‘Dạ Điểu’: Vén màn thời khắc cuối cùng của triều đại Joseon

(TGĐA) - Ra mắt trong thời điểm có quá nhiều bom tấn đình đám đổ bộ trên thế giới, thế nên Dạ Điểu – tác phẩm của đạo diễn Ahn Tea Jin tựa như món quà cho những ai chủ động tìm tới nó, bởi đây rõ ràng là phim trinh thám tâm lý xuất sắc, đặt trong bối cảnh thời khắc cuối cùng của triều đại Joseon.

Siêu phẩm cổ trang Hàn của Yoo Hae Jin và Ryu Jun Yeol đứng đầu phòng vé Siêu phẩm cổ trang Hàn của Yoo Hae Jin và Ryu Jun Yeol đứng đầu phòng vé
Top 5 bộ phim cổ trang Hàn – Trung 'gây nghiện' nhất hiện nay Top 5 bộ phim cổ trang Hàn – Trung 'gây nghiện' nhất hiện nay
Phim cổ trang Hàn Quốc: Bữa tiệc đặc sắc và đa dạng, nhưng không phải ai cũng có thể tỏa sáng Phim cổ trang Hàn Quốc: Bữa tiệc đặc sắc và đa dạng, nhưng không phải ai cũng có thể tỏa sáng
1- Dạ Điểu - tác phẩm xuất sắc gần đây của điện ảnh Hàn
Dạ Điểu - tác phẩm xuất sắc gần đây của điện ảnh Hàn

Bí ẩn hoàng cung dưới con mắt người danh y mù

Tác phẩm của đạo diễn Ahn Tae Jin được lấy cảm hứng từ truyền thuyết kể về những phút cuối cùng trong giai đoạn trị vì của vua Injo với triều đại Joseon. Đặc biệt ở chỗ, chuyện phim được đặt góc nhìn vào một nhân vật không thuộc hoàng tộc, đó là danh y Kyung Soo.

Kyung Soo là danh y có biệt tài châm cứu với đôi mắt tuy mù lòa vào ban ngày nhưng lại tỏ tường trong màn đêm u tối. Thành ra, ta mới thấy cách đặt tên phim mang hàm ý sâu xa ra sao, bởi “Dạ Điểu” vốn là từ để nói về “cú” - loài động vật sống về đêm. Ở đây nó ám chỉ Kyung Soo - châm y có đôi mắt mù vào ban ngày nhưng lại trở nên sáng rõ vào ban đêm, cũng là thời điểm những bí mật động trời luôn xảy ra trong chốn thâm cung.

Kyung Soo là danh y độc thân không có vợ con, chỉ có một người tiểu đệ Kyung Jae mới 10 tuổi nhưng đã mắc bệnh tim mạch. Để có tiền chữa trị cho tiểu đệ của mình, Kyung Soo đã dấn thân vào làm thầy thuốc trong cung. Tại đây anh có duyên bầu bạn với thế tử Sohyeon vừa mới hồi cung. Tuy nhiên ngay sau đó thế tử qua đời một cách bí ẩn trong phủ của mình và Kyung Soo đã chứng kiến hết mọi thứ. Điều đó đẩy anh trở thành nghi phạm hàng đầu trong vụ án này, nhưng cũng làm cho vị danh y đấu tranh nội tâm day dứt bởi chỉ có anh mới biết sự thật.

Mạnh dạn khi hư cấu lịch sử

2 - Tác phẩm đươc giới phê bình khen ngợi nức lời
Tác phẩm đươc giới phê bình khen ngợi nức lời

Làm phim lịch sử không khác nào con dao hai lưỡi, khi cố gắng lấp đầy những khoảng trống vẫn còn là bí ẩn trong những ghi chép lịch sử bằng trí tưởng tượng. Một khi đã sử dụng tiền đề là các sự thật lịch sử, nhà làm phim phải đầu tư nghiên cứu sử liệu để khai thác triệt để tính sáng tạo của cá nhân, đồng thời không để bộ phim đi chệch khỏi khuôn mẫu lịch sử. Rõ ràng, Dạ Điểu là một tác phẩm xuất sắc để bất cứ ai có thể suy ngẫm về cách làm phim hư cấu dựa trên sự kiện có thật.

