(TGĐA) - Tập 14 Hát mãi ước mơ là màn chiến thắng tuyệt vời của cô giáo 'lớp học khuyết tật'. Bên cạnh đó, tài năng của nữ thí sinh khiếm thị là 'cao thủ' cờ vua cũng khiến không ít người trầm trồ ngưỡng mộ.
Ngoài giám khảo quen thuộc là Trấn Thành, Cẩm Ly, tuần này là sự xuất hiện của ca sĩ - diễn viên Anh Tú. Nam diễn viên Gia đình là số 1 diện bộ vest lịch lãm, “đốn tim” khán giả với vẻ ngoài bảnh trai và chỉn chu nhất. Với những ca từ tự sự, da diết của chàng trai trẻ đang yêu, bài hát Cho con tim một lý do được Anh Tú thể hiện một cách trọn vẹn cảm xúc. Ngoài ra, anh chàng còn đảm nhận trọng trách làm giám khảo khách mời của chương trình.
|
Vòng ước mơ
Cụ bà đã 80 tuổi vẫn đong đầy niềm đam mê gõ đầu trẻ khiến mọi người ngưỡng mộ
Câu chuyện đầu tiên là cô Huỳnh Thị Thanh. Đã hơn 80 nhưng bà vẫn còn niềm đam mê với công việc gõ đầu trẻ. Dù đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng cụ vẫn làm việc vì miếng cơm manh áo. Công việc của cụ là dạy kèm các em học sinh tiểu học quanh xóm. Thu nhập từ công việc này chỉ khoảng 60 nghìn đồng mỗi em, có những em hoàn cảnh khó khăn, cụ không nỡ lấy tiền mà dạy miễn phí.
Ở tuổi gần đất xa trời, khi chồng đã qua đời, đứa con gái duy nhất có chồng xa nhưng cũng khá khó khăn không thể phụ giúp tài chính cho cụ. 14 năm trước, cụ không may bị té gãy chân phải phẫu thuật, đến giờ vẫn chưa đi rắp những cây đinh còn ở chân, nhiều lúc đau nhức rất khó chịu, nhưng vì điều kiện không cho phép nên cụ phải cắn răng chịu đựng.
|
Cô Nguyễn Thúy Điệp - 72 tuổi, hiện làm nội trợ ở quận 8, Tp.HCM. Từng là đồng nghiệp cũ, nay biết được hoàn cảnh khó khăn của cụ Thanh nên cô Điệp đã đăng ký tham gia chương trình Hát mãi ước mơ để hát giúp đỡ mong muốn có một khoản tiền để giúp cụ Thanh có cuộc sống đỡ vất vả hơn, có thể đi viện điều trị đôi chân và tiếp tục sự nghiệp gõ đầu trẻ của mình.
Xuất hiện trên sân khấu trong bộ áo dài truyền thống, cô Điệp trình bày ca khúc Xóm đêm (st Phạm Đình Chương). Đã hơn 70 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên cô được đứng trên sân khấu, vì thế cô khá run và hồi hộp. Trấn Thành nhận xét, ở độ tuổi của cô Điệp mà có một giọng hát vang và khỏe như vậy là điều hiếm hoi. Ngoài ra, nam danh hài không tiếc lời khen ngợi tinh thần và sự đẹp lão của cô Điệp khiến cô cười ngại ngùng.
Vận động viên cờ vua hát cho người mẹ đơn thân mù lòa khiến khán giả không kìm được nước mắt
Câu chuyện thứ 2 xúc động không kém là người chơi Đào Thị Lệ Xuân, 32 tuổi, hiện là Phó chủ tịch hội người mù quận Bình Thạnh. Ngoài ra, chị còn dạy thêm ngoại ngữ ở nhà và làm công việc dịch sách. Bất ngờ hơn, chị còn là một vận động viên cờ vua của đội tuyển TP.HCM.
|
Chị Xuân đăng ký tham gia chương trình Hát mãi ước mơ để hát giúp cho người bạn cũng bị khiếm khuyết như mình, đó là chị Mã Thị Hồng Phấn - 26 tuổi, quê ở Bình Thuận. Từng là sinh viên Đại học Sư phạm nhưng số phận trớ trêu, chị Phấn bị bệnh dẫn đến thị lực mất hẳn. Rồi trước khi hay mình mang thai, người chồng đầu ấp tay gối gắn bó ngần ấy năm trời đã dứt áo ra đi, để chị - người phụ nữ mù lòa nuôi con một mình với bao nỗi khó nhọc cuộc đời. Ước nguyện lớn nhất của chị là được nhìn thấy con trai lớn lên khỏe mạnh từng ngày và trau dồi thêm ngoại ngữ để có công việc ổn định hơn, cải thiện cuộc sống cho hai mẹ con sau này.
