Điện ảnh Myanmar – Hãy đến và giúp chúng tôi

(TGĐA) - Đó từng là một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ dựa vào những quy tắc mà nhà nước đề ra. Đó từng có những rạp chiếu phim dành cho khán giả trong nước với giá vé tương đối rẻ. Nhưng bắt đầu từ những năm 1970, một sự trượt dốc đồng loạt dẫn tới thực trạng hiện nay, điện ảnh Myanmar chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của một thời quá khứ rất đỗi huy hoàng của nó.

Poster_phim_The_People_Win_Through_in_trn_bo_Myanmar

Quá khứ vàng son

Trong suốt chiều dài lịch sử 93 năm của mình, nền công nghiệp điện ảnh Myanmar đã trải qua hơn 1 nửa quãng thời gian đó với những bước thăng trầm. Tuy nhiên, nếu nói rằng chiều hướng đi xuống của nó chỉ thực sự bắt đầu sau cuộc đảo chính năm 1962 – sự kiện mà sau đó đã đưa quân đội lên cầm quyền điều hành đất nước đi thep chế độ xã hội chủ nghĩa như hiện nay - như nhiều nhà bình luận nêu ra là không hoàn toàn chính xác. Bởi, cũng giống như quy luật tự nhiên và giống như nhiều quốc gia khác, điện ảnh Myanmar từng có một giai đoạn rất phát triển. Đó là giai đoạn khởi đầu, khi hãng phim đầu tiên ở Myanmar, Burma Film Co, ra đời và công chiếu bộ phim điện ảnh đầu tiên do hãng sản xuất có tên là Love and Liquor vào ngày 13/10/1920 - đây cũng chính là ngày kỷ niệm hàng năm của điện ảnh Myanmar. Tiếp đến, vào đầu những năm 1920, một số diễn viên Myanmar đã ra nước ngoài tham gia trong các bộ phim do Ấn Độ và Nhật Bản sản xuất. Vào năm 1932, điện ảnh Myanmar chuyển từ giai đoạn phim câm sang phim có tiếng ân thanh trong khi, Bollywood thậm chí còn đi sau đó 1 năm. Các phim lịch sử và phim truyền hình dành cho gia đình thống trị ở Myanmar trong suốt những năm 1920 và vào năm 1931, Wishing on a Grand Thing – phim nói tiếng Anh đầu tiên ra đời ở Myanmar. Vào năm 1930, A1 Film Company (Công ty sản xuất phim A1) xây dựng một phim trường sang trọng rộng 30 mẫu và nơi này được xem là Hollywood của Miến Điện. “Nó thể hiện sự phấn khích và sự quyến rũ của ngành công nghiệp điện ảnh” - U Myint Soe, cháu trai của nhà sáng lập A1 là U Nyi Pu, nhớ lại. Những năm 1930, điện ảnh Myanmar cũng chứng kiến ​​sự xuất hiện của các bộ phim có diễn viên đóng thế và phim hoạt hình. Bên cạnh đó, các bộ phim đề cập đến chủ đề chính trị xã hội - chẳng hạn như cờ bạc và tham nhũng cũng được phổ biến rộng rãi trong những năm 1920 và 1930. Một vài phim trong số đó đã được kiểm duyệt bởi chính quyền thực dân Anh. Cùng với cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Myanmar năm 1941, rất nhiều rạp chiếu phim đã bị trúng bom và nền công nghiệp điện ảnh tạm thời dừng chỗ cho sân khấu và truyền hình. Không có bộ phim nào được sản xuất cho đến khi cuộc chiếm đóng của người Nhật chấm dứt. Nữ diễn viên nổi tiếng Grace Swe Zin Htaik, người đã từng giành giải Academy Award của Myanmar và đã 5 lần được đề cử, chia sẻ với tờ The Bangkok Post: “Chúng tôi bắt đầu làm phim trở lại vào năm 1946, nhưng chất lượng không được tốt lắm. Trong suốt thời gian bị chiếm đóng, do không thể mua được phim, nên chúng tôi đã cố gắng giữ lại bằng cách đem chôn chúng xuống đất. Nhưng nhiệt độ dưới đất khiến cho phim bị hỏng đi nhiều.” Cũng theo lời Grace thì vào năm 1947, chỉ có khoảng 20 bộ phim Myanmar được thực hiện nhưng sau đó, con số này dần tăng lến tới 40 phim và tiếp đến là 60 phim. Giống như Bollywood, thời kỳ vàng của điện ảnh Myanmar kéo dài trong suốt những năm 1950. Giải thưởng The Academy Awards được tổ chức vào năm 1952 và vẫn duy trì đều đặn cho đến nay. Thậm chí, tổng thống Myanmar cũng tham gia vào lĩnh vực này. Vào năm 1953, tổng thống U Nu đã viết một kịch bản phim có tên là The People Win Through, được hãng Cascade Pictures California sản xuất. Đó là một bộ phim kinh điển nói về quyền của con người. Một chi nhánh của Universal Studios có trụ sở tại Ấn Độ đã đến Myanmar trong đầu những năm 1950 để tiến hành các hoạt động trợ giúp cũng như cung cấp nguồn phim cần thiết. Những người làm phim trong nước được chú trọng nâng cao năng lực và kiến thức của mình thông qua công việc hợp tác với một số chuyên gia quốc tế. Cũng trong thời gian này, số lượng các nhà sản xuất và rạp chiếu phim ở Myanmar cũng tăng theo cấp số nhân. Aung Si, 68 tuổi, một hậu duệ của người sáng lập công ty sản xuất phim A1, cho biết các diễn viên Ấn Độ và Thái Lan thường đến Myanmar bởi vì họ xem đó là là nơi có nhiều cơ hội.

