The Jungle Book: Sức hấp dẫn mới của một câu chuyện cũ

(TGĐA) - Hãng Disney vừa công chiếu phim Cậu bé rừng xanh ( The Jungle Book) phiên bản người thật, chuyển thể từ bộ phim hoạt hình cùng tên trong những ngày giữa tháng 4 vừa qua. Đây được dự đoán sẽ trở thành bom tấn công phá hàng loạt các rạp chiếu phim trên khắp nước Mỹ và thế giới.

2016 the jungle book wide

Bạo liệt và dữ dội

The Jungle Book là tác phẩm do đạo diễn Jon Favreau (cha đẻ của Iron Man) thực hiện có ngân sách 175 triệu USD và ông tỏ rõ tham vọng lôi cuốn người xem đến với bộ phim bằng hình ảnh mang tính chất đánh thức thị giác. Cốt truyện phim chặt chẽ khi kể về một cậu bé mồ côi tên Mowgli (Neel Sethi) bị thả lại trong rừng sâu và được một bầy sói nuôi lớn. Một ngày, con cọp bạo chúa khét tiếng khắp rừng - Shere Khan - đòi ăn thịt Mowgli khiến cậu bé phải lên đường trở về với ngôi làng của con người. Không chỉ đối thoại với nhau, các loài vật còn đối đáp, tâm sự rất tự nhiên và giàu cảm xúc với cậu bé 10 tuổi.

Tạp chí Hollywood Reporterđưa tin hãng Disney đang thương thảo với đạo diễn Jon Favreau và nhà biên kịch Justin Marks để xây dựng dự án The Jungle Book 2 với tựa đề The Jungle Book: Origins. Vẫn là công nghệ CGI với việc kết hợp giữa diễn viên thật và các con thú được kỹ xảo dựng nên, phiên bản 2017 chưa được tiết lộ nhiều ngoài việc tăng thêm lãnh thổ cho Raksha – sói mẹ nuôi dưỡngMowgli, được lồng tiếng bởi nữ diễn viên da màu nổi tiếng Lupita Nyong’o. Ngoài ra, nhân vật trăn Kaa cũng vẫn được một diễn viên nữ lồng tiếng, lần này là Cate Blanchett.

Nội dung bộ phim đã có sự thay đổi đáng kể. Trong nguyên bản, có sự xuất hiện của một cô bé loài người và chính cô là người gợi ý Mowgli quay lại cuộc sống đáng ra cậu phải có. Tuy nhiên, bản phim 2016 loại bỏ hoàn toàn nhân vật này. Hổ Shere Khan là người ép Mowgli rời đi. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của sói mẹ là người chăm sóc và nuôi dưỡng Mowgli. Đạo diễn Farveau cho biết: “Chúng tôi sẽ quay trở lại với ý tưởng để Mowgli là một cậu bé được nuôi dậy trong rừng. Nhưng cậu bé đã buộc phải rời khỏi ngôi nhà của mình bởi sự hiện diện của một kẻ thù xấu xa – con hổ Shere Khan. Nhân vật Mowgli trong bộ phim của chúng tôi có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ ở chốn rừng sâu. Nhưng có vẻ như Mowgli không phù hợp với nơi này cho lắm vì cậu ấy vốn là một con người bình thường. Mặc dù được nuôi dậy bởi sói mẹ và sống cùng các loài vật khác trong rừng, nhưng Mowgli không hề có đủ điều kiện sức khoẻ cũng như những đặc điểm về cơ thể phù hợp để sinh tồn ở nơi thiên nhiên hoang dã này. Khu rừng tuy rất tươi đẹp với những cư dân thân thiện, nhưng đó thực sự là một nơi vô cùng nguy hiểm”.

maxresdefault

Không nhấn vào các màn ca nhạc hài hước, trong trẻo và vui tươi như phiên bản hoạt hình âm nhạc năm 1967, The Jungle Book 2016 chú trọng vào việc xây dựng các pha hành động kịch tính. Nửa cuối câu chuyện được xử lý bạo tay, khắc nghiệt hơn để tạo kịch tính. Những cảnh hành động được dựng dồn dập, quay linh hoạt bằng nhiều góc máy gợi lại những pha chiến đấu của Người Sắt trong bom tấn Iron Man. Dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Jon Favreau, rừng già trong phim mới là nơi thiêng liêng, âm u và nhiều cạm bẫy rình rập hơn bối cảnh bồng lai tiên cảnh của phim hoạt hình. Với sự pha trộn của live-action và các hiệu ứng máy tính để tạo ra các hình ảnh chân thực nhất, nhiều cảnh hành động trong phim khiến người xem cảm thấy giật mình, sợ hãi và hoang mang. Sự lồng ghép giữa những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng với những phút “đứng tim” của các chuỗi hành động để giữ chân khán giả và đẩy mạnh nhịp độ phim đã thực sự làm The Jungle Book 2016 trờ thành một “bom tấn” có khả năng khiến khán giả bật dậy khỏi ghế ngồi.

