Bí ẩn phía sau những tác phẩm 18+ bị ‘cấm cửa’ trên thế giới

(TGĐA) - Trên thế giới có những tác phẩm bị 'cấm cửa' vì nội dung quá nhạy cảm và bạo lực, khiến người xem ám ảnh!

Phim mới của cựu Idol K-Pop gây tranh cãi vì nội dung khiêu gợi Phim mới của cựu Idol K-Pop gây tranh cãi vì nội dung khiêu gợi
Phim 18+ ‘Die, My Love’ tạo địa chấn tại Cannes: Jennifer Lawrence và Robert Pattinson chạm tới ranh giới của điên loạn Phim 18+ ‘Die, My Love’ tạo địa chấn tại Cannes: Jennifer Lawrence và Robert Pattinson chạm tới ranh giới của điên loạn

Có những bộ phim, vì nội dung quá "nhạy cảm", quá "bạo lực" gán mác 18+, hay chạm đến những giới hạn về đạo đức, tôn giáo, chính trị, đã bị cấm chiếu hoàn toàn ở nhiều quốc gia, hoặc chịu sự kiểm duyệt gay gắt. Bạn có bao giờ thắc mắc, điều gì đã khiến một tác phẩm điện ảnh phải chịu số phận nghiệt ngã như vậy? Liệu có phải chỉ là những cảnh nóng hay đẫm máu, hay còn những lý do sâu xa hơn?

Hãy cùng khám phá những bộ phim từng bị "cấm cửa" trên khắp thế giới và cùng nhau tìm hiểu những sự thật bất ngờ đằng sau những quyết định kiểm duyệt này.

A Clockwork Orange (1971) - Bị cấm chiếu vì các tình tiết bạo lực?

A Clockwork Orange là một câu chuyện dị thường, thế giới trong đấy được tô vẽ bằng chất liệu kỳ quái, một cõi tương lai giả định với bối cảnh, đồ vật, con người đều có sự bất ổn. Trong không gian ấy, nhân vật chính Alex đã xuất hiện trước mặt khán giả với hình ảnh là cậu thiếu niên tuổi teen bất ổn chuyên lang thang trên phố với băng nhóm của mình, đam mê các hành vi bạo lực, mại dâm và…. ‘Beethoven’.

Bí ẩn phía sau những tác phẩm 18+ bị ‘cấm cửa’ trên thế giới
A Clockwork Orange bị cấm chiếu do các tình tiết bạo lực

Sau khi được công chiếu, A Clockwork Orange đã bị chỉ trích vì những cảnh bạo lực đến cực đoan và có ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ. Đặc biệt có những vụ án ngoài đời thật xảy ra và cho rằng ‘bắt chước’ bộ phim khiến tuyệt tác của đạo diễn Stanley Kubrick phải rút khỏi các rạp phim và bị cấm chiếu trong nhiều năm.

Last Tango in Paris (1972) - Bị cấm chiếu vì có quá nhiều cảnh nóng

Last Tango in Paris là bộ phim tình cảm được hợp tác giữa 2 nước Pháp - Ý. Phim kể về mối quan hệ giữa người đàn ông Mỹ góa vợ và cô gái trẻ người Pháp. Khi bộ phim được quay, Marion Brando đã 48 tuổi với kinh nghiệm trong nghề dày dặn, trong khi Maria Schneider mới chỉ 19 tuổi khiến bộ phim này trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của cô. Một trong những cảnh ám ảnh nhất trong bộ phim là khi Maria - nữ chính trong phim bị nhân vật do nam diễn viên Marion Brando thủ vai hãm hiếp.

Cảm giác sợ hãi, hốt hoảng của Maria không phải là diễn vì trong cảnh quay đó, Marion đã thực hiện thật cảnh nhạy cảm với Maria và cô không hề biết điều đó. Chính cảnh quay này đã khiến cho bộ phim chịu nhiều chỉ trích và nữ diễn viên Maria đã mất đi cơ hội tham gia những bộ phim nghiêm túc do hình ảnh mà người hâm mộ nghĩ về cô chỉ là cô gái người Paris nhỏ nhắn trong Last Tango in Paris với những cảnh quay nóng bỏng.