Chọn bài hát Về quê để trình bày ở vòng đầu tiên, chị Xuân như khiến cả khán phòng như vỡ òa khi cất lên câu hát đầu tiên. Cả BGK rất bất ngờ trước tài năng ca hát của chị. Chất giọng trong trẻo cùng cách luyến láy mượt mà như khiến phần trình diễn càng thêm xuất sắc. Tiếp đó, chị Xuân còn bật mí sự yêu thích đối với bộ môn cờ vua của mình là từ chồng của chị, làm BGK đứng ngồi không yên vì sự duyên dáng, dễ thương ấy.
Cô giáo “lớp học khuyết tật” hát cho chính học trò của mình
Chị Mai Huỳnh Bích Thơ - 40 tuổi, giáo viên dạy trẻ tàn tật ở Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè. Nối nghiệp từ người mẹ cũng từng làm công việc này và chị có đứa con cũng chậm phát triển nên chị rất trân trọng và yêu quý các trẻ con nơi đây.
Chị hát cho em Nguyễn Tấn Hoàng Nhật, Nhật bị bại não nên dù đã 8 tuổi nhưng em vẫn học chương trình của lớp mầm. Dù khó khăn là thế nhưng em rất nghị lực và biết vươn lên trong cuộc sống. Em nhận thức được và cố gắng mỗi ngày để mong một ngày nào đó được phát triển bình thường như bao bạn cùng trang lứa khác.
|
Cuộc sống hiện tại của em và gia đình khá khó khăn khi ba mẹ em lao động vất vả, mẹ thì làm tạp vụ, cha làm hồ. Em còn 2 anh chị đang ở tuổi ăn tuổi học. Gia đình luôn rơi vào tình trạng thiếu thốn trăm bề, học phí luôn đóng trễ so với các bạn. Đến nỗi, em cũng không có chiếc xe lăn để coi như phương tiện đi lại dành cho người khiếm khuyết.
Chị Thơ trình bày ca khúc như thể hiện chính công việc của mình – Cô đi nuôi dạy trẻ. Tuy rất run khi đứng trên sân khấu lớn nhưng chị đã hoàn thành tốt phần thi của mình. Ngoài ra, chị còn chia sẻ thêm về tình hình của bé Nhật, em giao tiếp tốt nhưng khó khăn khi phát âm nên em thường dùng cử chỉ để biểu đạt. Nhật phải tập thêm vật lý trị liệu để em có thể vận động tốt hơn khi cơ thể ngày một lớn dần khi em lớn. chị Thơ còn tâm sự nhiều điều về chính công việc cũng như niềm yêu thích từ chính công việc đặc biệt trong xã hội.
Chàng trai núi rừng thi hát để chung tay gìn giữ âm nhạc truyền thống Tây Nguyên
Câu chuyện cuối cùng là chàng trai Tây Nguyên tên Điểu Náp. Cha của Điểu Náp là ông Y Thim, một nông dân vốn có đam mê với âm nhạc truyền thống Tây Nguyên. Ông vừa làm ruộng nuôi gia đình vừa đi tìm và thu thập những cổ vật về âm nhạc Tây Nguyên. Bản thân ông chơi được rất nhiều nhạc cụ Tây Nguyên, vì không khá giả, đi làm nông làm rẫy nhưng ông vẫn giữ nguyên căn nhà sàn truyền thống và ngày ngày truyền đam mê lại cho các con. Nhưng ở Tây Nguyên hiện tại, những người như ông và gia đình ông còn lại rất ít. Thậm chí có những buôn làng không còn đến 1 cây đàn T’Rưng, 1 cây sáo.
|
Ước mơ của ông Y Thim là âm nhạc truyền thống Tây Nguyên nói riêng và truyền thống Tây Nguyên nói chung, mãi được những thế hệ trẻ tiếp nối và giữ gìn. Điểu Náp hiểu được ước mơ của cha, dù đó là một ước mơ to lớn. Anh tham gia chương trình Hát mãi ước mơ để hát và giới thiệu ước mơ của cha mình đến rộng rãi cả nước, để mọi người biết đến và chung tay viết tiếp ước mơ gìn giữ âm nhạc truyền thống Tây Nguyên đang dần bị mai một.
Đi tìm lời ru mặt trời là ca khúc mà Điểu Náp lựa chọn để thử thách. Lên sân khấu cùng anh là ông Y Thim. Giám khảo Trấn Thành cảm nhận từ cái nhìn đầu tiên khi gặp cha của Điểu Náp rằng ông rất có phong thái của một già làng. Điều đó chứng minh từ cách ông chia sẻ về những nhạc cụ hay hình ảnh của 2 bố con khi đứng trên sân khấu để chia sẻ niềm yêu thích về văn hóa Tây Nguyên.
