Bế mạc LHPQT Hà Nội lần thứ III: Nữ quyền tại Haniff 2014

(TGĐA Online) - Hai người đàn bà (Two Women) của Nga vinh danh Phim dài xuất sắc nhất kèm theo giải Nữ diễn viên chính cho Anna Astrakhantseva. Bên cạnh đó, Đập cánh giữa không trung của Việt Nam cũng giành giải thưởng Đặc biệt của Ban giám khảo trong đêm bế mạc Haniff 2014 diễn ra vào lúc 20h ngày 27/11. Hai trong số bốn nữ đạo diễn có phim tham dự tại hạng mục Phim dài xuất sắc nhất đã thực sự chinh phục được ban giám khảo bằng tài năng và sự mềm mại trong tác phẩm của mình. Nếu như Vera Glagoleva mang đến sự dịu dàng thuần khiết thì Nguyễn Hoàng Điệp lại là câu chuyện của xúc cảm với sự cô đơn đầy tính nữ.

Ekip_p_cnh_gia_khng_trung_v_gii_thng_c_bit_ca_BGK

Ekip Đập cánh giữa không trung và giải thưởng Đặc biệt của BGK

Nữ quyền lên ngôi

Trong 11 tác phẩm tranh dài tại hạng mục Phim dài xuất sắc nhất thì có tới 4 bộ phim do các đạo diễn nữ thực hiện – một con số có thể gây ngạc nhiên khi mà việc làm phim vốn mặc định cho giới đàn ông. Bốn người phụ nữ đó đã mang tới bốn câu chuyện hoàn toàn khác nhau nhưng đều đầy tính nữ. Là đạo diễn Vera Glagoleva với câu chuyện về tâm tư của hai người phụ nữ trước tình yêu với người gia sư Alexei Belyaev trong Hai người đàn bà; là câu chuyện cảm động của bà nội trợ Hàn vướng vòng lao lý khát khao trở về với gia đình trong Đường về nhà (Way the home) của nữ đạo diễn Pang Eun Jin; là sự tuyệt vọng của cô gái nghèo, mù chữ, xấu xí muốn làm một điều tốt cho cháu gái ở trại trẻ mồ côi trong Nagima của đạo diễn Zhana Issabayeva và cuối cùng, là uẩn ức bối rối, sự cô đơn lơ lửng của cô gái 19 tuổi tên Huyền trong Đập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp.

i_din_ca_n_din_vin_Anna_Astrakhansteva_nhn_gii_thng_N_din_vin_xut_sc_nht

Đại diện của nữ diễn viên Anna Astrakhansteva nhận giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất

Hai trong số đó đã thành công với giải thưởng Phim xuất sắc nhất và giải Đặc biệt của Ban giám khảo. Ba trong số đó áp đảo bảng đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc và cuối cùng, vinh danh nữ diễn viên Anna Astrakhantseva trong Hai người đàn bà.

Nam_din_vin_Allen_Dizon_vi_gii_Nam_din_vin_chnh_xut_sc_nht

Nam diễn viên Allen Dizon với giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất

Ở giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc, giới nữ cũng suýt thành công khi các tác phẩm của họ áp đảo danh sách đề cử nhưng cuối cùng, Cá và Mèo (Fish and Cat) đã giúp đạo diễn người Iran Shahram Mokr vinh danh ở hạng mục Đạo diễn còn Allen Dizon, đã chinh phục được BGK bằng khả năng diễn xuất của mình trong Người đóng quan tài (The coffin maker) để bước lên sân khấu với giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc.

