Điện ảnh Việt 2016: Những sự kiện nổi bật

(TGĐA) - Khép lại năm 2016 - một năm tiếp tục là thách thức lớn đối với các nhà làm phim trong nước khi mà trong lĩnh vực sản xuất, điện ảnh Việt Nam ghi dấu thành công duy nhất về số lượng phim. Bởi, vẫn là câu chuyện muôn đời chưa cũ, số lượng chưa đi đôi với chất lượng. Sự “xuống tay” và “hết vở” của một số đạo diễn và diễn viên Việt kiều thể hiện ở những bộ phim quảng cáo rùm beng nhưng ra rạp không thành công như kỳ vọng kéo dài từ đầu năm đến cuối năm, mặc dù không phủ nhận họ đã dốc toàn tâm toàn lực cho những đứa con tinh thần của mình. Năm qua cũng là năm nhiều nghệ sỹ tên tuổi của điện ảnh nước nhà từ biệt trần gian đi về miền miên viễn trong sự tiếc thương của người thân, đồng nghiệp. Và theo quy luật của vạn vật, tre già măng mọc, một thế hệ nhà làm phim trẻ tài năng, sáng tạo đã cất cánh tại các LHP Quốc tế là tin vui cho thấy cho giai đoạn đổi mới nền điện ảnh Việt Nam đang đến. Những sự kiện dưới đây được coi là đáng chú ý của điện ảnh Việt Nam trong năm 2016.

tin nhap 20170117150632 Phim Việt: Bắt đầu làn sóng remake?!
tin nhap 20170117150632 5 phim Việt được coi là "huyền thoại" về giới học trò của thế hệ 8X
tin nhap 20170117150632 Phim Việt đậm mùi... kim chi
tin nhap 20170117150632 Phim kinh dị Việt: Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào!
tin nhap 20170117150632
Lễ Khai mạc Tuần phim Việt Nam tại CH Séc

Năm kỷ lục về số lượng phim rạp

Năm 2016, thị phần điện ảnh trong nước chiếm 30%, tỷ lệ chiếu phim nội là trên 30%, lĩnh vực sản xuất phim đã vượt chỉ tiêu (cần đạt ít nhất 20%) theo như nội dung NĐ-54 hướng dẫn thi hành Luật điện ảnh quy định. Trong suốt 12 tháng đều có phim Việt Nam mới ra rạp chính vì thế không còn tình trạng phim ngoại lấn át phim nội. Tuy nhiên, nếu như năm 2015, ngành điện ảnh vui mừng trước thành công của bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – tác phẩm đánh dấu sự hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân đã tạo nên cú chấn động tại các rạp chiếu thì năm nay lại không có bộ phim nào xuất sắc, có giá trị nhân văn và nghệ thuật cao để trước hết là cho khán giả trong nước thưởng thức và tiếp đến gửi tham gia những sự kiện điện ảnh lớn của thế giới. Doanh thu chung của phim Việt năm nay cũng không cao bằng năm ngoái. Đây là điều trăn trở của không chỉ của Cục điện ảnh mà tất cả những người hoạt động điện ảnh cũng đều có chung mong muốn này. Hai thể loại phim chủ đạo chiếm lĩnh các phòng chiếu trong năm 2016 cũng như nhiều năm qua là hài hước và kinh dị đã không còn hấp dẫn người xem phần lớn bởi kịch bản nhạt nhòa và thiếu tính thuyết phục. Có một số phim quảng cáo rùm beng ngay từ lúc đang trong quá trình sản xuất… nhưng đến khi phim công chiếu để lại sự thất vọng lớn cho chính những người làm truyền thông mới mấy tháng trước đó còn mạnh dạn viết những lời khen ngợi tích cực cho bộ phim và những người làm phim. Những yếu tố khiến chúng ta bị bỏ lại phía sau một khoảng cách nhất định so với mục tiêu này chính là tài năng, nguồn vốn đầu tư, cách tiếp cận xu hướng nghệ thuật mới của thế giới.

