Điện ảnh Việt Nam năm 2012 - 12 tháng 12 sự kiện

(TGĐA) - Có nhiều sự kiện đáng nhớ đối với điện ảnh Việt Nam trong năm qua. Trước hết đó là sự xuất hiện nhiều hơn của các bộ phim chiếu rạp trong nỗ lực đưa phim Việt vào bộ nhớ của công chúng, để tiến tới mục tiêu, có thể còn lâu lắm mới thực hiện được, đẩy lùi phim nhập ngoại, giành lại thị phần rạp chiếu trong nước, nhưng câu chuyện chất lượng phim vẫn luôn là câu chuyện dài.Đó là một năm con thuyền showbiz mà trong đó có người khách điện ảnh liên tục gặp sóng gió với những scandal khiến nhiều người giật mình và không thể không suy ngẫm về văn hóa ứng xử của nghệ sỹ. Và tất nhiên, 2012 còn là một năm tạo dấu son cho điện ảnh Việt Nam khi Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 2 ghi điểm với người nhà, với bạn bè quốc tế cả về hình thức lẫn nội dung...365 ngày qua, điện ảnh Việt đã trải qua các câu chuyện vui buồn đồng thời cũng đem đến những trải nghiệm quý giá cho công chúng và các nhà làm phim trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Trong số này, tạp chí Thế giới điện ảnh điểm những sự kiện đáng chú ý trong 12 tháng qua của ngành điện ảnh (có thể trong một tháng có nhiều sự kiện diễn ra, nhưng chúng tôi chỉ lựa chọn 1 sự kiện được xem là tiêu biểu nhất) như một nét phác thảo về bức tranh điện ảnh Việt Nam năm Nhâm Thìn.

(TGĐA) - Có nhiều sự kiện đáng nhớ đối với điện ảnh Việt Nam trong năm qua. Trước hết đó là sự xuất hiện nhiều hơn của các bộ phim chiếu rạp trong nỗ lực đưa phim Việt vào bộ nhớ của công chúng, để tiến tới mục tiêu, có thể còn lâu lắm mới thực hiện được, đẩy lùi phim nhập ngoại, giành lại thị phần rạp chiếu trong nước, nhưng câu chuyện chất lượng phim vẫn luôn là câu chuyện dài. Đó là một năm con thuyền showbiz mà trong đó có người khách điện ảnh liên tục gặp sóng gió với những scandal khiến nhiều người giật mình và không thể không suy ngẫm về văn hóa ứng xử của nghệ sỹ. Và tất nhiên, 2012 còn là một năm tạo dấu son cho điện ảnh Việt Nam khi Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 2 ghi điểm với người nhà, với bạn bè quốc tế cả về hình thức lẫn nội dung... 365 ngày qua, điện ảnh Việt đã trải qua các câu chuyện vui buồn đồng thời cũng đem đến những trải nghiệm quý giá cho công chúng và các nhà làm phim trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Trong số này, tạp chí Thế giới điện ảnh điểm những sự kiện đáng chú ý trong 12 tháng qua của ngành điện ảnh (có thể trong một tháng có nhiều sự kiện diễn ra, nhưng chúng tôi chỉ lựa chọn 1 sự kiện được xem là tiêu biểu nhất) như một nét phác thảo về bức tranh điện ảnh Việt Nam năm Nhâm Thìn.

o_din_Victor_V_v_kip_nhn_gii_thng_BGK_dnh_cho_phim_Thin_mnh_anh_hng

Đạo diễn Victor Vũ và êkip nhận giải thưởng BGK dành cho phim Thiên mệnh anh hùng

Tháng Giêng: Tháng đầu tiên của năm 2012 cũng là thời điểm vào mùa phim Tết - vốn đã thành truyền thống của điện ảnh Việt trong hơn một thập kỷ qua. Trong số 5 bộ phim công chiếu vào dịp Tết 2012 chỉ có 2 phim có chất lượng nghệ thuật, đánh giá theo thứ tự là Thiên mệnh anh hùng, Lời nguyền huyết ngải. Tuy nhiên, việc doanh thu của hai phim không được như kỳ vọng, thậm chí còn thua cả bộ phim thuộc diện bình dân Hello Co Ba là điều khiến các nhà làm phim đau đầu và hoang mang. Rốt cục, làm phim kiểu gì và làm phim như thế nào? vẫn là câu hỏi chưa và không bao giờ dễ trả lời đối với mọi giáo trình dạy làm phim trong các trường đào tạo điện ảnh ở nước ta.

