(TGĐA) - Với chủ đề Vai trò của nhạc dân gian, ca sĩ Long Nhật có những bộc bạch với dòng nhạc truyền thống này. Tuy thể loại nhạc dân gian được ít người nghe so với những dòng nhạc khác nhưng vẫn mang một sức sống mãnh liệt và ngày càng phát triển nhờ thế hệ nghệ sĩ trẻ ngày nay.
Long Nhật kể lại 'cuộc trốn chạy' gia đình để theo đuổi đam mê ca hát | |
Long Nhật tiếc nuối khi chưa từng rót nước mời bố vợ trong 23 năm làm rể |
Mở đầu chương trình Kính đa chiều, host Lê Hoàng đặt vấn đề vì sao hiện nay ít chương trình, ca sĩ thể hiện dòng nhạc dân gian? Hơn hết đối tượng khán giả nghe thể loại nhạc này cũng dần vơi đi? Ca sĩ Long Nhật bày tỏ: “Tôi lạc quan hơn đạo diễn Lê Hoàng vì dòng nhạc trữ tình quê hương hay dòng nhạc dân gian vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể”.
Bên cạnh đó, ca sĩ Long Nhật và đồng nghiệp cũng tham gia nhiều chương trình về dòng nhạc dân gian với vị trí giám khảo như Những câu hò, Giọng ca vàng bolero Việt Nam… Trong cuộc thi Giọng hát vàng miền Nam, nam ca sĩ chấm điểm cùng NSƯT – nhạc sĩ Thế Hiển và NSƯT Vân Khánh về nhạc phim, nhạc trữ tình Cách mạng, nhạc truyền thống, nhạc bolero trữ tình, những ca khúc mang âm hưởng dân ca các vùng miền. Theo nam ca sĩ, khán giả của những dòng nhạc này ngày càng đông.
Tuy nhiên những năm về trước, ca sĩ Long Nhật từng có một khoảng thời gian buồn đến mức phải ra nước ngoài vì trong nước không còn nhiều người nghe nhạc quê hương, nhạc dân gian hay nhạc bolero mà chỉ với những người xa quê hương mới nghe thể loại âm nhạc này.
Sau đó lại đến giai đoạn quá độ khi khán giả thích những ca khúc dễ nghe, dễ hiểu. Ca sĩ Long Nhật tiết lộ anh biết nhiều đồng nghiệp trẻ tuổi đi show dày đặc sau thế hệ Trọng Tấn, Anh Thơ. Theo ca sĩ Long Nhật, nhiều thí sinh trẻ tham gia chương trình Sao mai của VTV chọn dòng nhạc dân gian để dự thi và giá cát-xê của ca sĩ hát dòng nhạc quê hương, bolero, nhạc trữ tình, dân gian rất cao.
Đạo diễn Lê Hoàng nhận định: “Chúng ta sẽ không bao giờ đi xa được nếu không hiểu rõ cái nền âm nhạc Việt Nam. Để hiểu rõ nền âm nhạc Việt Nam thì đầu tiên chúng ta phải có cái cơ sở lý luận. Thứ hai, chúng ta phải bảo tồn cơ sở lý luận đó và thứ ba chúng ta phải xây dựng đội ngũ yêu thích, đưa các chương trình, giáo trình nhạc dân gian vào trong những các cuộc thi, các cuộc biểu diễn và cả học viện âm nhạc”.
Host chương trình Kính đa chiều lấy ví dụ thanh nhạc phải có khoa dân gian riêng. Vì nhắc đến âm nhạc hiện nay hầu như chỉ đề cập đến âm nhạc hiện đại và nhạc trẻ. Đối với dòng nhạc dân gian, ngoài những nghệ sĩ gạo cội như Anh Thơ, Trọng Tấn, NSƯT Vân Khánh thì số lượng ca sĩ theo đuổi thể loại nhạc này khá ít. Host Lê Hoàng cho rằng đây là vấn đề đáng suy nghĩ vì theo nam đạo diễn dù ở độ tuổi nào thì nghe nhạc dân gian đều thấy hay.
Trái ngược với sự bi quan của đạo diễn Lê Hoàng về tình trạng nhạc dân gian hiện nay, ca sĩ Long Nhật cho rằng nhiều người vẫn còn giữ nét văn hóa, hơi thở của dòng nhạc này. Ca sĩ Long Nhật cho biết trong chuyến đi dọc miền Trung gần đây, anh vẫn nhìn thấy những kiểu hát đối đáp khi giã gạo ở Huế hay những sân khấu diễn tuồng vẫn còn sáng đèn từ khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam vào đến Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Định. Đoàn tuồng vẫn lưu diễn và những trích đoạn vở diễn vẫn được thể hiện. “Tôi xem và thấy âm nhạc dân gian Việt Nam có đặc thù rất riêng và có sự khác biệt cũng như tương đồng với các nước lân cận. Như Hồ Quảng gần giống với kinh kịch của Trung Quốc”, ca sĩ Long Nhật chia sẻ.
Đạo diễn Lê Hoàng đồng tình khi cho rằng mọi người cần phải biết điểm tương đồng, khác biệt cũng như bảo tồn, phát triển dòng nhạc dân gian. “Chúng ta phải đưa văn hóa dân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng trở thành những môn nghiên cứu đàng hoàng, có học viện chứ không phải trông chờ vào cảm xúc”, nam đạo diễn nêu quan điểm.
Ca sĩ Long Nhật cho rằng ngoài việc bảo tồn phát triển thể loại nhạc dân gian thì cần phải tạo sự hấp dẫn cho dòng nhạc này. Ngày trước, đoàn tuồng cổ Minh Tơ và đoàn tuồng cổ Huỳnh Long của TP.HCM đã thực hiện bước đột phá sáng tạo khi đưa những điệu lý câu hò Việt Nam vào vở diễn Tô Hiến Thành xử án Thượng Dương hoàng hậu. Theo ca sĩ Long Nhật, thay vì các đạo diễn nhạc sĩ thời ấy chọn những bài bản Hồ Quảng hay những bài bản lớn của Trung Quốc thì lại chọn những điệu lý câu hò lồng ghép vào vở diễn. “Đoạn Tô Hiến Thành xử án cho Thượng Dương hoàng hậu thì hát cả đoạn Lý cây bông, Lý Cái Mơn. Khi hát những ca khúc của người Việt Nam thì mới chinh phục được trái tim của người Việt”, ca sĩ Long Nhật bày tỏ.
Cuối chương trình Kính đa chiều, đạo diễn Lê Hoàng bày tỏ mong muốn âm nhạc dân gian có thể được biểu diễn hàng đêm và cũng để nghệ sĩ theo dòng nhạc này có thêm đất diễn. Vì theo nam đạo diễn, bất cứ dân tộc nào muốn trường tồn thì văn hóa phải trường tồn đầu tiên.
Kính đa chiều – chủ đề tiếp theo Đạo đức nghề nghiệp của luật sư với sự tham gia của host Lê Hoàng và luật sư Trương Thị Hòa sẽ được phát sóng vào lúc 20h00 ngày 22/4 trên kênh VTV9.
Long Nhật kể lại 'cuộc trốn chạy' gia đình để theo đuổi đam mê ca hát (TGĐA) - Chuyện tối cùng sao tuần này giới thiệu tới khán giả một nghệ ... |
Long Nhật tiếc nuối khi chưa từng rót nước mời bố vợ trong 23 năm làm rể (TGĐA) - Đấu trường ngôi sao 2023 sắp đi đến đêm tranh tài cuối cùng ... |
Mi Ty