Tại sao những bộ phim điện ảnh bị cấm? Giải mã những bí ẩn phía sau những tác phẩm bị ‘cấm cửa’ trên thế giới!!
Có quá nhiều cảnh nóng trong Last Tango in Paris

Chính vì nội dung của phim và những cảnh quay gây tranh cãi, bộ phim đã bị cấm chiếu ở các quốc gia như Ý, Canada, Tây Ba Nha.

Cannibal Holocaust (1980) - Bị cấm chiếu vì bạo lực động vật

Cannibal Holocaust là phim gây tai tiếng với nội dung cực kỳ gây tranh cãi và tàn bạo. Phim kể về giáo sư Harold Monroe dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến rừng rậm Amazon để tìm kiếm một nhóm làm phim tài liệu người Mỹ bị mất tích. Sau khi tiếp xúc với các bộ lạc bản địa, đoàn của Monroe tìm thấy những thước phim còn sót lại của nhóm làm phim mất tích.

Khi xem những cuộn băng này, họ dần phát hiện ra sự thật kinh hoàng: nhóm làm phim đã không chỉ đơn thuần quay lại cuộc sống của bộ lạc, mà còn khiêu khích, tra tấn, hãm hiếp và giết hại dã man những người thổ dân để tạo ra những cảnh phim "đắt giá". Sau đó, phim đã cho ta thấy sự trả thù tàn khốc của bộ lạc với những kẻ xâm phạm.

Bí ẩn phía sau những tác phẩm 18+ bị ‘cấm cửa’ trên thế giới
Những hình ảnh máu me trong Cannibal Holocaust bị khán giả nghi là 'thật'

Cannibal Holocaust tạo cảm giác chân thực đến mức nhiều người tin rằng các cảnh sát hại người trong phim là thật. Việc bị cấm chiếu ở hơn 50 quốc gia đã đủ chứng minh mức độ bạo lực khủng khiếp của bộ phim này. Mặc dù các diễn viên không gặp nguy hiểm trong quá trình quay phim nhưng theo tuyên bố từ nhà sản xuất, đã có 7 con vật bị sát hại thật ngay trên trường quay.

Đáng chú ý, những cảnh quay này không được thông qua biên tập hay chỉnh sửa để giảm bớt mức độ ghê rợn mà được quay trực diện trên phim. Điều này đã gây ra làn sóng phẫn nộ từ hội những người yêu động vật và vụ việc đã nghiêm trọng tới mức tòa án châu Âu đã đưa ra án treo với toàn bộ ê-kip làm phim.

Crash (1996) - Bị cấm chiếu do nội dung quá phản cảm

Crash là bộ phim của đạo diễn David Cronenberg dựa trên tiểu thuyết cùng tên của J.G. Ballard. Nội dung phim xoay quanh James Ballard, một nhà sản xuất phim quảng cáo, người bị cuốn vào một thế giới ngầm kỳ lạ sau một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Sau vụ tai nạn, Ballard gặp Helen Remington, một phụ nữ cũng sống sót sau vụ va chạm đó. Cả hai đều bị thu hút một cách bệnh hoạn bởi những vụ tai nạn xe hơi và sự kết nối giữa bạo lực, tình dục và kim loại biến dạng. Họ dần bị lôi kéo vào một nhóm những người có chung sự ám ảnh này, dẫn đầu bởi Robert Vaughan, một nhà khoa học bị biến dạng.

Phim khám phá một cách lạnh lùng và không khoan nhượng về Fetishism va chạm (crash fetishism), nơi các nhân vật tìm thấy sự hưng phấn tình dục và khoái cảm mãnh liệt từ những vết sẹo, vết thương, sự biến dạng và thậm chí là cái chết liên quan đến tai nạn xe hơi. Họ tái hiện lại những vụ tai nạn nổi tiếng, tìm kiếm sự kích thích trong những khoảnh khắc nguy hiểm và tàn phá.