Tháng 2: Bỏ qua câu chuyện về chất lượng, Ngôi nhà trong hẻm là bộ phim Việt đầu tiên của năm 2012 trong chiến dịch phủ sóng phim Việt đều đặn tại các rạp chiếu ở tất cả các thời điểm trong năm. Đó là mong muốn chính đáng của không chỉ các cấp, các ngành quản lý mà còn là mục tiêu của hầu hết các nhà làm phim trong nước: Tạo thói quen đến rạp xem phim Việt của khán giả và luôn có phim Việt Nam mới để phục vụ khán giả trước khi tiến tới việc tạo cú hích cho phim nội địa.

Tháng 3: Giải thưởng Cánh diều – giải thưởng hàng năm của Hội điện ảnh Việt Nam - được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội với Lễ bế mạc và trao giải vào tối 17/3/2012 . Giải thưởng Cánh diều 2012 có sự tham gia của 19 phim truyện điện ảnh – một con số lớn nhất từ trước tới nay. Cánh diều Vàng cho phim hay nhất thuộc về phim Mùi cỏ cháy, trong khi Hotboy nổi loạn... đoạt giải Báo chí phê bình điện ảnh. Cánh diều Vàng 2012 cũng được đánh giá là ít sạn hơn những lần tổ chức trước đây nhưng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng tầm một giải thưởng nghề nghiệp.

Phim_Mi_c_chy_c_vinh_danh_ti_L_trao_gii_Cnh_diu_thng_3.2012

Phim Mùi cỏ cháy được vinh danh tại Lễ trao giải Cánh diều tháng 3.2012

Tháng 4: Ngày 25/4, Hãng phim Thanh Niên nộp đơn lên tòa án khởi kiện, đòi Phương Nam phim trả 725 triệu đồng tiền góp vốn làm phim Thiên mệnh anh hùng được xem là hoạt động mở màn những vụ kiện tụng giữa các nhà làm phim trong năm 2012.

Tháng 5: 10 bộ phim được đánh giá là có giá trị trong hơn nửa thế kỷ qua của điện ảnh Việt Nam được phát hành dưới dạng DVD. Đó là các phim Chơi vơi, Chuyện của Pao, Lưới trời, Sống trong sợ hãi, Trăng trên đất khách, Ðường về quê mẹ, Cây bạch đàn vô danh, Hà Nội 12 ngày đêm, Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh, Cây xương rồng trên cát. Đây là chương trình được Phương Nam Phim (PNF) phối hợp cùng Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim truyện I thực hiện nhằm giúp cho người yêu phim Việt có thể dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam.

Tháng 6: Phim tài liệu Việt Nam có cơ hội so tài với phim tài liệu đến từ một số nước châu Âu như Áo, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ðan Mạch, Thụy Sĩ, Ðức, Bỉ… tại LHP tài liệu châu Âu được tổ chức từ 8 đến 17-6 tại Hà Nội và từ ngày 15 đến 24-6 tại Ðà Nẵng. Kết quả ai cũng có thể đoán ra, phim tài liệu Việt vẫn đứng ở phía sau, bỏ xa mặt bằng chung của phim tài liệu thế giới một khoảng cách rất dài.

