Họ đã làm gì khi khai thác cùng một thảm kịch?

(TGĐA) - Thảm kịch Utoya vừa được đưa lên màn ảnh rộng, không chỉ một mà đến hai phim! Vậy, các đạo diễn làm cách nào để tạo ra sự khác biệt khi cùng khai thác một đề tài được dư luận rất quan tâm?

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich Làm quen với các sinh vật sẽ 'phá đảo' bom tấn phép thuật trong 'Sinh vật huyền bí: Tội ác của Grindelwald'
ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich 'Sinh vật huyền bí: Tội ác của Grindelwald': Ngắm dàn phù thủy mới sẽ xuất hiện trong 'bom tấn' chung vũ trụ với 'Harry Potter'

Vụ thảm sát như một lời thức tỉnh

Bảy năm sau vụ tấn công khủng bố làm chết nhiều người theo kiểu “con sói đơn độc” tại Na Uy, điện ảnh đã bắt đầu khai thác nó nhưng ở hai góc độ khác nhau của hai đạo diễn khác nhau. Họ muốn lý giải tại sao thảm kịch này lại xảy ra và nó xảy ra cách nào. Hai cách dẫn truyện cũng rất khác và ý đồ dẫn dắt khán giả cũng khác.

Diễn biến thảm kịch: Buổi chiều ngày 22/7/2011, kẻ cực hữu Anders Behring Breivik kích nổ bom xe hơi tại trung tâm thủ đô Oslo của Na Uy làm chết 8 người và làm bị thương 209 người. Cũng cuối ngày hôm đó, Breivik cải trang thành cảnh sát đi phà đến Utoya, một hòn đảo trên hồ cách Oslo 35 km về phía Tây bắc. Tại đây, y thực hiện cuộc tàn sát khổng lồ trên diện rộng tại một trại hè giành cho học sinh do đoàn thanh niên thuộc Công đảng Na Uy tổ chức. Khi cảnh sát lên được hòn đảo hơn một giờ sau đó, đã có 69 người chết và 33 người bị thương. Vụ tấn công song sinh chỉ do một người thực hiện này đã gây sốc nặng cho toàn châu Âu và thế giới. Nhiều người xem thảm kịch là minh chứng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Ngay cả Na Uy, một đất nước thanh bình và yên ổn, nơi mọi người sống hòa bình với nhau cũng không thoát khỏi xu hướng này. Hai bộ phim mới ra đời có vẻ muốn vẽ lại bức tranh về thảm kịch với những gam mầu khác nhau. Sự hỗn loạn, tâm trạng khủng khiếp và nỗi sợ hãi. Năm ngoái, khi Breivik ra phiên tòa đầu tiên, y còn giơ tay chào kiểu quốc xã như một thách thức dư luận. Cả hai phim đều tự tiết chế liều lượng để khỏi xúc phạm người đã chết và đào sâu hố chia rẽ. Nhưng là phim ảnh nên cả hai đều có pha chút mắm muối để thu hút khán giả. Từ đây có khán giả đặt câu hỏi là có nên tái hiện một thảm kịch như thế trên màn hình nếu không thể giữ nguyên bản chất thật của thảm kịch với con mắt khách quan.

22 July

Đạo diễn Paul Greengrass được biết đến với các bộ phim dựa vào chuyện thật như Bloody Sunday, United 93Captain Phillips không xa lạ gì với những thủ thuật biến những biến cố có thật được nhiều người quan tâm thành một bộ phim điện ảnh. Nhưng đưa một câu chuyện có thật mà ai cũng biết lên phim sao cho khán giả chấp nhận được là điều không phải dễ. Bộ phim phải có cái gì đó mới, chưa được truyền thông khai thác để thu hút khán giả. Khi được hỏi tại sao thích làm phim dựa trên những biến cố có thật và thường là bi kịch, Greengrass nói: “Tôi chỉ là một người muốn đi tìm sự thật qua phim ảnh”.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich
Đạo diễn Paul Greengrass chỉ đạo diễn xuất trên phim trường 22 July