Nữ diễn viên Grace bày tỏ sự tự hào xen lẫn tiếc nuối: “Chúng tôi từng là ánh sáng của nền công nghiệp điện ảnh Đông Nam Á – Đó là những ngày tháng mà chúng tôi đã đánh mất. Chúng tôi đã đi trước nhưng bây giờ thì chúng tôi đang đứng phía sau. Có lẽ đó là lẽ tự nhiên” - Bà nói với một nụ cười buồn vui lẫn lộn. Một điểm nhấn nổi bật khác của điện ảnh Myanmar giai đoạn này là sự ra đời của bộ phim chiến tranh nói tiếng Anh có tựa đề Purple Plain (1954), với sự tham gia của các diễn viên Gregory Peck và Win Min Than. Grace được diện kiến đại sứ Mỹ Derek Mitchell hai lần khi bộ phim tham gia LHP BAFTA do đại sứ quán Mỹ tổ chức vào năm 1955 và được đề cử ở hạng mục phim tranh giải.

Chưa từng đánh mất bản sắc

Din_vin_Grace_Swe_Zin_Htaik_trc_mt_pano_gii_thiu_phim_ti_mt_rp_chiu__Myanmar

Diễn viên Grace Swe Zin Htaik trước một pano giới thiệu phim tại một rạp chiếu ở Myanmar

Myanmar là đất nước từng là thuộc địa của Anh, vì thế, nhiều giả định cho rằng sự thống trị của điện ảnh Myanmar trong giai đoạn đầu là kết quả của sức ảnh hưởng hoặc hỗ trợ của nước Anh. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, điều đó là không có căn cứ xác đáng. Grace khẳng định: “Sức ảnh hưởng từ nước Anh là không đáng kể.” Được biết, dù có một vài sự hỗ trợ về mặt nội dung, nhưng không giống như Lào, vốn được hỗ trợ bởi Viện Phim Pháp, điện ảnh Myanmar không được Anh tài trợ. Tuy nhiên, gần đây, Hội đồng Anh đã tiến hành một khóa học tạo nguồn viết kịch bản cũng như đào tạo về hoạt động tiền sản xuất và hậu lỳ. Điều này là rất cần thiết cho điện ảnh Myanmar vì thế, các nhà quản lý cần phải lôi kéo thêm các tổ chức bên ngoài để có nhiều hơn nữa các hoạt động tương tự. Grace cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Quỹ Ford tại Michigan. Tổ chức này đã cung cấp một khoản tiền bạc đáng kể để có các hoạt động hợp tác làm phim và sau khi các nhà làm phim hoàn thành dự án của mình, họ để lại các trang thiết bị và tặng cho Ủy ban phát triển điện ảnh Myanmar.

