(TGĐA) - Một câu chuyện với cách kể khá duyên, đủ cảm xúc, tiếng cười… và đong đậm tình gia đình… TGĐA đã có dịp trò chuyện cùng đạo diễn Đường về có nhau khi phim sắp kết thúc.
'Đường về có nhau': Câu chuyện gia đình của những người trẻ thời đại 4.0 | |
Đạo diễn Văn Công Viễn tiếp tục khai máy dự án 'Đường về có nhau' |
Có thể nói vài năm gần đây hoạt động tổ chức họp báo ra mắt phim truyền hình quy mô, hoành tráng của các nhà sản xuất phim tư nhân tại TP.HCM (trừ vài phim của VFC) gần như thiếu vắng. Vậy mà Ý Anh Film vẫn luôn duy trì hoạt động này qua các dự án của mình mỗi khi phim lên sóng (kể cả phim web-drama). Đây có thể là kết quả bước đầu cho một định hướng, bước đi riêng liên kết trong một quy trình sản xuất phim chuyên nghiệp thời điểm hội nhập. Anh có thể chia sẻ rõ hơn về định hướng này?
Chúng tôi ý thức rõ sự chuyên nghiệp và chỉn chu trong từng sản phẩm nên việc họp báo ra mắt sản phẩm để truyền thông đến với khán giả là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất chuyên nghiệp, mặc dù ngân sách làm phim không thể đảm nhận nổi. Hoàn toàn việc họp báo ra mắt là cần thiêt cho diễn viên và ekip được ra mắt khán giả gần nhất và hiệu quả nhất trong việc PR cho phim.
Đề tài tình yêu, gia đình và hạnh phúc không hề mới, nhưng đây chính là thử thách của Đường về có nhau trong cách kể, thủ pháp dàn dựng cho “nẩy” cái mới, cái riêng của anh. Anh có thể chia sẻ những nút thắt gay cấn cùng sự chia sẻ cảm thông trong việc “gỡ nút” hợp lý, tạo cảm xúc, thông điệp đẹp, ý nghĩa của bộ phim cho người xem?
Câu chuyện phim không mới nhưng chúng tôi đã tạo ra những nút thắt drama cho tuyến chính mới mẻ và một hành trình tâm lý gay cấn, kết hợp với thủ pháp kể chuyện đa tuyến một cách khéo léo làm cho mạch câu chuyện hấp dẫn liên tục có bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình bộ phim. Chúng tôi kết hợp công nghệ quay 4k hiện đại nhất vào phim nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh và bắt cảm xúc đẹp nhất cho diễn viên. Ý nghĩa bộ phim có nhiều tầng khác nhau về gia đình, tình yêu, bạn bè, anh chị em chúng tôi đan xen ẩn ý và kịch tính.
Với thế mạnh Ý Anh film xây dựng một hệ thống phim trường quy chuẩn, sẽ tạo nhiều thuận lợi trong quá trình quay (mà nhiều đoàn phim khác mong muốn). Song cái khó về nghề ở đây lại là việc thiết kế, phục hiện và chuẩn bị các đạo cụ trong mỗi bối cảnh phải đảm bảo tính chân thực thật đời (tránh thiết kế sân khấu). Vậy đoàn phim đã phải khắc phục thế nào?
Hệ thống Studio CineV nằm trong hệ thống của YA Film đã đưa vào hoạt động thí điểm một năm qua với mô hình phim trường dành cho quay phim và quay quảng cáo. Với 1.500 m2 phim trường chỉ đáp ứng một số set cơ bản cho phim Đường về có nhau, với ngân sách cho phép của dự án nên mức độ đầu tư cũng có phần hạn chế. Nhưng các bối cảnh trong phim đủ để truyền tải nội dung của phim muốn nói đến. Năm 2020 phim trường đang mở rộng ra thêm với 3.000 m2 và đang trong quá trình hoàn thiện nên với các dự án tiếp theo của YA Film phim trường CineV sẽ có thể đám ứng được toàn bộ bối cảnh nội của phim. Phim trường CineV thiết kế đặc biệt dành cho quay phim nên khi thiết kế đã được tư duy theo kiểu góc máy ánh sáng phù hợp cho việc quay hình. CineV tạo ra nơi cho các nhà làm phim thoải mái sáng tạo theo ngôn ngữ phim ảnh.