Greengrass là một trong hai đạo diễn đầu tiên khai thác thảm kịch tại Utoya. Bộ phim của ông có tên 22 July, phát hành trên dịch vụ Netflix vào ngày 10/10. Trong phim có cả cảnh phiên xử Breivik, phỏng vấn luật sư Geir Lippestad của sát thủ và phỏng vấn Viljar Hanssen, một học sinh bị bắn 5 phát nhưng may mắn thoát chết và hồi phục đầy đủ để ra làm chứng trước tòa. “Phim của tôi không nặng về vụ tấn công mà quan tâm đến cách người dân Na Uy chiến đấu để duy trì nền dân chủ của họ. Hàng trăm người thoát chết đã ra tòa đối diện với Breivik để trình bày quan điểm của họ về tự do, về lý tưởng và phẩm giá. Với cách làm này, họ đã chiến thắng hắn ta. Chính những người sống sót sau vụ tấn công đã đánh bại ý thức hệ cực đoan của Breivik” – Greengrass nói.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich
Cảnh trong 22 July của đạo diễn Paul Greengrass

Ông cho biết đã bỏ ra nhiều thời gian thăm đất nước Na Uy. Bộ phim chỉ sử dụng diễn viên Na Uy và các thành viên sản xuất cũng là người địa phương. Nam diễn viên Na Uy Anders Danielsen Lie đóng vai Breivik. Tuy nhiên, phim sử dụng tiếng Anh để tăng tính phổ cập của nó. Greengrass không nghĩ 22 July một bộ phim hư cấu. Nó cũng không đưa ra giải pháp mà câu trả lời cho những vấn đề bộ phim gợi mở thuộc về chính khán giả xem phim. “Đây là một thách thức lớn trong thời đại chúng ta. Dân chủ không phải là cái có sẵn hay được ban phát. Dân chủ là cả một quá trình với sự góp sức của nhiều người. Nó không có chỗ cho những tư tưởng cực đoan” – ông nhận định. Greengrass bác bỏ ý kiến cho rằng việc đưa Breivik lên phim là cho y cơ hội để truyền trao những quan điểm tiêu cực về thế giới và có thể dẫn đến những tác động không tốt lên khán giả trẻ. “Tôi không nghĩ khán giả ngây thơ đến độ không thể phân biệt được đúng sai và có cái nhìn không đúng về những gì Breivik gây ra cho cộng đồng” – ông nói.

Utoya - July 22

Bộ phim Utoya - July 22, ra rạp từ ngày 26/10, do Erik Poppe, người Na Uy đạo diễn, lại khai thác thảm kịch Utoya dưới góc độ khác. Poppe không xem Breivik là một nhân vật trong phim mà là “một mối de dọa giấu mắt không lường trước được”. “Có một day dứt về đạo đức khi tôi bỏ thời gian ra để khắc họa lại một nhân vật không đáng nói đến như thế. Tuy nhiên, tôi không hề tạo cơ hội để Breivik hồi sinh trên mạng xã hội mà tập trung vào câu chuyện của các nạn nhân trước cái sống và cái chết rất gần nhau mà họ đối diện. Khai thác bản chất của Breivik không phải ý đồ của Utoya - July 22” – Poppe nói.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich
Đạo diễn Erik Poppe và diễn viên Andrea Berntzen trong phim Utoya - July 22

