(TGĐA) - Phim tiểu sử đích thị là một trong những “món ăn” còn thiếu trên bàn tiệc điện ảnh Việt mỗi năm. Chính vì tính nhạy cảm trong thể loại phim này, các nhà làm phim có lẽ còn “e ngại”, bởi rủi ro mà nó mang lại cũng không hề nhỏ.
Phim tiểu sử về huyền thoại Elvis Presley nhắm đến màn ra mắt 30 triệu USD | |
Hãng sản xuất muốn bỏ tình tiết đồng tính trong phim tiểu sử ‘Rocketman’ về danh ca Elton John |
Ranh giới giữa phim tiểu sử và phim tài liệu
|
Phim tiểu sử (hay còn gọi là biopic) là dạng phim tái hiện cuộc đời một nhân vật có thật, nêu bật tính cách, số phận và những bước ngoặt trong đời người đó. Những nhân vật này thường là văn nghệ sĩ, chính khách, doanh nhân, vận động viên… nổi tiếng và cuộc đời họ mang đậm dấu ấn thời đại.
Thật ra, phim tiểu sử hay dễ bị nhầm lẫn với phim tài liệu, khi cả hai dòng phim này đều dựa vào những chất liệu có thật, hay nêu bật quan điểm của tác giả về nhân vật được khai thác. Tuy nhiên, chỉ khác biệt một điều rằng phim tiểu sử cần có tính hư cấu để làm gia tăng giá trị hấp dẫn.
Giả dụ như Bohemian Rhapsody – phim tiểu tử về ban nhạc huyền thoại Queen, từng mang về giải Quả cầu vàng có những chi tiết đúng hoặc sai sự thật. Nhằm tăng kịch tính cho màn trình diễn Live Aid ’85, kịch bản đã xây dựng chi tiết Freddie Mercury đi thử máu và biết rằng mình đang phải đối diện với căn bệnh thế kỷ AIDS. Sau đó, trong một buổi tập trước thềm Live Aid ’85, ông tiết lộ bệnh tình với Brian May, Roger Taylor và John Deacon. Nhiều tài liệu cho thấy ở ngoài đời thực, Freddie Mercury lần đầu đi thử máu và xét nghiệm virus HIV vào khoảng thời gian 1986 - 1987, tức sau buổi diễn Live Aid ’85 khá lâu.
Sự thay đổi tình tiết kể trên chính là góc nhìn của riêng tác giả, nhằm đem lại kịch tính cho bộ phim, đạo diễn Bryan Singe muốn Bohemian Rhapsody có một cái kết hoành tráng và bùng nổ. Còn nếu không có sự thay đổi và cứ tuân theo y chang cuộc đời nhân vật như sự thật, rất dễ biến bộ phim tiểu sử “thành” phim tài liệu.
Rất khó để thực hiện
|
Đạo diễn Khắc Lợi hồi còn thực hiện bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông từng than thở rằng: “Khó làm lắm. Khó lắm!”. Rõ ràng các nhà làm phim Việt Nam đã rất dè dặt trong sáng tạo nghệ thuật, thêm vào đó là những hạn chế về diễn xuất, cũng như công tác đạo diễn.
Nên dù hơn hẳn những bộ phim chúng ta đã làm về Bác Hồ trước đây, nhưng phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông vẫn còn những hạt sạn về nghệ thuật và chưa thực sự thoát khỏi sự ràng buộc về khuôn mẫu, để thăng hoa như một tác phẩm nghệ thuật giàu chất sáng tạo, kể cả đạo diễn Khắc Lợi cùng các đồng nghiệp của mình khi ấy có phải cất công đi tìm kiếm chứng nhân lịch sử đã có quãng thời gian bên cạnh Bác, xem những video thật về Bác, đồng thời tìm xem những bộ ảnh về nhân vật ở nhiều thời điểm.