Tháng 7: Đạo diễn Lê Hoàng Hoa qua đời ngày 31/7 tại thành phố Hồ Chí Minh để lại niềm thương tiếc cho nhiều thế hệ khán giả Việt Nam – những người đã và vẫn luôn yêu thích series phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa do ông làm đạo diễn. Đạo diễn Lê Hoàng Hoa là nhà làm phim đầu tiên của Việt Nam được đào tạo làm phim ở Mỹ từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Giai đoạn trước 1975, ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn với các phim Chân trời tím, Vết thù trên lưng ngựa hoang… Sau ngày 30/4/1975 và trải qua một số biến cố gắn liền với lịch sử đất nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp bằng các tác phẩm đều là những bộ phim ăn khách như: Xác chết trên cao nguyên, Ngọn lửa Krong Jung, F101, Vĩnh biệt mùa hè…

Tháng 8: “Thất bại là mẹ thành công” – Hy vọng câu này sẽ đúng với các nhà làm phim Việt, cụ thể là đoàn làm phim Nàng men và chàng bóng, đang ấp ủ mục tiêu chinh phục khán giả trong nước. Như vậy, sau khi “thưởng thức” Gia sư và nữ quái và phim hợp tác không thành công Ranh giới trắng đen cho đến thời điểm này là Nàng men và chàng bóng, người xem vẫn đang chờ đợi “một cái gì đó bứt phá” từ phía các nhà làm phim nước ta. “Gái có công, chồng chẳng phụ” – đó là lời an ủi thích hợp nhất dành cho các nhà làm phim trong bối cảnh hiện tại.

Ni_bun_ca_phim_Vit_Nam_2012

Nỗi buồn của phim Việt Nam 2012

Tháng 9: Trong cùng tháng 9, hai Liên hoan phim ngắn đồng loạt mở màn là Tiệc phim trực tuyến YxineFF 2012Làm phim 48h. Những liên hoan phim ngắn như thế này luôn thu hút sự chú ý của các nhà làm phim từ chuyên nghiệp đến không chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước. Nó cũng cho thấy, điện ảnh có một sức hút kỳ lạ đối với con người và thật ra không có gì dễ dàng hơn trong việc biến ước mơ thành hiện thực như là bắt tay vào thực hiện một bộ phim.

Tháng 10: Scandal (Bí mật thảm đỏ) - bộ phim tiếp theo của đạo diễn Victor Vũ hoàn toàn xứng đáng là một sự kiện đáng chú ý trong tháng. Không ngô nghê, hời hợt về nội dung như các liền anh liền chị, cách xử lý cũng bài bản hơn, Scandal tạm coi là một điểm sáng của phim Việt trong năm 2012.

Tháng 11: Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội trở thành sự kiện đáng chú ý nhất trong năm của điện ảnh Việt Nam với nhiều họat động hấp dẫn và mới mẻ, để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè quốc tế. Lần đầu tiên, tại một Liên hoan phim, công chúng và giới mộ điệu được thưởng thức những tác phẩm mới và nổi tiếng của điện ảnh thế giới như Amour, We need to talk about Kevin, The Iron Lady… bên cạnh một bữa tiệc phim hấp dẫn gửi đến dự thi. Lần đầu tiên, người hâm mộ được gặp gỡ nhiều nhà làm phim tên tuổi đến từ các nền điện ảnh nổi tiếng trên thế giới và lần đầu tiên một festival về điện ảnh tại Việt Nam chinh phục giới truyền thông ở hầu hết mọi khía cạnh, góp phần tạo tiền lệ tốt cho các liên hoan, giải thưởng tiếp theo.

Man_mua_ket_thuc_le_Be_mac_LHP

Màn múa kết thúc lễ bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần 2

Tháng 12: Sau nhiều năm tháng chơi vơi, chới với trên chính mảnh đất được coi là nhà của mình, Hãng phim truyện Việt Nam một lần nữa phải lên tiếng cho số phận của mình trước việc Ban quản lý Hồ Tây muốn lấy ngôi nhà Thủy Tạ của Hãng để làm cầu cảng cứu hộ hồ Tây. Đông đảo nghệ sỹ các thế hệ từng công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam cùng toàn thể nghệ sỹ của Hãng đã đồng loạt lên tiếng phản đối hành động này.

Thảo Nguyên