Tại sao những bộ phim điện ảnh bị cấm? Giải mã những bí ẩn phía sau những tác phẩm bị ‘cấm cửa’ trên thế giới!!
Crash mang đến 1 góc nhìn 'lạ' về khai thác tâm lý con người

Nhiều khán giả không thể chấp nhận chủ đề phim kết hợp yếu tố tai nạn với khiêu dâm. Tuy nhiên với cách khai thác tâm lý con người một cách táo bạo và cách làm phim độc đáo đã giúp Crash nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình.

The Human Centipede (2009) - Bị cấm chiếu vì quá ghê rợn

The Human Centipede là một bộ phim kinh dị thể xác Hà Lan nổi tiếng vì ý tưởng cực kỳ gây sốc và bệnh hoạn. Phim xoay quanh Tiến sĩ Heiter, một bác sĩ phẫu thuật người Đức thiên tài nhưng tâm thần, người trước đây chuyên tách rời các cặp song sinh dính liền. Tuy nhiên, ông ta giờ đây bị ám ảnh bởi việc tạo ra một sinh vật mới: "con rết người" (human centipede). Kế hoạch của Heiter là phẫu thuật nối ba người lại với nhau bằng cách nối miệng của người này vào hậu môn của người kia, tạo thành một chuỗi tiêu hóa chung.

Trong phòng thí nghiệm đáng sợ của mình, Tiến sĩ Heiter tiến hành ca phẫu thuật kinh hoàng. Ông ta cắt đứt dây chằng đầu gối của các nạn nhân để họ không thể đứng thẳng, sau đó thực hiện việc nối các cơ quan tiêu hóa. Mục tiêu của Heiter là biến họ thành một "cỗ máy" hoàn hảo, nơi người ở giữa sẽ tiêu hóa thức ăn của người phía trước, và người phía sau sẽ tiêu hóa chất thải của người ở giữa.

Bí ẩn phía sau những tác phẩm 18+ bị ‘cấm cửa’ trên thế giới
The Human Centipede bị cấm chiếu vì gây ám ảnh cho người xem

Khi vừa được công chiếu, The Human Centipede đã bị trỉ trích nặng nề do mức độ ghê rợn và tàn bạo của nó. Mặc dù không tập trung vào những cảnh kinh dị máu me tuy nhiên ý tưởng cốt lõi và hàm ý về sự làm nhục, mất nhân tính đã khiến bộ phim trở thành một trong những bộ phim gây sốc nhất mọi thời đại. Nhiều người sau khi xem phim đã không thể chịu nổi mức độ ghê rợn của phim, dẫn đến nôn mửa, ám ảnh nhiều tuần sau khi xem phim.

A Serbian Film (2010) - Bị cấm chiều vì chứa nhiều nội dung cực đoan

A Serbian Film là một bộ phim kinh dị tội phạm của Serbia ra mắt năm 2010, nổi tiếng toàn cầu vì nội dung cực kỳ bạo lực, gây sốc và bệnh hoạn, khiến nó bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia. Phim kể về Milos, một cựu diễn viên phim khiêu dâm, đang gặp khó khăn về tài chính để nuôi vợ và con trai. Tuyệt vọng, anh chấp nhận lời đề nghị đóng một bộ phim "nghệ thuật" được trả công hậu hĩnh từ một đạo diễn bí ẩn và lập dị tên Vukmir. Vukmir hứa hẹn đây sẽ là một trải nghiệm độc đáo và mang tính nghệ thuật cao.

Tuy nhiên, khi Milos bắt đầu tham gia dự án, anh dần nhận ra mình đang bị cuốn vào một thế giới địa ngục của những hành vi bạo lực tình dục tột độ, loạn luân và ấu dâm. Vukmir không chỉ đạo diễn mà còn thao túng Milos, ép buộc anh thực hiện những hành vi không thể tưởng tượng được dưới tác dụng của ma túy và sự đe dọa. Milos, trong trạng thái bị đánh thuốc mê và hoảng loạn, dần mất đi nhận thức về thực tại và bị buộc phải trở thành kẻ đồng lõa trong những tội ác kinh hoàng. Anh cố gắng thoát ra khỏi cơn ác mộng này và tìm cách bảo vệ gia đình mình.