Phim không hề mang tính xuyên tạc, mà trái lại như Viện trưởng Lee Deok Il của Viện nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Hangaram đã đánh giá, phim đã cố gắng lấp đầy những khoảng trống vẫn còn là bí ẩn trong những ghi chép lịch sử bằng trí tưởng tượng dồi dào sức sáng tạo.

Trong sử sách, cái chết của thế tử Sohyeon chưa bao giờ được làm rõ, nhưng chi tiết vua Injo có mâu thuẫn và hiềm khích với thế tử Sohyeon có tính xác thực rất cao, đó là nguồn cảm hứng chính để Ahn Tea Jin tạo nên Dạ Điểu. Thêm vào đó, dù căn bệnh của Kyung Soo có vẻ kỳ lạ, nhưng đó là cả một quá trình nghiên cứu kỳ công ngoài đời của đạo diễn về chứng bệnh “mù ban ngày”.

3 - Phim được đặt dưới góc nhìn của vị danh y mù nhưng có khả năng nhìn thấu mọi thứ
Phim được đặt dưới góc nhìn của vị danh y mù nhưng có khả năng nhìn thấu mọi thứ

Dưới góc nhìn của châm y mù Kyung Soo – một nhân vật được sáng tạo thêm dựa trên sự thực, thì khung cảnh ban đêm trong cung điện càng được kích thích bởi sự sợ hãi và rùng rợn từ những âm mưu thâm độc. Kyung Soo chỉ là dân thường, nhưng con mắt kỳ lạ của anh giống như cán cân lương tâm của mỗi con người. Kyung Soo nhìn thấy vào ban đêm nhưng không rõ vào ban ngày, tựa như việc chúng ta có đủ dũng cảm để đứng ra bảo vệ công lý hay đành ngậm ngùi khuất mắt trông coi vì thấp cổ bé họng. Quả thực, dù mang bối cảnh cổ trang nhưng đạo diễn Ahn Tea Jin đã đặt ra câu hỏi mang tính thời đại.

Thêm vào đó, giữa trào lưu phim ca ngợi lịch sử dân tộc trong nước, Ahn Tea Jin lại dám đi ngược với số đông, mạnh dạn khai thác thời đại Triều Tiên Nhân Tổ - giai đoạn ảm đạm nhất trong lịch sử và ít được phim ảnh Hàn Quốc xây dựng. Ở thời điểm đó, Joseon đối mặt với nhiều trận thua và bị áp đặt bởi thế lực ngoại bang, chịu cảnh lệ thuộc. Cách Dạ Điểu đưa ra giải thích riêng về giờ phút cuối cùng triều đại Joseon không chỉ muốn nhắc khán giả đừng quên đi lịch sử, mà còn tạo động lực để họ tìm tòi, khám phá nó qua phong cách phim trinh thám pha lẫn kinh dị.

Chất phim Noir đặc sắc trong bối cảnh cổ trang

4 - Những âm mưu chốn thâm cung được mô tả một cách rùng mình
Những âm mưu chốn thâm cung được mô tả một cách rùng mình

Có cảm giác, Dạ Điểu đưa khán giả trở lại màu sắc của phim noir thập niên về trước. Bối cảnh phim không quá đặc sắc và tựa như rất nhiều phim cổ trang khác, nhưng ánh sáng mờ ảo, u ám tạo nên bầu không khí của sự chết chóc trong cung điện. Cảnh quay cận trong phim cũng được sử dụng khá nhiều, nhằm đặc tả nội tâm khó lường của nhân vật. Nhất là trong bối cảnh hỗn loạn và dần sụp đổ của một triều đại huy hoàng, thì dường như những giá trị cao đẹp nhất của tình thân, tình người hay lòng trung thành cũng sẽ sụp đổ nhanh chóng.