Đạo diễn U Soe Moe, người đã hai lần giành giải Academy Award cũng đồng tình về vai trò của Anh đối với nền điện ảnh trong nước nhưng mặc nhiên phủ nhận chuyện này có ảnh hưởng đến khía cạnh văn hóa bản xứ, dù chỉ là chút ít. “Kể từ khi còn là thuộc địa của Anh, các bộ phim của Myanmar chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi người Anh. Ngay cả tác phẩm xuất hiện từ ngày đầu như Love and Liquor cũng có đầy đủ các yếu tố và các đặc trưng của những bộ phim Myanmar”, ông nói. Ông cũng khẳng định thêm rằng các nhà làm phim Myanmar chưa bao giờ áp dụng các kỹ thuật làm phim của Anh, mặc dù một số nhà làm phim là bạn cũ của ông đã sử dụng thiết bị của Anh chế tạo để làm nghề trong thời kỳ đất nước còn là thuộc địa. Trong giai đoạn cuối những năm 1950, sự can thiệp về khâu kiểm duyệt của nước Anh không còn tồn tại, ban kiểm duyệt quốc gia Myanmar đã được thành lập. Nhằm khẳng định truyền thống gia đình, nghệ sĩ Wah Nu, có cha và ông nội là đạo diễn nổi tiếng, chú của cô cũng là một diễn viên, nhớ lại: "Ông tôi bắt đầu làm phim vào năm 1959 và ông đã không gặp bất cứ chuyện gì với vấn đề kiểm duyệt. Ông đã thực hiện bộ phim về cuộc sống của người dân thường. Đó là một thời điểm tốt đẹp cho điện ảnh - 100 bộ phim vẫn đều đặn ra đời mỗi năm”. Khi Hội đồng cách mạng được thành lập vào năm 1962, chính phủ nhìn vào ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc như một hình mẫu học hỏi. Phim được sản xuất theo yêu cầu về nội dung và được chiếu tại các rạp chiếu phim nhà nước sở hữu. Tuy nhiên, với mô hình này thì cần đến chi phí sản xuất rất cao mới đáp ứng được yêu cầu mà lý do chủ yếu là do bộ máy hệ thống khá cồng kềnh, hội đồng cách mạng từ bỏ kế hoạch này và tìm một cách tiếp cận khác đối với phim ảnh. Một nghị định kỳ lạ ra đời năm 1982 quy định rằng các diễn viên phải thực hiện ba phim cùng một lúc. Điều này dẫn đến một sự phản ứng trong giới làm phim: "Đó là việc khá điên rồ! Tôi không thể chấp nhận nó và đã có một cuộc tranh cãi với các quan chức. Sau đó tôi bị cấm làm phim trong sáu tháng. Tôi đã ký rất nhiều hợp đồng với các nhà sản xuất, vì vậy tôi đã gặp họ, đặt tiền trên bàn và nói rằng tôi muốn trả lại trừ khi họ có thể có đủ khả năng để chờ đợi sáu tháng đối với tôi. Chỉ có một trong bảy người đã lấy tiền lại, Grace nói.

Bà tin rằng nghị định chỉ đơn giản là một cách mà các nhà quản lý điện ảnh Myanmar cho thấy họ có thể kiểm soát cuộc sống chuyên nghiệp của các diễn viên. Một nghị định khác đã được ban hành, chẳng hạn như đòi hỏi cả kịch bản và thời gian công chiếu chỉ có giá trị trong ba năm. Tuy vậy, ngành công nghiệp điện ảnh Myanmar vẫn tương đối sôi động cho đến giữa những năm 1970.

