(TGĐA) - Liệu những bộ phim như Cửu long thành trại đã khiến nền điện ảnh Hồng Kông khôi phục thời kỳ huy hoàng hay chưa?
'Cửu Long Thành Trại: Vây thành': Bom tấn võ thuật duy nhất năm 2024 gây bão với sự trở lại của những 'idol tuổi thơ' | |
'Cửu long thành trại' đại diện Hồng Kông tham dự Oscar 2025 |
Khoảng cách thế hệ và những hình ảnh bị lu mờ
Thập niên 80, điện ảnh Hồng Kông nổi danh một thời. Vô số ngôi sao nổi tiếng đã để lại dấu ấn của họ trong thời kỳ huy hoàng này, vô số cảnh phim và vai diễn kinh điển đọng lại trong ký ức khán giả, trở thành hoài niệm của rất nhiều người. Tuy nhiên, khi chúng ta xem lại những bộ phim này, lại phát hiện những nét mặt từng để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả, theo sự trôi đi của thời gian, đã trở nên mơ hồ, mờ mịt, không rõ ràng.
Những năm gần đây, đạo diễn Hồng Kông Vương Tinh rất thích hợp tác với các nhà làm phim trẻ tuổi ở Trung Quốc: “Họ luôn tràn đầy sức sống, sẵn sàng học hỏi, chăm chỉ phấn đấu”, khi dùng phương pháp truyền thống “truyền kinh nghiệm” của Hồng Kông để dẫn dắt người mới, ông đã nhìn thấy ở họ những phẩm chất “một là tài năng thiên phú, hai là khả năng chịu đựng”. Ngoài ra, Vương Tinh cũng mong chờ trong số các đạo diễn trẻ sẽ có “khoái thủ” (người nhanh nhẹn) như Khưu Lễ Đào, một năm có thể dàn dựng 2 đến 3 phim, giúp các đạo diễn trẻ nhanh chóng trưởng thành.
Đạo diễn Vương Tinh |
Từ những chia sẻ của đạo diễn Vương Tinh cho thấy, thế hệ đạo diễn gạo cội Hồng Kông: “Bắc tiến” trong những năm qua, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của điện ảnh Hong Kong bản địa. Nhà sản xuất Đặng Duy Bật đã nhận ra: “Khi các đạo diễn Hồng Kông ‘Bắc tiến’ phát hiện nhân viên hậu trường ở Đại Lục dần có kinh nghiệm, đủ trình độ kỹ thuật phối hợp với họ, cộng với những hạn chế về ngân sách, số nhân viên hậu trường mà họ có thể đưa sang Trung Quốc cũng sẽ giảm đi”. Kéo theo đó là cơ hội cho những đạo diễn trẻ Hồng Kông sẽ ngày càng ít đi. Những đạo diễn trẻ này vừa mới tốt nghiệp ra trường, không biết rõ sở thích của thị trường Trung Quốc, chỉ có thể quay một số phim kinh phí thấp ở Hồng Kông, cũng vì kinh phí eo hẹp, nên đề tài cũng bị hạn chế”.
“Phim Hồng Kông đã chết”?
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Vương Tinh từng đề cập đến, sự suy thoái của điện ảnh Hồng Kông là do thời điểm thập niên 90 thị trường Đài Loan nới lỏng hạn chế nhập khẩu phim Hollywood, dẫn đến kho vé điện ảnh Hong Kong biến mất. Bên cạnh đó, việc Hồng Kông và Trung Quốc hợp tác làm phim dần thịnh hành. Sau tác phẩm hợp tác đầu tiên Thiếu Lâm Tự, là sự ra đời của hàng loạt phim thương mại võ hiệp: Tân Long Môn khách sạn, Hoàng Phi Hồng 3: Sư vương tranh bá…
Lúc đầu, Trung Quốc rất chào đón đội ngũ sản xuất Hồng Kông như đạo diễn, nhân viên hậu trường và diễn viên. Đạo diễn Đặng Duy Bật nhớ lại, khoảng năm 2010, thị trường điện ảnh Trung Quốc nổi lên, kinh phí đổ vào, quyền chủ đạo dần nghiêng về Đại Lục, sức hấp dẫn của việc hợp tác theo đó dần giảm đi.
Những bộ phim như Tân Long Môn khách sạn, Hoàng Phi Hồng 3: Sư vương tranh bá minh chứng cho thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông |
Những thay đổi trong chính sách cũng làm nổi bật sự trỗi dậy của thị trường Trung Quốc, không cần sự “dẫn dắt” của phim Hồng Kông. Quy tắc quay phim hợp tác trước đó “tỷ lệ diễn viên chính của Trung Quốc không thể ít hơn 1/3 tổng số diễn viên chính trong phim”, do đó thường xuất hiện tổ hợp diễn viên chính: “nam diễn viên chính Hong Kong + nữ diễn viên chính Trung Quốc”. Năm 2019, sau khi các quy định liên quan được sửa đổi, phim đồng sản xuất đã “không bị hạn chế về tỷ lệ diễn viên, nhân viên hậu trường…”.
Mặc dù năm 2023 phim Hồng Kông bước vào “điểm đóng băng”, nhưng quá trình phục hồi và chấn hưng cũng đang diễn ra. CEO Diệp Thái Đắc của Tập đoàn giải trí Media Asia nói với truyền thông, hai năm trước Media Asia đã phát hiện ra sự rớt giá của đề tài phim cảnh sát tội phạm và lên kế hoạch khai thác các đề tài khác. Liên hoan phim quốc tế Hong Kong năm nay, Media Asia là một trong số ít công ty tổ chức họp báo giới thiệu phim mới.