Chia tay những nghệ sỹ tài năng của điện ảnh

Trong những tháng đầu năm, ngành điện ảnh nước nhà liên tiếp chia tay các nghệ sỹ tên tuổi, những người đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Đó là các nghệ sỹ: Diễn viên - Chủ nhiệm phim Nguyễn Văn Đây (từ trần ngày 29/1/2016); Đạo diễn Phan Thị Hằng Nga (từ trần hồi 7h ngày 2/2/2016; Biên kịch - Đạo diễn Hồ Trí Phổ (từ trần vào hồi 17h25 ngày 04 tháng 02 năm 2016; Đạo diễn - NSND Trương Qua từ trần vào hồi 4h20 ngày 9/2/2016; Đạo diễn - NSƯT Lê Dân (từ trần vào lúc 11h30 ngày 26/2/2016); Đạo diễn Châu Huế (từ trần lúc 4h ngày 4/3/2016), Đạo diễn Đào Thanh Tùng (mất ngày 22/4/2016). Sự ra đi của họ để lại những mất mát to lớn trong lòng bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ.

tin nhap 20170117150632
Hai diễn viên trẻ Ninh Dương Lan Ngọc và Nguyễn Thanh Tú - Nam/ Nữ diễn viên chính xuất sắc Cánh diều 2015

Giải thưởng Cánh diều tiếp tục khẳng định là giải thưởng uy tín của Hội nghề nghiệp

Được dời từ tháng 3 sang tháng 4, Lễ trao giải Cánh diều 2015 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô vào ngày 20/4/2016 và tôn vinh những cá nhân, tác phẩm xuất sắc theo tiêu chí của giải thưởng: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực. Nét nổi bật của Giải thưởng Cánh diều năm nay là sự trẻ hóa khi rất nhiều nhà làm phim, nghệ sỹ trẻ đã vinh dự nhận được những giải thưởng cao như một sự ghi nhận về nghề. Cánh diều Vàng - Hạng mục phim truyện điện ảnh được trao cho bộ phim Trúng số. Đồng giải Cánh diều Bạc dành cho các phim Cuộc đời của Yến, Người trở về, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cùng các giải cá nhân như: Biên kịch xuất sắc Nguyễn Mạnh Tuấn (phim Trúng số); Đạo diễn xuất sắc Đinh Tuấn Vũ (phim Cuộc đời của Yến); Quay phim xuất sắc K’Linh (phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh); Họa sỹ thiết kế Phạm Quốc Trung (phim Nhà tiên tri); Âm nhạc xuất sắc Lê Cát Trọng Lý (phim Cuộc đời của Yến); Nam diễn viên chính xuất sắc Nguyễn Thanh Tú (phim Cầu vồng không sắc); Nữ diễn viên chính xuất sắc Ninh Dương Lan Ngọc (phim Trúng số) và Diễn viên triển vọng Bùi Trọng Khang (phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) đều trao cho những tác giả xứng đáng và thuyết phục cả giới làm nghề lẫn công chúng.

tin nhap 20170117150632
Đoàn Điện ảnh Việt Nam tại LHP QT Philippines 2016

Tuần phim tại nước ngoài giới thiệu đạo diễn và những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam

Trong 3 ngày từ 20 đến 22 tháng 5 năm 2016, Cục Điện ảnh, Bộ VH-TT-DL chủ trì, phối hợp với công ty BHD Việt Nam, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hoà Séc tổ chức Tuần phim Việt tại thủ đô Praha nhằm giới thiệu đến cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Cộng hoà Séc, cũng như khán giả người Séc yêu thích phim Việt Nam. Ba bộ phim điện ảnh được trình chiếu trong dịp này là: Quyên của Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Đạo diễn Victor Vũ và Taxi, Em tên gì? (đạo diễn Đinh Tuấn Vũ và đạo diễn Đỗ Đức Thịnh). Đây là 3 tác phẩm điện ảnh đã được khán giả trong và nước ngoài đánh giá cao về tính nghệ thuật. Đặc biệt, các bộ phim này đã có được thành công về mặt giải trí cũng như doanh thu ấn tượng trong thời gian qua. Trong khuôn khổ Tuần phim, Cục điện ảnh cũng đồng thời tổ chức triển lãm, trưng bày hình ảnh tài liệu, thông tin về các địa điểm danh thắng nổi tiếng, bối cảnh quay phim tại các địa danh trên cả nước, trình chiếu các phim tài liệu giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, di sản văn hoá nổi bật của Việt Nam.

Đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh trở thành Công dân Thủ đô Ưu tú

Vào đúng ngày kỷ niệm giải phóng Thủ đô 10/10, thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016”. Đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh là một trong số 9 cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như nhà giáo, bác sĩ, doanh nhân, phát triển giáo dục được trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016” và ông là người duy nhất của điện ảnh nhận vinh dự này. Tiếp đến, ngày 11/11, đạo diễn Đặng Nhật Minh được vinh danh tại LHP Quốc tế Amiens (FIFAM) với giải Kỳ lân danh dự (Licorne d’Or). Cùng với giải thưởng này, 8 bộ phim của ông cũng được giới thiệu tại FIFAM 2016 gồm: Thị xã trong tầm tay, Bao giờ cho đến tháng Mười, Cô gái trên sông, Trở về, Thương nhớ đồng quê, Hà Nội Mùa đông năm 46, Mùa ổi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Cũng trong khuôn khổ LHP Amiens, một hội thảo về điện ảnh Việt Nam do đạo diễn người Pháp gốc Việt Lê Lâm chủ trì đã được tổ chức trong đó giới thiệu về những bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh.

tin nhap 20170117150632
Bộ phim Đông Dương, 1992 lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam trong khuôn khổ LHP QT Hà Nội IV

Mở cánh cửa cho công tác Phát hành phổ biến phim tại Rạp của Trung tâm (Công ty) phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Đầu tháng 6/2016, Cục Điện ảnh, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức Hội thảo Giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành - phổ biến phim tại rạp của Trung tâm (Công ty) Phát hành phim và Chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc - phía Nam nhằm tháo gỡ khó khăn cho công tác phát hành chiếu bóng địa phương trên cả nước. Hội thảo được tổ chức ở Hà Nội ngày 31/5 và ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/6. Những vấn đề nổi lên tại Hội thảo và cũng là vấn đề chung mà các Trung tâm (Công ty) phát hành phim và chiếu bóng gặp phải. Đó là: Chức năng của các rạp bị hạn chế, không sử dụng hết công suất; Nguồn phim hạn hẹp, do thiếu thiết bị tương thích với công nghệ sản xuất phim; Nhân sự chưa đáp ứng được sự vận hành bộ máy hoạt động; Cần nguồn phim đa dạng, máy móc đáp ứng với công nghệ làm phim để có thể chiếu những phim mới nhất phục vụ khán giả địa phương... Một số đại biểu cũng đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư. Các ý kiến của đại biểu đều được Thứ trưởng Vương Duy Biên và Tiến sỹ Ngô Phương Lan ghi nhận đồng thời trực tiếp nêu ý kiến góp ý để các địa phương nắm rõ tình hình thực tế cũng như chính sách mới của nhà nước. Tất cả đều hướng tới mục đích chung: Phải giữ cho được rạp và phát triển có thể dựa theo mô hình mà Trung tâm chiếu phim quốc gia đã thực hiện để có được thành công như ngày hôm nay.

