte và Louis Malle, đạo diễn Trương Nghệ Mưu và đạo diễn Lý An. Những bộ phim nổi tiếng của lịch sử điện ảnh từng đoạt giải Sư tử vàng là Romeo and Juliet (1954), Rosencrantz and Guildenstern Are Dead (1990), Three Colors: Blue (1993) và Brokeback Mountain (2005). Từ lúc bắt đầu cho tới nay, LHP là điểm đến của những kiệt tác điện ảnh. Từ những phim kinh điển như It Happened One Night của Frank Capra, Grand Hotel của Edmund Goulding, The Champ của King Vidor,Frankenstein của James Whale, cho tới những siêu phẩm điện ảnh thời kỳ hiện đại như Jurassic Park của Steven Spielberg, Forrest Gump của Robert Zemeckis và Eyes Wide Shut huyền thoại của Stanley Kurbick.

Coi thường Hollywood

Những người tham dự Liên hoan phim Venice có một quy ướcbất thành văn nhưng đã thành truyền thống luôn được duy trì. Đó là mỗi người chiến thắng đều phải có một một trò đùa châm biếm về Hollywood.

A Single Man của đạo diễn Tom Ford đoạt giải Blue Lion đầu tiên của Venice năm 2009

A Single Man của đạo diễn Tom Ford đoạt giải Blue Lion đầu tiên của Venice năm 2009

Càng già càng có giá

Năm 2012, LHP Venice giới thiệu một sự đổi mới. Đó là một số bộ phim lần đầu tiên giới thiệu tới công chúngsẽ được chiếu trực tuyến trên một trang web. Tuy nhiên, chi phí để một thuê bao có thể xem bộ phim đó xấp xỉ bằng giá tiền của một vé xem phim tại rạp.

Bình đẳng giới

Năm 2007, LHP Venice chính thức có giải thưởng Blue Lion cho phim về đề tài đồng tính luyến ái. Năm 2009, nhà làm phim Tom Ford nhận giải với bộ phim A Single Man; và vào năm 2011, bức tượng Sư tử Xanh đã được trao cho Al Pacino với bộ phim Wilde Salome.

Số 1 và duy nhất

Điều kiện cơ bản mà Liên hoan phim Venice đề ra với các bộ phim tham gia là phải được chiếu độc quyền trong suốt những ngày diễn ra LHPvàkhông được phép công chiếu công khai hoặc tham gia vào các LHP khác.

a Liên hoan phim Venice luôn thu hút những ngôi sao hàng đầu tới tham dự

Liên hoan phim Venice luôn thu hút những ngôi sao hàng đầu tới tham dự

Chính trị hóa nghệ thuật

Trong những năm đầu tổ chức, LHP Venice khá thành công và các giải thưởng đều được đánh giá dựa trên quan điểm khách quan của ban giám khảo. Nhưng sau đó, chính trị gia độc tài người Ý Mussolini đã bắt đầu can thiệp vào các cuộc thảo luận và góp ý cho bộ phim về ý thức hệ - chủ yếu từ Đức và Ý - ở các hạng mục giải thưởng chính. Điềunày dẫn đến việc, giải thưởng sau đó được gọi là Mussolini Cup. Nhưng sự kiện mang tính lịch sử này lại dẫn đến sự xuất hiện của "người anh em" của Venice – trên tinh thần trao giải thưởng theo thành tích. Liên hoan phim Cannes bắt đầu như thế.

Nhân duyên với số 7

Không biết vì lý do nào, nhưng con số yêu thích của Liên hoan phim Venice là 7. Có 7 giải thưởng lớn: Sư tử vàng, Sư tử bạc, hai giải Volpi Cups cho Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc, giải thưởng Marcello Mastroianni cho Nam/Nữ diễn viên trẻ xuất sắc nhất, Giải Osella dành cho "off-screen characters" gồm biên kịch, quay phim... và một giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo. Có 7 chương trình chính diễn ra trong LHP Venice, gồm: Phim dự thi, Chương trình Horizons cho các phim tài liệu, Phim ngắn dự thi, Chương trình chiếu phim không dự thi, Phim của các nền điện ảnh độc lập, Hội chợ phimvà Giải thưởng Luigi de Laurentiis cho các tài năng trẻ. Số lượng thành viênBan giám khảo Phim dự thi tối thiểu là 7 người.

Trong Thế chiến II, số lượng phim tham dự LHP Venice khá ít. Sau khi chiến tranh kết thúc, LHP lại hoạt động bình thường trở lại.

Hồng Nhật