Hy vọng vào tương lai

Poster_phim_Purple_Plain1

Poster phim Purple Plain1

Vào năm 1972, các bộ phim được làm với mục đích duy nhất là nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự. “Và điều này hoàn toàn ngừng phát triển sáng tạo của chúng tôi," Grace nói. Thành viên của Hội đồng phim đã được thay thế bởi những người do chính phủ bổ nhiệm, và xa hơn việc hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh. Đến lúc này, một loạt các chủ đề được chính phủ cho phép đề cập đến trong điện ảnh đã bị thu hẹp lại. Toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh đã buộc phải chấp hành theo quy chế mới. Cha của Wa Nu bắt đầu làm phim trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa của năm 1970, nhưng việc đó đã không được tiếp tục khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1988 xảy ra, kéo theo đó, những vấn đề nghiêm trọng nhất đã bắt đầu. Lại thêm một lần nữa, các bộ phim này đã bị từ chối vì một số yếu tố như âm nhạc và sự xuất hiện của diễn viên hàng đầu, được coi là trái với quy định của nhà nước. Sau khi phong trào dân chủ nổ ra vào năm 1988 (trong đó nhiều đạo diễn và các diễn viên tham gia), buộc chính phủ Myanmar phải quản lý điện ảnh chặt hơn. Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt áp đặt bởi các nước phương Tây đã làm cho điện ảnh Myanmar gặp nhiều khó khăn khi không có được thiết bị quay phim hiện đại để theo kịp thời đại. “Đó là dấu mốc để các nhà làm phim chuyển qua giai đoạn sản xuất phim theo định dạng CD,” Kyi Soe Tun nói. Các băng video được phân bố rộng rãi không chỉ ở Yangon mà trên khắp cả nước. Khi định dạng CD thay đổi thành đĩa DVD vào đầu những năm 1990, các rạp chiếu phim cũng bắt đầu bùng nổ với khoảng 1000 phim DVD được thực hiện mỗi năm. Tuy nhiên, hệ quả tất yếu là lượng người xem đến rạp giảm mạnh. Vì chỉ với một DVD có giá 0,5 USD, cả gia đình có thể thưởng thức một bộ phim tại nhà. Số tiền này chỉ là một phần nhỏ so với mệnh giá của một vé xem phim chiếu rạp. Tệ hơn nữa, giống như nhiều quốc gia khác, tình trạng vi phạm bản quyền với phim Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc trở nên phổ biến đã đẩy ngành công nghiệp sản xuất phim Myanmar xuống đáy sâu của sự ảm đạm.

Cho đến năm 1988, các rạp chiếu phim đều do chính phủ sở hữu, mặc dù các quản lý có đem lại một số khởi sắc nhưng số lượng rạp hoạt động cũng vẫn bị suy giảm. Lý giải cho điều này, Grace nói rằng do quan điểm và thái độ của người dân đã thay đổi. Trong quá khứ, người ta sống bằng đam mê nhiều hơn, đặc biệt là với phim ảnh, nhưng với nhịp sống hiện tại, với giá đất tăng vọt, người ta cảm thấy việc đầu tư tài chính một cách khôn ngoan chính là phá bỏ các rạp chiếu phim để xây chung cư, căn hộ cao cấp. Bởi, không có gì đảm bảo chắc chắn là sẽ thu được lợi nhuận từ số tiền đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động của một rạp chiếu phim. Grace ước tính hiện có khoảng 100 rạp chiếu phim ở Myanmar, nhưng chỉ có khoảng dưới 50 rạp là còn đang họat động: "Tôi đã đến thăm một số rạp chiếu phim ở ngoài Yangon. Và Mawlamyine, thủ phủ của Mon State, và đã nhìn thấy một rạp chiếu phim đang được sử dụng như một nhà kho lưu trữ hải sản đông lạnh. Một vài chủ sở hữu rạp chiếu phim khác thì đang chia nhỏ lô đất và xem đó là tài sản kế thừa dành cho con cháu họ.”