Ekip_phim_Ngi_ng_quan_ti_ca_Philippines_vi_gii_thng_NETPAC

Ekip phim Người đóng quan tài của Philippines với giải thưởng NETPAC

Người đóng quan tài cũng một lần nữa thành công với giải Netpac (mạng lưới khuyễn khích điện ảnh Châu Á). Ở hạng mục phim ngắn, Chờ đợi sắc màu (Waiting for color) của Indonesia đoạt giải Phim hay nhất, giải đạo diễn thuộc về Ruslan Akun với bộ phim Chăn cừu (Herding). Một gương mặt nữ khác làm nên chuyện ở hạng mục này là Nguyễn Diệp Thùy Anh với giải Đặc biệt của Ban giám khảo dành cho bộ phim Ngoài kia có gì.

o_din_Nguyn_Hong_ip_chia_s_cm_xc_nhn_gii

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ cảm xúc nhận giải

Đạo diễn Vera Glagoleva và diễn viên chính Anna Astrakhantseva của bộ phim Hai người đàn bà đã không có mặt trên sân khấu trao giải nhưng sự vinh danh tại Haniff 2014 này là “một giải thưởng tuyệt vời” như người đại diện của bộ phim chia sẻ khi nhận giải. Bởi, hai ngày nữa, Hai người đàn bà sẽ công chiếu trên toàn nước Nga. Còn Nguyễn Hoàng Điệp, nữ đạo diễn này đã bật khóc trên sân khấu khi nhận giải. Haniff với Điệp thực sự có duyên nợ. Hai năm trước, Điệp từng giành giải Học viên xuất sắc của Trại sáng tác Haniff lần thứ 2 (2012) với kịch bản Đập cánh giữa không trung thì hai năm sau, tại Haniff 2014, dự án nay đã thành tác phẩm có mặt trên sân khấu trao giải. Ngoài ra, như Điệp tâm sự: “Tôi hạnh phúc vì lần đầu tiên mình có mặt vào thời điểm mà bộ phim được trao giải bởi ở nhiều liên hoan phim khác, tôi thường không có mặt ở đó. Hơn nữa, nó lại còn diễn ra tại Hà Nội, ngay trên chính thành phố quê hương tôi…”. Haniff 2014 này, ngoài giải thưởng cho Đập cánh giữa không trung, Nguyễn Hoàng Điệp còn tiếp tục gắn với Chợ dự án phim thông qua kịch bản A shade of paradise (Cái bóng của thiên đường) – giành giải đặc biệt của đạo diễn Síu Phạm mà cô sẽ tham gia với vai trò nhà sản xuất.

Non trẻ nhưng đầy sức sống

Trong bài phát biểu tổng kết bế mạc liên hoan phim, tiến sĩ Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh, Giám đốc Haniff đã nói rằng, Haniff là một liên hoan phim còn non trẻ nhưng đầy sức sống.

Tin_s_Ng_Phng_Lan_Cc_trng_Cc_in_nh_G_Haniff_pht_biu_b_mc_LHP

Tiến sỹ Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh, GĐ Haniff phát biểu bế mạc LHP