Tôi thấy Hoa vàng trên cỏ xanh Cuộc đời của Yến nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đây là hai trong số những tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực trong các hoạt động tổ chức, sản xuất, sáng tác, giao lưu văn hóa và phát triển điện ảnh. Theo đó, Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Cục Trưởng Cục Điện ảnh đã vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thành công LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ III. Cùng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ còn có NSND, đạo diễn Lê Hồng Chương – Cục phó Cục Điện ảnh với thành tích góp phần xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch được trao cho 2 tập thể và 3 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức thành công LHP Việt Nam lần thứ 19. Đó là 2 đơn vị: Công ty cổ phần Kỷ Nguyên Sáng và Công ty TNHH Quảng cáo Sen Vàng.

Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhận được một bằng khen cho tập thể là Công ty cổ phần truyền thông và giải trí Galaxy. 8 cá nhân khác gồm bà Đinh Thanh Hương (Công ty Galaxy), bà Phan Thị Lệ (Phương Nam film), ông Lê Hữu Luân (Sài Gòn Concert), nhà biên kịch Việt Linh, đạo diễn Victor Vũ cùng ba diễn viên nhí Thịnh Vinh, Trọng Khang, Lâm Thanh Mỹ cũng nhận được bằng khen này.

Bộ phimCuộc đời của Yến nhận được hai bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó có: Một Bằng khen cho công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam; Một Bằng khen cho đạo diễn Đinh Tuấn Vũ vì đã có thành tích xuất sắc trong sáng tác phim Cuộc đời của Yến. Bộ phim đã đạt nhiều giải thưởng trong nước và đặc biệt là giải Phim hay nhất tại LHP Quốc tế Philippines năm 2016.

tin nhap 20170117150632
Lễ Khai mạc LHP QT Hà Nội lần thứ IV

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 4 trở thành LHP Quốc tế uy tín trong khu vực

Được tổ chức vào đầu tháng 11/2016, LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV đã thu hút đông đảo các nghệ sỹ, các nhà sản xuất điện ảnh, công chúng, báo giới trong nước và quốc tế với nhiều hoạt động phong phú. Đặc biệt, khán giả đã có cơ hội để xem 146 bộ phim của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 194 buổi chiếu phim, trong đó 48 buổi chiếu có Nghệ sĩ các đoàn làm phim ra mắt, giao lưu trực tiếp với khán giả trước buổi chiếu. Không chỉ xem phim, khán giả còn được bình chọn cho Phim Việt Nam mình yêu thích (Chương trình Phim Việt Nam đương đại), hoặc bình chọn Phim dự thi hay nhất. Ngoài 29 bộ phim Việt Nam mới, đa dạng về thể loại, đề tài phong phú, nhiều phim có phong cách thể hiện hấp dẫn, khán giả còn được thưởng thức 117 tác phẩm điện ảnh nước ngoài, từ tác phẩm đại diện cho dòng phim kinh điển (Tân hiện thực, Italia) đến các phim mới sản xuất năm 2016, đoạt giải thưởng tại LHP danh giá và chỉ vừa được phát hành trên thế giới trước khi tham dự HANIFF lần thứ IV (Phim chiếu khai mạc HANIFF 2016 Tôi, Daniel Blake là tác phẩm giành Giải Cành Cọ vàng LHP Cannes 2016). Điểm nhấn và cũng là nét mới của LHP Quốc tế Hà Nội năm nay chính là 3 buổi chiếu phim ngoài trời kết hợp trình diễn thời trang, biểu diễn ca nhạc tại trung tâm thành phố với các bộ phim Điều kỳ diệu ở Milan (Italia), Nhịp đập trái tim (Hàn Quốc) và Taxi, em tên gì (Việt Nam).