Điều tất yếu là nền công nghiệp điện ảnh Myanmar đã và vẫn đang tụt dốc với và thực tế trong năm 2012, 70% phim được chiếu tại các rạp chiếu là phim nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa, không giống như Thái Lan và Campuchia, không có rạp chiếu phim nào tại Myanmar được trang bị hệ thống âm thanh vòm. Thiết bị trong rạp cũ kỹ là một lẽ, ghế ngồi dành cho khán giả cũng không đem lại cảm giác thoải mái và phần lớn đều đã cũ, dơ bẩn. Về đề tài, Kyi Soe Tun nói rằng dòng phim chủ đạo của Myanmar hiện nay là phim hài và phim hành động. Bên cạnh đó, một lượng lớn khán giả ngày càng yêu thích phim kinh dị và phim ma. Ngòai ra, theo Grace, một yếu tố phổ biến trong các bộ phim Myanmar hiện đại là nội dung đều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc vốn là điều cực kỳ phổ biến ở Myanmar. Hiện, rất nhiều người Myanmar thích và bị ảnh hưởng bởi phim Hàn Quốc, từ cốt truyện, âm nhạc cho tới trang phục diễn viên. Thi Thi, 27 tuổi, một hướng dẫn viên tại Myanmar Motion Picture Museum (Bảo tàng phim ảnh Myanmar) cho biết: Tôi không thích phim chính trị, tôi thích những bộ phim có cảnh sát truy đuổi, với những cảnh hành động. Ngoài ra, phim ma cùng là sở thích của tôi.” Cô cũng tin rằng thể loại lãng mạn vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với các khán giả nữ tuổi teen. Một diễn viên đang chờ đợi ký hợp đồng đảm nhận vai y tá trong bộ phim truyền hình Mandalay Forever cho biết: “Diễn xuất là đam mê của tôi, đó là lý do tại sao tôi chuyển nghề. Tôi muốn dành toàn bộ thời gian cho công việc đóng phim vì thế tôi đã xin thôi việc ở cửa hàng.” Những diễn viên phụ như cô kiếm được khoảng 15 USD một ngày. Tuy vậy, khi được hỏi những bộ phim hiện nay có gì khác so với trước đây, Su Sandi Win, 22 tuổi, diễn viên mới, cho biết cô không biết gì về những bộ phim cũ cả. Rất nhiều người phàn nàn về cái gọi là tiêu chuẩn về tính chuyên nghiệp của các diễn viên hiện nay cũng thấp hơn so với quá khứ. Hợp đồng làm phim không quy định giờ giấc cũng như các điều khoản quan trọng khác đều bị bỏ qua có nghĩa là các diễn viên chỉ coi công việc diễn xuất là một việc kiếm tiền đơn thuần. “Một số người yêu cầu không được quay quá 3 ngày cho mỗi bộ phim còn các nhà sản xuất không có quyền khiếu nại và không có điều khoản hợp đồng để khởi kiện. Điều này phá hủy chất lượng sản xuất phim,” Grace buồn bã nói. Một sự thay đổi cơ bản khác nữa là vai trò của giám đốc sản xuất khi mà mọi người dường như không quan tâm đến giai đoạn tiền sản xuất và giai đọan hậu kỳ, bối cảnh cũng không được đầu tư...

Tất cả những điều này cho thấy sau nhiều nỗ lực cải cách thất bại, ngành công nghiệp điện ảnh Myanmar tiếp tục bị thụt lùi so với thời gian. Và một lần nữa, giấc mơ về một tương lai tươi sáng hơn dường như liên tiếp bị dập tắt hết lần này đến lần khác. Dù vậy, các cuộc thảo luận với Bộ Thông tin với Universal Studios để tạo nên một "thành phố điện ảnh" tương