Quả thực, dù mới trải qua 3 lần tổ chức và đang mỗi năm một hoàn thiện với tiêu chí thêm một hoạt động mới (năm nay là chợ dự án phim) nhưng Haniff đã tạo nên một sức sống mới cho hoạt động điện ảnh Việt Nam, thu hút các tác phẩm, nhà làm phim thế giới tới tham dự và đặc biệt, tạo được hiệu ứng tích cực với khán giả yêu phim trong nước. Với tiêu chí quan tâm hàng đầu tới các tác phẩm, khích lệ những bộ phim hay, có giá trị nhân văn cao và tìm tòi những sáng tạo mới, mỗi kỳ LHP, số lượng và cả chất lượng tác phẩm đều được nâng cao. Nếu như năm 2010 chỉ với 67 bộ phim đến từ 25 quốc gia và khu vực; năm 2012 là 117 phim đến từ 38 quốc gia thì năm nay, số lượng phim đã lên tới 130 phim đến từ 32 quốc gia với gần 1000 đại biểu trong nước và quốc tế tới tham dự, trong số đó, ngoài những BGK uy tín thuộc các LHP danh tiếng trên thế giới thì còn rất nhiều những ngôi sao nổi tiếng đến từ nhiều nền điện ảnh nổi tiếng khác. Ngoài sự khích lệ về mặt số lượng, chất lượng phim mỗi năm đều tăng lên với “sự đa dạng về đề tài và đồng đều về chất lượng” như nhận xét của trưởng ban giám khảo phim dài, ông Kirill Razlogov, trong buổi bế mạc Haniff 2014 năm nay. Nhìn vào danh sách phim dự thi cũng như chiếu trong toàn cảnh Panorama năm nay cũng thấy khá nhiều tác phẩm đã được vinh danh tại các LHPQT danh tiếng trong khu vực cũng như trên thế giới như Kim Mã, Tokyo, Pusan, Toronto, Venice… Sự hội nhập với quốc tế cũng dần được Haniff thu hẹp khoảng cách bằng cách giới thiệu những phim điện ảnh Việt hôm nay trong toàn cảnh Panorama, Tiêu điểm phim nước ngoài (năm nay là Philippines), các hội thảo nghề nghiệp, xúc tiến cơ hội làm phim… Có thể nhận thấy, chỉ mới qua 3 kỳ tổ chức, đã có một tác phẩm phim Việt chu du qua các kỳ Liên hoan phim quốc tế khác rồi quay trở về , đoạt giải ngay trên quê nhà. Ngoài ra, Haniff năm nay còn đang hiện thực hóa những cái bắt tay, làm cầu nối giữa nhà làm phim Việt với bạn bè quốc tế như của nữ diễn viên - nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh với nhà sản xuất Niv Fichman (đạo diễn Cây vĩ cầm đỏ từng giành Oscar ở hạng mục Nhạc phim hay nhất năm 1999). Cũng trong khuôn khổ Haniff, Trương Ngọc Ánh cùng các nhà làm phim quốc tế đã ra mắt dự án phim I am wanted mà hãng phim của cô hợp tác thực hiện với các đối tác Thụy Điển và Canada. Ngay trong Trại sáng tác trẻ lần này, ngoài số tiền nhận được, một học viên Việt Nam là Nguyễn Thị Mỹ Trang còn được Viện Goethe tài trợ một chuyến tham dự LHP Berlin sắp tới bao gồm phí đi lại, ăn ở và được tham gia các hoạt động học tập, hội thảo.

Ca_s_c_Tun_vi_ca_khc_Tnh_ca_ca_nh_s_Phm_Duy

Ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy

Với khán giả trong nước, sức sống của Haniff còn thể hiện bởi sự quan tâm mà khán giả dành cho sự kiện này. Không chỉ đến từ các ngôi sao được giới truyền thông săn đón mà ngay các suất chiếu phim nước ngoài hay Việt Nam đều chật kín khán giả. Theo thống kê, Haniff 2014 có 190 buổi chiếu phim miễn phí đã thu hút hơn 30.000 lượt người tới xem. Ngoài ra, rất nhiều tác phẩm Việt nhân dịp Haniff đã hâm nóng lại sự quan tâm của khán giả tới các tác phẩm của mình, đã và đang hiện hiện tại các rạp chiếu. Đó thực sự là tín hiệu vui cho điện ảnh Việt Nam và cũng chính là mục đích của Haniff được tổ chức 2 năm một lần.

Diva_M_Linh_vi_ca_khc_trong_album_Cht_vi_Mozart

Diva Mỹ Linh với ca khúc trong album Chát với Mozart

Thu_Hng_v_Quc_Bo__dn_dt_bui_l_b_mc_Haniff_thnh_cng

Thu Hằng và Quốc Bảo đã dẫn dắt buổi lễ bế mạc Haniff thành công

Lễ bế mạc Haniff 2014 năm nay được đánh giá là trang trọng, lịch sự, gọn gàng và không có “sạn”, với sự dẫn dắt của hai MC Thu Hằng & Quốc Bảo. Thiết kế sân khấu và các tiết mục giải trí vừa thể hiện được sự hiện đại vừa mang âm hưởng hồn Việt. Các nghệ sỹ nhận giải cũng như trao giải đều có những phát biểu ngắn gọn nhưng khiến khán giả thích thú.