Kết thúc vòng thi, số điểm của hệ thống máy dành cho 4 người chơi lần lượt là: cô Thúy Điệp đạt 76 điểm, chị Lệ Xuân 80 điểm, chị Bích Thơ 79 điểm và anh Điểu Náp 83 điểm. Như vậy, với số điểm thấp nhất, cô Thúy Điệp đành phải nói lời chia tay chương trình ở vòng 1. Cô ra về cùng phần thưởng 7 triệu 600 nghìn đồng.
|
Vòng chinh phục
3 thí sinh còn lại bước tiếp vào vòng 2 và lần lượt bấm nút chọn bài hát để thi đấu ở vòng này. Chị Lệ Xuân chọn được một sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương - Một mình. Với giọng hát của chị, giám khảo Trấn Thành mong muốn chị sẽ hát một bài mang âm hưởng dân ca hơn vì nó sẽ có độ cao, độ trong và thanh để có thể phô diễn hết giọng của chị. Chị Xuân có quãng cao đẹp nhưng cách xử lý ở quãng trầm chưa được tốt. Vì thế, ở bài hát này chị chưa thực sự thành công như bài hát đầu tiên.
Cô giáo Bích Thơ chọn bài hát Ca dao mẹ. Có lẽ chị Thơ vẫn chưa hết run, nên vẫn còn chênh trong giọng hát. Cuối cùng, Điểu Náp bấm được bài hát Em kể anh nghe. Với cách xử lý bài hát của anh, Anh Tú nhận thấy Điểu Náp muốn hát và xử lý theo một cách khác nhưng chưa ngọt và uyển chuyển.
|
Kết thúc phần thi của 3 thí sinh, số điểm mà anh Điểu Náp nhận được là 78, trong khi đó chị Lệ Xuân đồng điểm với cô giáo Bích Thơ là 79 điểm. Như thế, anh Điểu Náp là thí sinh tiếp theo phải dừng cuộc thi và ra về với số tiền thưởng 16 triệu 100 nghìn đồng.
Vòng tỏa sáng
Chị Lệ Xuân và chị Bích Thơ là 2 thí sinh xuất sắc nhất của chương trình tuần này. Vòng cuối, chị Lệ Xuân trình bày nhạc phẩm bolero Chờ người. “Chị Tư” Cẩm Ly thấy rằng, giọng của chị Xuân chỉ thích hợp với những ca khúc dân ca Bắc Bộ, đặc biệt là phải hát tông cao. Đối với những bài hát dùng giọng thật với những bài quãng thấp thì chị hát sẽ bị chao đảo.
Chị Bích Thơ thể hiện một sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Còn tuổi nào cho em. Trấn Thành nhận xét, chị Thơ hát rất hay, thả hồn vào bài hát và xử lý rất điêu luyện. chỉ có duy nhất một sai lầm làm chị gãy ở đoạn điệp khúc cuối. Nhưng tổng thể, chị Thơ đã thể hiện xuất sắc phần thi của mình.
|
Tổng số điểm của chị Xuân nhận được là 94 và chị Thơ là 99 điểm. Như vậy, chị Xuân chiến thắng 25 triệu đồng, và cô giáo Bích Thơ là người chiến thắng chung cuộc với 50 triệu đồng từ chương trình.
Tập 15 Hát mãi ước mơ sẽ được phát sóng vào lúc 20h25 thứ Sáu 08/6/2018 trên kênh HTV7.
Video Hát mãi ước mơ tập 14 (full):
'Hát mãi ước mơ': Chân dung chàng trai Ede khiếm thị, một tay lo cho người mẹ bệnh tật và các em (TGĐA) - Tập 12 Hát mãi ước mơ vừa lên sóng đã mang đến câu chuyện ... |
Xúc động khi bà cụ 80 tuổi hát cho người phụ nữ mất chồng, cưa chân vì bị tiểu đường ở 'Hát mãi ước mơ' (TGĐA) - Tuần này, thí sinh Hát mãi ước mơ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những ... |
'Hát mãi ước mơ' mùa 2: Xót xa trước cảnh ngộ éo le của những con người bất hạnh sống ở 'Làng Cùi' (TGĐA) - Hát mãi ước mơ tuần này sẽ khiến khán giả không cầm được nước mắt ... |
Rớt nước mắt trước câu chuyện nghệ sĩ cải lương Phi Hùng bị tai biến và bán vé số mưu sinh ở tuổi 86 (TGĐA) - Đã qua tuổi 86, độ tuổi “gần đất xa trời” nhưng nghệ sĩ cải ... |
Trấn Thành hát chế nhạc bán bún riêu giúp bà mẹ đơn thân ở 'Hát mãi ước mơ' (TGĐA) - Hát mãi ước mơ tuần này mang đến một màu sắc tươi mới với ... |
Mi Ty