Hơn 200 đại biểu quốc tế và hơn 1200 đại biểu Việt Nam là các nghệ sĩ điện ảnh có tác phẩm tham dự Liên hoan Phim, các nhà sản xuất phim, những người hoạt động điện ảnh tên tuổi trên Thế giới và Việt Nam đã đến với Hà Nội trong 5 ngày diễn ra LHP đã tạo được không khí náo nức, say mê nghề nghiệp lan tỏa trong giới những người làm nghề điện ảnh, sinh viên các trường nghệ thuật, khích lệ không khí sáng tác, xây dựng tác phẩm, tìm tòi cơ hội hợp tác làm phim thông qua các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu như Tọa đàm Hợp tác sản xuất, phát hành phim giữa các nước Asean, Tọa đàm Điện ảnh Ấn Độ - Hợp tác và phát triển, Trại sáng tác và Chợ Dự án phim.

Khép lại sau 5 ngày tổ chức với nhiều hoạt động nghề nghiệp, hoạt động văn hóa, giải trí thu hút hàng triệu khán giả bằng Lễ Trao giải và Bế mạc trang trọng, ấm áp lúc 20h00, ngày 05/11/2016, LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV đã được bạn bè quốc tế nhận định là một trong những LHP uy tín trong khu vực Đông Nam Á.

tin nhap 20170117150632
Phim Cô gái đến từ hôm qua

Nở rộ thế hệ kế cận

Có thể nói rằng, năm 2016 là một năm mà các nhà làm phim trẻ “thức giấc” và có những bước đột phá tương đối ngoạn mục. Bắt đầu từ Lễ trao giải Cánh diều với thành công của ekip làm phim Cuộc đời của Yến, Cầu vồng không sắc, Trúng số, cho tới sự kiện Điện ảnh Việt Nam thắng lớn tại LHP Quốc tế Philippines lần thứ 3 với Giải thưởng lớn - Giải cho phim hay nhất tại LHP được trao cho bộ phim Cuộc đời của Yến, đa số các phim được sản xuất và phát hành trong năm nay đều của những tên tuổi mới. Ngoài ra nhiều dự án phim đang hoàn thành, dự kiến phát hành trong năm 2017 hầu hết là của những đạo diễn trẻ: Có căn nhà năm nghe nắng mưa (đồng đạo diễn Bình Nguyên, Mai Thế Hiệp); Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh); Sắc đẹp ngàn cân (đạo diễn James Ngô). Thậm chí, bộ phim mở màn mùa phim Việt 2017 (công chiếu từ 31/12/2016) cũng do đạo diễn trẻ thực hiện cùng với một dàn diễn viên mới và trẻ trung - phim Chờ em đến ngày mai của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ... Có thể xem đây là tín hiệu tốt cho thấy sức mạnh nội lực của điện ảnh nước nhà bởi bằng tài năng, lòng đam mê và nhiệt huyết nghề nghiệp, những nhà làm phim này chắc chắn sẽ đem đến một diện mạo mới, màu sắc mới cho phim Việt nói riêng và điện ảnh Việt Nam hòa trong dòng chảy 60 của điện ảnh dân tộc.

tin nhap 20170117150632 Điện ảnh Việt 2016: Ai được, ai mất?

(TGĐA) - Gần 50 bộ phim Việt được ra rạp trong năm 2016 và 100% ...

tin nhap 20170117150632 Bảo hộ phim Việt: Nan giải!

(TGĐA) - Giới sản xuất, phát hành phim cho rằng nhà nước cần có chính ...

tin nhap 20170117150632 Bùng nổ phim remake

(TGĐA) - Sau thành công về mặt doanh thu của Yêu, Em là bà nội của ...

tin nhap 20170117150632 Đinh Tuấn Vũ: Không đối mặt với thị phi, chỉ đối mặt với tác phẩm!

(TGĐA) - Không có nhiều đạo diễn trẻ dưới 30 tuổi thử sức với cả ...

tin nhap 20170117150632 Lối đi nào cho điện ảnh Việt Nam?

(TGĐA) - Tại Oscar lần thứ 88, giải thưởng Phim xuất sắc nhất, Kịch bản ...

Thảo Nguyên