Cc_ngh_s_trn_thm_

Các nghệ sỹ trên thảm đỏ

Cc_thnh_vin_BGK__trn_thm__Haniff

Các thành viên BGK trên thảm đỏ Haniff

o_din_Nguyn_Hong_ip_v_ekip_p_cnh_gia_khng_trung

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và ekip Đập cánh giữa không trung

Nh_sn_xut_Trn_Trng_Dn_v_o_din_L_Vn_Kit

Nhà sản xuất Trần Trọng Dần và đạo diễn Lê Văn Kiệt

N_din_vin_Diu_Hng_cng_xut_hin_ti_Haniff_sau_khi_tr_li_vi_phim_trng

Nữ diễn viên Diệu Hương cũng xuất hiện tại Haniff sau khi trở lại với phim trường

N_din_vin_Vn_rang_trn_thm__Haniff

Nữ diễn viên Vân Trang trên thảm đỏ Haniff


Các hạng mục giải thưởng tại Haniff 3

1. GIẢI ĐẠO DIỄN TRẺ PHIM NGẮN (dưới 30 tuổi) XUẤT SẮC NHẤT: Ông RUSLAN AKUN - Đạo diễn bộ phim CHĂN CỪU của Kyrgyzstan.

ng_Nguyn_Th_K_-_Ph_Trng_Ban_Tuyn_gio_Trung_ng_trao_gii_cho_b_phim_ngn_xut_sc_nht_Ch_i_sc_mu

Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho bộ phim ngắn xuất sắc nhất Chờ đợi sắc màu

2. GIẢI PHIM NGẮN XUẤT SẮC NHẤT: Bộ phim CHỜ ĐỢI SẮC MÀU của Indonesia.

Tc_gi_b_phim_Ngoi_kia_c_g_chia_s_cm_xc_ti_sn_khu_b_mc_Haniff

Tác giả bộ phim Ngoài kia có gì chia sẻ cảm xúc tại sân khấu bế mạc Haniff

3. GIẢI THƯỞNG ĐẶC BIỆT CỦA BAN GIÁM KHẢO CHO PHIM NGẮN: NGOÀI KIA CÓ GÌ? của Việt Nam.

4. GIẢI THƯỞNG MẠNG LƯỚI KHUYẾN KHÍCH ĐIỆN ẢNH CHÂU Á (NETPAC’s Award): Bộ phim NGƯỜI ĐÓNG QUAN TÀI của Phillipines.

5. GIẢI DIỄN VIÊN NỮ CHÍNH XUẤT SẮC NHẤT: Nữ diễn viên ANNA ASTRAKHANTSEVA trong phim HAI NGƯỜI PHỤ NỮ của Nga.

6. GIẢI DIỄN VIÊN NAM CHÍNH XUẤT SẮC NHẤT : Nam diễn viên ALLEN DIZON trong phim NGƯỜI ĐÓNG QUAN TÀI của Phillipines.

7. GIẢI ĐẠO DIỄN PHIM DÀI XUẤT SẮC NHẤT: Đạo diễn SHAHRAM MOKR - đạo diễn phim CÁ VÀ MÈO của Iran.

8. GIẢI THƯỞNG ĐẶC BIỆT CỦA BAN GIÁM KHẢO CHO PHIM DÀI: Bộ phim ĐẬP CÁNH GIỮA KHÔNG TRUNG của Việt Nam.

Th_trng_BVH-TTDL_ng_Vng_Duy_Bin_trao_gii_cho_i_din_phim_di_xut_sc_nht_-_Hai_ngi_ph_n

Thứ trưởng BVH-TT&DL, ông Vương Duy Biên trao giải cho đại diện phim dài xuất sắc nhất - Hai người phụ nữ

9. GIẢI PHIM DÀI XUẤT SẮC NHẤT: Bộ phim HAI NGƯỜI PHỤ NỮ của Nga.

10. BIỂU DƯƠNG ĐẶC BIỆT DÀNH CHO DIỄN VIÊN THIẾU NHI: Diễn viên DEMOS MURPHY, trong phim SỨC NẶNG của Newziland

Gia Sơn