Nhà vua bất chấp máu mủ ruột rà để củng cố ngôi vị, đám quan lại chờ đợi thời cơ để cướp ngôi. Đáng sợ đến mức không nhân vật nào biểu lộ ra dã tâm thực sự, mà chỉ lẳng lặng chờ đợi thời cơ để gió bên nào mạnh sẽ hùa theo bên đó. Biên kịch Bang In Soo cũng đã rất thành công khi xây dựng nên câu chuyện với những phe phái đại diện cho những luồng tư tưởng đấu đá nhau, giữa kẻ yếu thế và những vị vua quan quyền lực trong triều đình. Số lượng nhân vật trong Dạ Điểu không hề ít, nhưng nhờ sự cân đo hợp lý về thời gian và hình ảnh, không có bất kỳ một nhân vật nào có vai trò dư thừa, mà trái lại còn đóng góp cho diễn biến chính của phim.

Như đã nói trên, tác phẩm của đạo diễn Ahn Tea Jin tựa như một món quà cho những ai chủ động tìm tới nó, vì phim vốn không dành cho những người xem khó quen với thể loại noir. Nhịp phim chầm chậm, dần dà về sau mới tháo bỏ cho người xem những khúc mắc. Kể cả vậy, khó thể chối cãi tình tiết trong Dạ Điểu có tính logic chặt chẽ, cũng như tập trung đúng vào mục tiêu đang hướng tới là khía cạnh về tâm lý dưới sự thể hiện của dàn diễn viên thực lực.

5 - Dù là phim lịch sử hư cấu nhưng cách diễn giải rất ấn tượng
Dù là phim lịch sử hư cấu nhưng cách diễn giải rất ấn tượng

Mặc dù đảm nhận rất nhiều vai diễn đa dạng từ chính đến phụ nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi ra mắt vào năm 1997, Yoo Hae Jin thử thách vai trò trở thành một vị vua trên màn ảnh và anh đã đem tới nhiều sắc thái mới mẻ. Riêng Ryu Jun Yeol, từ hồi đóng trong phim truyền hình ăn khách Reply 1988, anh đã sở hữu khả năng diễn xuất có hồn bằng ánh mắt.

6 - Phim là bài học sâu sắc về lòng tham và sự chính trực
Phim là bài học sâu sắc về lòng tham và sự chính trực

Tựu chung lại, Dạ Điểu là phim cổ trang hiếm hoi tới từ Hàn Quốc nói về cái kết của cả một triều đại hùng mạnh theo cách rất dung dị nhưng cũng đầy nghiệt ngã. Phim là hồi chuông cảnh tỉnh với những kẻ tham lam quyền lực, đồng thời cũng nêu cao tinh thần chính nghĩa của những con người đứng ở tầng lớp dưới đáy xã hội. Phim từng bán được 3 triệu vé sau 3 tuần công chiếu ở Hàn Quốc.

Siêu phẩm cổ trang Hàn của Yoo Hae Jin và Ryu Jun Yeol đứng đầu phòng vé Siêu phẩm cổ trang Hàn của Yoo Hae Jin và Ryu Jun Yeol đứng đầu phòng vé

(TGĐA) - Ra mắt khán giả Việt vào đầu năm 2023, Dạ Điểu hứa hẹn ...

‘The Red Sleeve’, ‘Người tình ánh trăng’ và những phim cổ trang Hàn có trang phục lộng lẫy nhất ‘The Red Sleeve’, ‘Người tình ánh trăng’ và những phim cổ trang Hàn có trang phục lộng lẫy nhất

(TGĐA) - Với phim cổ trang Hàn Quốc, trang phục là một trong những yếu ...

San San