Ví dụ trước khi quay Ngón tay vàng, ngoài hai diễn viên chính, đạo diễn Trang Văn Cường hy vọng có thể để các diễn viên trẻ đảm nhận vai diễn nặng ký hơn, chứ không chỉ là “cậu em chạy qua chạy lại bên cạnh cảnh sát”. Anh đã bàn bạc với Lưu Đức Hoa và Lương Triều Vỹ và được họ ủng hộ. Chính vì thế mà các diễn viên trẻ có nhiều đất diễn hơn, có nhiều cơ hội phát huy hơn, để rồi lần casting sau sẽ có thêm một diễn viên có thể lựa chọn.
Ngoài ra, trước vấn đề diễn viên “tổ hợp xếp hàng”, phim mới của Emperor Entertainment Group cũng nỗ lực chọn những gương mặt mới. Ví dụ Trương Học Hữu trong phim Hải quan chiến tuyến đã nhiều năm không đóng phim, Thử Sa trong phim Raging Havoc là “hạt giống” đầu tiên tham gia phim Hồng Kông, cũng là đại diện cho diễn viên trẻ Trung Quốc, chọn Tạ Miêu đóng phim cũng vì “Anh là diễn viên thực lực hiếm hoi biết võ thuật, chúng tôi muốn tìm một diễn viên có thể đánh đấm với Tạ Đình Phong, chứ không dựa vào kỹ xảo hậu kỳ”.
Tích hợp thời gian cần có, khác biệt vẫn khó có thể xóa nhòa, sự cộng hưởng càng khó tìm. Một trong những lý do đạo diễn Vương Tinh không làm phim hài nữa là: “Dòng phim hài Trung Quốc dễ dàng tìm thấy sự cộng hưởng tiếng cười với khán giả, nhưng đạo diễn Hồng Kông rất khó tìm thấy”.
Tuy nhiên, phải luôn sẵn lòng chấp nhận lẫn nhau, tin tưởng và cố gắng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vương Tinh cho rằng không nên có sự phân biệt giữa phim Hồng Kông và phim Trung Quốc: “Sau 1997, chỉ có phim Hoa ngữ”. Mặt khác, đây cũng là cách tối ưu để đạt được sự “dung hòa”.
Người ta luôn nhớ về thời hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông, những bộ phim võ hiệp kungfu từng gây bão toàn cầu, trở thành mấu chốt đưa phim Hoa ngữ tiến ra thế giới, những bộ phim Hồng Kông nổi tiếng với phong cách “mọi thứ đều quá mức, mọi thứ đều điên rồ”, dù là quy trình sản xuất cực đoan “bảy ngày quay xong”, hay “vừa viết kịch bản vừa quay”, vẫn cho ra đời vô số kiệt tác đáng nhớ.
Có lẽ không phải “Phim Hồng Kông đã chết”, bởi vì điện ảnh Hồng Kông của ngày hôm nay vẫn có hệ thống sản xuất hoàn chỉnh và nhân tài có năng lực chuyên nghiệp được người trong ngành công nhận. Chỉ là đứng trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội và thị trường, điều mà điện ảnh Hồng Kông cần không phải là “Độc cô cửu kiếm” đã thất truyền từ lâu, mà là một bộ “kiếm pháp mới” do bản thân tự ngộ ra.
Tổng kết doanh thu phòng vé nửa năm, 5 bộ phim Hồng Kông vượt 20 triệu HK$
Số liệu doanh thu phòng vé 6 tháng đầu năm (từ 1/1/2024 đến 30/6/2024). Chỉ tính riêng nửa đầu năm, tổng số phim trình chiếu đợt đầu ở Hồng Kông là 143 bộ, phim Hồng Kông chiếm 22 bộ, 121 không phải phim Hồng Kông, tổng doanh thu phòng vé là 640.063.694 HK$, so với doanh thu 771.861.137 HK$ cùng kỳ năm ngoái, đã giảm 17,08%.
Xét về thành tích tổng thể, phim Hồng Kông đạt thành tích tốt hơn phim phương Tây, ngoại trừ phim Cửu long thành trại: Vây thành có doanh thu hơn trăm triệu, 4 phim còn lại gồm Table For Six 2, The Moon Thieves, We 12 và Rob N Roll, đều có thể thuận lợi vượt mốc doanh thu phòng vé 20 triệu HK$. Trái lại, nhìn sang phim Hollywood, chỉ có Dune: Hành tinh cát – Phần hai và Godzilla x King: Đế chế mới có thể vượt mốc 20 triệu HK$.
Điều đáng nói là phim Hồng Kông nhiều lần đạt thành tích khủng, Cửu long thành trại: Vây thành đã phá vỡ kỷ lục số lượt khán giả đến rạp xem phim mà A Guilty Conscience lập năm 2023, trở thành phim Hồng Kông có lượt khán giả đến rạp cao nhất được ghi nhận, lên đến 1.598.674 lượt (tính đến 30/6/2024), còn được ghi nhận là phim có lượt khán giả đến rạp cao thứ hai trong số phim Hoa ngữ và phim phương Tây đã được trình chiếu, có hy vọng lập kỷ lục mới trong năm 2024.
Cửu long thành trại: Vây thành được cho là bộ phim làm sống dậy điện ảnh Hồng Kông |
'Đệ nhất hiệp nữ' Trịnh Bội Bội mãi ra đi ở tuổi 78 (TGĐA) - Trịnh Bội Bội - tên tuổi một thời của làng phim Hồng Kông, ... |
'Cửu long thành trại' đại diện Hồng Kông tham dự Oscar 2025 (TGĐA) - Mới đây, nhiều phương tiện thông tin truyền thông đưa tin rằng Cửu ... |
Trịnh Nghi