Đường về có nhau chủ yếu quay tại phim trường, đòi hỏi các diễn viên cần nhiều nỗ lực cả về diễn xuất, cảm thoại, nhất là đài từ tốt. Anh có thể chia sẻ về dàn diễn viên viên của mình?
Không riêng gì Đường về có nhau mà tất cả các phim làm từ trước giờ đều thu tiếng trực tiếp nên không có gì khó khăn. Trương Quỳnh Anh và Băng Di là đo ni đóng giầy cho 2 nhân vật chính nên đoàn phim được hỗ trợ từ 2 bạn rất tốt, thiệt là may mắn cho đến hết phim. Dàn diễn viên lớn tuổi đã rất hỗ trợ và chỉ dẫn cho các bạn trẻ, còn những diễn viên trẻ cũng đã rất nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt vai diễn nhất là Mạnh Lân. Đặc biệt sự trở lại của Hữu Vi rất nặng ký – một vai Phong điển trai, rất ấn tượng ngay từ cách nói chuyện.
Anh cùng NSX Lê Thị Kiều Nhi đã từng có hơn 15 năm trải nghiệm nghề với nhiều dự án điện ảnh, truyền hình thành công. Nhưng trong hướng đi của Ý Anh film vẫn tuân thủ trân trọng song hành cùng những cố vấn tên tuổi trong nước như NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn hay cố vấn phía nước bạn tại Hàn Quốc. Vậy hiệu ứng thiết thực cho mỗi dự án sẽ là?
Nhà sản xuất Lê Thị Kiều Nhi có xuất thân chuyên môn là đạo diễn nên trong công việc chúng tôi tuyệt đối tôn trọng và hỗ trợ nhau 200%. Gần đây sau khi chúng tôi hoàn thiện quy trình công ty, quy trình hệ thống phim trường và giờ sẽ sản xuất các nội dung lớn như phim cổ trang và chiến tranh nên thân chinh mời thầy NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn về cố vấn cao cấp theo từng dự án.
Tiêu chí 6 tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 của Ý Anh film là hướng tới hợp tác các dự án phim với nước ngoài qua 2 phiên bản điện ảnh và truyền hình về dòng phim cổ trang và áo dài Việt Nam. Anh có thể chia sẻ rõ hơn về các dự án này?
Năm 2020 YA Film đã chính thức mở rộng sang lĩnh vực hợp tác quốc tế. Nếu như không có dịch bệnh Covid-19 thì nay YA Film sẽ đi vào giai đoạn pre-pro, chuẩn bị cho việc bấm máy một phim về đề tài chiến tranh vào năm 2021, đây là dự án series có kinh phí hàng triệu đô của một Công ty châu Âu kết hợp với một nhà phát hành của Mỹ để sản xuất. Hiện nay dự án này phải dời do tình hình dịch bệnh nên mọi thứ phải lùi lại. Ngoài ra YA Film còn đứng vai trò đồng sản xuất với công ty Scarlet Visions trong dự án cổ trang về Hoàng thái hậu Ỷ Lan. Dự kiến trong 2020 sẽ hoàn thành phần quay demo để trình chiếu với các nhà phát hành quốc tế. YA Film đang hoàn thành phần nội dung của dự án điện ảnh sẽ bấm máy vào năm 2021.
Chân thành cảm ơn. Chúc YA Film luôn thành công.
'Đường về có nhau': Câu chuyện gia đình của những người trẻ thời đại 4.0 (TGĐA) - Chiều ngày 11/6, tại trung tâm Asiana Plaza Bình Thạnh, TP.HCM, nhà sản ... |
Đạo diễn Văn Công Viễn tiếp tục khai máy dự án 'Đường về có nhau' (TGĐA) - Sau thành công của dự án web-drama Bệnh viện thần ái, công ty Y ... |
Vũ Liên