(TGĐA) - Nhân dịp kỷ niệm 65 năm trận chiến Điện Biên Phủ, trong hai ngày 2 và 3/5, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức một hội thảo quốc tế mới với chủ đề - “65 năm trận chiến Điện Biên Phủ: viễn cảnh quốc tế và trong nước”.
Điện Biên mùa phượng nở | |
'Sống cùng lịch sử' chiếu khai mạc trong đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn |
Trận chiến Điện Biên Phủ - Trận chiến huyền thoại đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh và sự sụp đổ của đế quốc thực dân Pháp - dần trở thành đề tài nghiên cứu lịch sử và đặc biệt từ những năm 2000 trở thành đề tài của những hội thảo giữa các nhà sử học Pháp và Việt Nam.
|
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm trận chiến Điện Biên Phủ, trong hai ngày 2 và 3/5, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức một hội thảo quốc tế mới với chủ đề - “65 năm trận chiến Điện Biên Phủ: viễn cảnh quốc tế và trong nước”. Lần đầu tiên, một vị trí quan trọng sẽ dành cho những vấn đề về ký ức, văn hóa, giáo dục và di sản. Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hóa Pháp – l’Espace tổ chức buổi tọa đàm song ngữ Pháp - Việt về vị trí của Điện Biên Phủ trong văn học và thi ca tại Pháp và Việt Nam, do nhà sử học Pierre Journoud điều phối. Làm thế nào để kể chuyện Điện Biên Phủ, hôm nay cũng như ngày hôm qua? Đó chính là câu hỏi mà nhà báo Đào Thanh Huyền, tác giả cuốn Lời Bộ đội; ông Phạm Xuân Thạch, trưởng Khoa Ngữ văn trường đại học KHXHNV Hà Nội, bà Laurence Campa, giảng viên trường đại học Paris Nanterre và nhà thơ Marc-Alexandre Oho Bambe muốn gửi tới khán giả. Marc-Alexandre Oho Bambe cũng sẽ đọc vài trích đoạn tiểu thuyết mới nhất của mình có tựa đề: Điện Biên Phủ.
Đào Thanh Huyền là phóng viên và nghiên cứu viên độc lập, đang tham gia các dự án sách tranh kiến thức dành cho người trẻ ở Việt Nam, tác giả cuốn Lời Bộ đội. Tốt nghiệp Đại học báo chí Lille (Pháp) và Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, chị từng là phóng viên ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam. Từ năm 1998, chị tham gia các dự án đào tạo báo chí với các tổ chức và cơ quan truyền thông của Việt Nam, Pháp, Thụy Sỹ. Chị là đồng tác giả của Chuyện những người làm nên lịch sử - Hồi ức Điện Biên Phủ 1954 - 2009 (NXB Chính trị quốc gia) và Đối mặt với B-52 – Hồi ức Hà Nội 1972 - 2012 (NXB Trẻ). Chị cũng tham gia viết kịch bản của một số phim tài liệu của Pháp, Đức về chiến tranh Việt Nam.
PGS. TS. Phạm Xuân Thạch đã từng tham gia thực tập tại Đại học Aix Marseille. Tiến sĩ tại Đại học quốc gia Hà Nội. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là Lịch sử văn học và báo chí Việt Nam giai đoạn thuộc địa, Lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX và XXI Văn học so sánh, Xã hội học văn học, Lý thuyết văn học, tác giả của một cuốn sách về sự sinh thành của các thể văn tự sự trong văn học Việt Nam 1900 – 1945 và nhiều bài báo về Văn học Việt Nam hiện đại và đương đại.
Laurence Campa là giáo sư Văn học tại Đại học Sorbonne Nouvelle - Đại học Paris 3, là giáo sư chuyên về văn học Pháp thế kỷ 20 tại Đại học Paris-Nanterre. Bà cũng là thành viên của hội đồng khoa học Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất của Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Chiến tranh Đại Tây Dương của Péronne và đặc biệt về Apollinaire. Bà cũng chỉ đạo chương trình Thơ ca Đại chiến 1914 - 2018, được hỗ trợ bởi Đại học Paris Lumières và Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bà cũng là tác giả của tập thơ Cuộc đại chiến, kinh nghiệm chiến đấu và thơ ca (NXB Classiques Garnier, 2010); tác phẩm Guillaume Apollinaire (NXB Gallimard, 2013); Album Cendrars (Gallimard, tuyển tập “Bibliothèque de la Pleïade”, 2013); và tác phẩm Colombe dưới mặt trăng (NXB Stock, 2017).
Là nhà thơ và tiểu thuyết gia, Marc Alexandre Oho Bambe gieo vần và những con chữ, về sự đấu tranh và hòa bình, về ký ức và hy vọng. Anh đã xuất bản 7 cuốn sách trong đó có cuốn Le Chant des possibles (Tạm dịch: Khúc ca về những điều có thể), xuất bản năm 2014, NXB La Cheminante (được trao giải thưởng Fetkann và giải thưởng Paul Verlaine về thơ ca của Viện Hàn lâm Pháp năm 2015). De terre, de mer, d’amour et de feu (Tạm dịch: Đất liền, biển cả, tình yêu và ngọn lửa), xuất bản năm 2017, NXB Mémoire d’Encrier (giải thưởng thành phố Valognes năm 2018) và Điện Biên Phủ, năm 2018, do Sabine Wespieser xuất bản (giải Louis Guilloux 2018). Thành viên sáng lập Hội Chúng ta đã ngâm thơ trên mặt trăng, anh đọc tác phẩm của mình và hát về những điều có thể ở mọi sân khấu trên toàn thế giới. Marc Alexandre cũng viết thời luận cho một số tạp chí như Africultures, Mediapart, Le Nouveau Magazine Littéraire và là diễn giả tại nhiều trường phổ thông và đại học với mong muốn lan tỏa tới giới trẻ sự tôn trọng và những xúc cảm, cuộc sống lý thú của Người Khác, sự tồn tại tự do, vượt qua những giáo điều và cực đoan. Anh đã được Chính phủ Pháp phong tặng Huân chương Quốc công theo sắc lệnh của tổng thống ngày 2 tháng 5 năm 2017.
|
Giáo sư Pierre Journoud hiện là giáo sử lịch sử đương đại tại trường Đại học Paul-Valéry Montpellier, đồng thời là thành viên của Trung tâm Lịch sử châu Á đương đại, thuộc Đại học Paris I Panthéon Sorbonne. Là chuyên gia về quan hệ quốc tế đương đại ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, về quan hệ của nước Pháp với khu vực này kể từ sau Thế Chiến thứ 2, Giáo sư Pierre Journoud đã cho ra đời các tác phẩm như: De Gaulle et le Vietnam (Tướng De Gaulle và Việt Nam: 1945 - 1969); La réconciliation (tạm dịch: Hòa giải; do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2011) – được dịch và xuất bản tại Việt Nam vào tháng 5 năm 2019; Paroles de Dien Bien Phu. Les survivants témoignent (tạm dịch: Hồi ức Điện Biên Phủ: Các nhân chứng lên tiếng), do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2004 và tái bản năm 2012). Cuốn sách mới nhất của ông, Dien Bien Phu. La fin d’un monde (tạm dịch: Điện Biên Phủ. Nơi tận cùng thế giới), được nhà xuất bản Vendémiaire ấn hành vào tháng 4 năm 2019.
Điện Biên mùa phượng nở | |
'Sống cùng lịch sử' chiếu khai mạc trong đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn |
Vân Thảo