The Jungle Book 2016 Poster

The Jungle Book (Cậu bé rừng xanh) là tác phẩm văn học đồ sộ của tác giả Rudyard Kipling người Anh, kể về cuộc phiêu lưu của Mowgli, một cậu bé mồ côi được đàn sói nuôi dưỡng trong cánh rừng già Ấn Độ. Khi bị đe dọa bởi con hổ hung dữ Shere Khan, Mowgli bị buộc rời khỏi cánh rừng già và dấn thân vào cuộc phiêu lưu khám phá với sự dẫn dắt của báo đen Bagheera và gấu Baloo. Trên chuyến hành trình của mình, ngoài những người bạn thân thiết của mình, Mowgli cũng gặp phải những con vật xấu xa như Trăn Kaa và Vua Vượn Louie, những kẻ dụ dỗ cậu bé đưa bí mật của việc tạo ra “bông hoa đỏ” chết chóc – Lửa.The Jungle Bookchính thức ra mắt khán giả nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, từ ngày 15/4. Cuối tuần qua, bộ phim khởi chiếu sớm tại một số quốc gia châu Á và khu vực Mỹ Latin, lập tức thu về 28,9 triệu USD. Trong đó, riêng Ấn Độ, bối cảnh chính của tác phẩm điện ảnh, đã mang về cho hãng Disney 7,6 triệu USD.

the jungle book 059 ct 0443 comp v0213 RIGHT.86426 v2

Những điểm nhấn đáng nhớ

Tấm vé để trở lại tuổi thơ

Với những ai từng theo dõi bộ phim hoạt hình năm 1967 hay say mê những trang sách văn học lừng danh, The Jungle Book 2016 là tấm vé vàng đưa chúng ta trở lại với tuổi thơ đáng giá đã mãi mãi xa. Câu chuyện về cậu bé Mowgli và cuộc phiêu lưu lý thú với thế giới loài vật trong khu rừng già bí ẩn làm xao xuyến trái tim của mọi cô bé, cậu bé nhưng cũng gọi dậy bao ký ức của những người đã đi qua mộng mơ. Bộ phim là một câu chuyện đầy tình cảm và những bài học quý giá, không những cho trẻ em mà phim còn tạo rất nhiều cảm xúc cho cả những người lớn.

Scarlett Johanson lồng tiếng cho Trăn đực

Bên cạnh sự thay đổi về nội dung, bỏ bớt không khí hài hước để khai thác những cảm xúc khác, The Jungle Book 2016 còn mạnh dạn thay đổi nhân vật lồng tiếng. Thay vì tuyển mộ một nam diễn viên lồng tiếng cho vai trăn đực Kaa thì các nhà làm phim lại lựa chọn Scarlet Johanson, đồng thời thay đổi tính cách và giới tính của con vật. Nếu trăn Kaa ở phiên bản hoạt hình hài hước, có một chút ngớ ngẩn thì ở phiên bản live - action này lại ma mị, quyến rũ và nguy hiểm hơn. Nhà sản xuất cũng tin rằng giọng nói ma mị quyến rũ của cô đào nóng bỏng sẽ là điểm nhấn, khiến nhân vật nữ tính hơn trong bộ phim vốn đang thiếu hụt sự mềm mại. Từng dùng cảm xúc để thể hiện nhân vật không có hình như đầy sức gợi: siêu máy tính trong phim Her, Scarlett Johansson hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò này.

Oeo k

Tôn trọng cảm xúc thật của loài vật

Tất cả loài thú trong phim đều do công nghệ kỹ xảo CGI dựng lên, chúng biết nói tiếng người, tất nhiên, nhưng chúng không… cười giống người. Đó là sự tìm tòi, nét mới của thể loại phim nhân hóa động vật mà đạo diễn Jon Favreau muốn mang đến trong phim này. “Chúng tôi chưa bao giờ muốn làm động vật biểu hiện cảm xúc theo cách không phải của chúng”, đạo diễn chia sẻ khi nói về việc tại sao con báo không cau mày, “Nó phải thật như thiên nhiên nếu bạn soi gương vào đó, mỗi biểu hiện cảm xúc của chúng không giống người, nó được thể hiện đặc trưng qua tiếng thở, bộ lông ra sao, cơ bắp chuyển động trên da thế nào… Chúng tôi đã phải nghiên cứu và đem trải nghiệm này vào nhân vật trong phim. Phải tôn trọng chúng”.

Hương Giang