Phim của Poppe có một đoạn dài nói về một cô gái chứng kiến cuộc tấn công kéo dài đến 90 phút tại Utoya. “Nữ anh hùng” đó là Kaja, một nhân vật giả tưởng cố gắng trong tuyệt vọng tìm đứa em gái ruột khi cả hòn đảo chìm trong sự sợ hãi, khủng khiếp và hoang mang. Khi Kaja và các bạn học nghe tiếng súng nhưng không biết nó phát ra từ đâu, bộ phim đã chiếu cảnh một hình người nhắm bắn từ xa bằng khẩu súng trường. Poppe lý giải đưa nhân vật giả tưởng vào phim là “để tạo điều kiện phản ảnh những gì đang xảy ra ở đó ở góc độ gần đúng nhất”. “Nhân vật Kaja được dùng như ‘phương tiện’ để nói về sự hoảng loạn và lo sợ của các nạn nhân suốt thời gian bị vây hãm, sự tương trợ và lòng can đảm để cùng nhau sống sót. Ngoài ra, tôi không thể đưa một nhân vật thật vào phim vì làm thế là vi phạm quy chuẩn đạo đức. Không nhân vật thật nào có thể ngồi xem một bộ phim nói về cái chết của bạn bè mình” – ông bộc bạch. Nữ diễn viên Andrea Berntzen đóng vai chính trong phim của Poppe. Bộ phim được chiếu giới thiệu lần đầu tại Liên hoan Phim Berlin 2018.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich
Cảnh trong Utoya - July 22 của đạo diễn Erik Poppe

Thủ phạm Behring Breivik bị kết tội khủng bố, giết người có toan tính và bị kết án 21 năm tù (Na Uy không có án tử hình). Bị biệt giam, năm ngoái, Breivik đổi tên thành Fjotolf Hansen và xin theo học ngành chính trị tại đại học từ xa. Được hỏi nghĩ sao nếu một ngày nào đó y sẽ được xem các bộ phim nói về mình, Greengrass nói: “Tôi không quan tâm đến anh ta. Breivik đang ngồi tù và sự quan tâm của tôi là số không”. Poppe cũng không quan tâm đến Breivik nhưng hy vọng y sẽ thức tỉnh sau khi xem phim. “Tuy nhiên, nhiều người nói với tôi là qua những gì anh ta thể hiện tại tòa anh ta sẽ không bao giờ hối tiếc hay thức tỉnh” – Poppe nói.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich
Tên khủng bố Anders Breivik chào kiểu Quốc xã tại phiên tòa năm ngoái

Kỳ vọng của hai đạo diễn

Poppe cho biết ông đã chuẩn bị xong tất cả cho bộ phim của mình trước khi nghe về bộ phim tương tự của Greengrass. Nhưng ông hy vọng hai phim sẽ bổ sung cho nhau về thảm kịch. Greengrass cũng tin là hai bộ phim sẽ cùng với truyện, phim tài liệu và phim truyền hình chung tay khám phá và rút ra những bài học về một thảm họa lớn được cả thế giới biết đến. “Tôi và nhiều người khác cùng góp gạch xây nên một bức tường bảo vệ cho cái tốt và một thế giới gồm những con người biết yêu thương nhau. Khi thế giới xảy ra những thảm kịch như 11/9/2001 tại New York, Mỹ và 22/7 tại Na Uy, mọi người đều tự đặt câu hỏi về sự an toàn của thế giới chúng ta đang sống. Điện ảnh cũng cố trả lời câu hỏi này bằng cả thủ pháp hiện thực lẫn hư cấu. Nhưng mục đích chung vẫn là để có một thế giới tốt hơn” – Poppe nói.

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich 'Sinh vật huyền bí: Tội ác của Grindelwald': Ngắm dàn phù thủy mới sẽ xuất hiện trong 'bom tấn' chung vũ trụ với 'Harry Potter'

(TGĐA) - Sau thành công của phần đầu ra mắt vào năm 2016 thì Fantastic Beasts: ...

ho da lam gi khi khai thac cung mot tham kich Hoãn chiếu bộ phim ‘Hunter killer’ tại Nga

(TGĐA) - Diễn viên Gerard Butler đóng vai chính trong Hunter killer. Nay bộ phim Hollywood ...

Trung Nguyên