Tại sao những bộ phim điện ảnh bị cấm? Giải mã những bí ẩn phía sau những tác phẩm bị ‘cấm cửa’ trên thế giới!!
A Serbian Film chứa quá nhiều nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức của xã hội

Tác phẩm bị cấm chiều ở nhiều quốc gia như Tây Ba Nha, Úc, New Zealand... do nội dung phim chứa nhiều nội dung cực đoan như ấu dâm, loạn luân, hiếp dâm… Với nội dung đầy rẫy những hình ảnh bệnh hoạn và đi ngược lại những giá trị đạo đức của xã hội, A Serbian Film đã phải chịu nhiều làn sóng chỉ trích dữ dội, thậm chí trở thành một trong những tác phẩm bị kiểm duyệt khắt khe nhất lịch sử.

Blue Is The Warmest Color (2013) - Bị cấm chiếu vì cảnh nóng

Blue Is The Warmest Color là một bộ phim chính kịch lãng mạn của Pháp, đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2013. Phim kể về hành trình khám phá bản thân và tình yêu của một cô gái trẻ - Adèle khi cô gặp Emma, một sinh viên nghệ thuật với mái tóc xanh. Mối quan hệ của họ phát triển thành một chuyện tình đồng giới mãnh liệt và đầy đam mê, bao gồm cả những cảnh tình dục chân thực và kéo dài.

Phim tập trung vào những thăng trầm trong mối quan hệ của họ: từ tình yêu hạnh phúc đến xung đột, ghen tuông và cuối cùng là sự tan vỡ đau đớn. Blue Is The Warmest Color là câu chuyện trưởng thành về tình yêu, nỗi đau và quá trình chấp nhận bản thân.

Tại sao những bộ phim điện ảnh bị cấm? Giải mã những bí ẩn phía sau những tác phẩm bị ‘cấm cửa’ trên thế giới!!
Blue Is The Warmest Color được cho là có nhiều cảnh 'nóng' không phù hợp

Dù đoạt giải, phim vẫn bị cấm ở một số nước như Singapor, Tunisia do những cảnh nóng đầy táo bạo, được nhận xét là vượt xa ranh giới của dòng phim nghệ thuật thông thường.

The Evil Dead (2013) - Bị cấm chiếu vì nội dung bạo lực

The Evil Dead là phiên bản remake của bộ phim kinh dị kinh điển cùng tên năm 1981 của Sam Raimi - đạo diễn đứng sau loạt tác phẩm kinh điển như Spider-Man Don’t Breathe. Phim tập trung vào cuộc chiến sinh tồn đẫm máu của những người sống sót chống lại bạn bè và người thân của mình khi họ bị quỷ chiếm hữu. Các cảnh quay đầy rẫy bạo lực đồ họa, máu me, chặt chém và kinh dị thể xác. Mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt thế lực quỷ dữ trước khi tất cả bị hủy diệt hoàn toàn.

Tuy thu hút được lượng fan trung thành và được đánh giá là một trong những tác phẩm kinh dị mạnh mẽ nhất nhưng chính sự tàn bạo của phim đã khiến The Evil Dead đã gặp không ít khó khăn khi phát hành. Bầu không khí ghê rợn cùng những cảnh kinh dị gây sốc trong phim như cắt lưỡi, chặt tay… đã khiến bộ phim phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe.

Bí ẩn phía sau những tác phẩm 18+ bị ‘cấm cửa’ trên thế giới
Vì quá kinh dị nên The Evil Dead bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia

Đến nay, The Evil Dead vẫn bị cấm chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới do nội dung quá mức bạo lực và tàn nhẫn.

Lisa (BlackPink) ‘đốt mắt’ người hâm mộ với màn trình diễn 18+ tại Coachella Lisa (BlackPink) ‘đốt mắt’ người hâm mộ với màn trình diễn 18+ tại Coachella
Phim 18+ ‘Die, My Love’ tạo địa chấn tại Cannes: Jennifer Lawrence và Robert Pattinson chạm tới ranh giới của điên loạn Phim 18+ ‘Die, My Love’ tạo địa chấn tại Cannes: Jennifer Lawrence và Robert Pattinson chạm tới ranh giới của điên loạn

Lương Hoàng