Bộ phim thời đó ít gây tranh cãi, một phần vì chưa có thời đại bùng nổ internet, hai là như đã nói trên, từ kịch bản đến diễn xuất đều ở mức vừa phải, không có đột phá, gọi là xem để hiểu thêm về một phần giai đoạn trong cuộc đời lãnh tụ Hồ Chí Minh, còn để nói xuất sắc và mang tính sáng tạo, có lẽ bộ phim chưa thể đạt được.
|
Mới đây, một danh nhân văn hóa của Việt Nam là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được đưa lên màn ảnh qua bộ phim Em và Trịnh của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Mặc cho kinh phí được công bố đến 50 tỷ, đầu tư bối cảnh cùng kỹ xảo hoành tráng, nhằm tái hiện lại thời gian ở thập niên cũ. Nhưng chưa bàn đến diễn xuất, phim đã gây tranh cãi không hề nhỏ về hướng xây dựng nhân vật.
Những “nàng thơ” của nhân vật Trịnh Công Sơn trong phim đều lên tiếng ngoài đời thật, rằng giữa họ và nhạc sĩ tài hoa chưa bao giờ có mối quan hệ lãng mạn như phim mô tả, mà tất cả chỉ dừng lại ở tình bạn đơn thuần. Trong trường hợp này, Đạo diễn - NSND Nhuệ Giang cho rằng: ê-kíp Em và Trịnh hư cấu cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng về bản chất đã làm sai lệch đi hình tượng của tác giả ca khúc Diễm xưa, sẽ khiến không ít người hiểu lầm về con người của ông. Đạo diễn Nhuệ Giang cũng nhấn mạnh, tại sao cứ phải là “lãng mạn” hóa mối quan hệ của Trịnh Công Sơn với các danh ca, khi tình bạn giữa họ cũng rất đẹp?
Nhà sản xuất bộ phim cũng đã lên tiếng xin lỗi, dù trước đó đã bày tỏ mong muốn: hãy cho phép người làm phim được làm theo góc nhìn của mình. Nhân vật thật cũng được thẳng thắn đính chính các thông tin và khán giả được quyền biết cả hai câu chuyện mà không bị nhầm lẫn giữa phim và đời thật.
Phim tiểu sử “thật” thế nào mới đủ, có nên “e ngại” khi bắt tay vào làm?
Năm 2010, công ty Facebook nói chung và nhà sáng lập Mark Zuckerberg tỏ ra không hề thích The Social Network. Mặc dù bộ phim này từng mang về đến 3 giải Oscar, nhưng nó cũng gây tranh cãi không nhỏ khi khắc họa ông chủ Facebook như một kẻ ích kỷ và phản bội niềm tin của chiến hữu.
|
Đôi khi nếu bạn làm ra một bộ phim bình thường, nó sẽ chỉ nhanh chóng đi vào quên lãng, còn một bộ phim gây tranh cãi nhiều khả năng sẽ đưa tên tuổi của bạn lên tầm cao mới. Đây là điều mà có lẽ gần như nhà làm phim nào cũng nắm bắt được. Nếu lựa chọn làm phim tiểu sử, họ sẽ phải đứng trước khả năng rơi vào trường hợp của The Social Network hay là Em và Trịnh.
Còn câu trả lời “thật” thế nào mới là đủ, quả thực quá khó. Bởi ngay chính nhân vật cũng chưa chắc muốn phơi bày hết ra con người mình trước công chúng, huống hồ là nhà làm phim. Nên chỉ có khán giả mới là người hiểu rõ nhất theo quan điểm của riêng mình. Bởi khi đã ấn tượng với một nhân vật nào đó, chúng ta dễ dàng có những quan niệm, những tình cảm riêng dành cho họ. Điều đó cũng giống như người làm phim, nếu làm một phim tiểu sử giống với tất cả những gì mọi người đều biết về nhân vật đó, vậy thì tác phẩm điện ảnh sẽ chỉ là sản phẩm đơn thuần để chiều lòng đại chúng, không có một quan điểm hay góc nhìn riêng biệt nào đáng để quan tâm.
|
Người làm phim có quyền bảo vệ tác phẩm của mình, yêu cầu nhận được sự tôn trọng, nhưng cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình tinh thần để dối diện với những luồng ý kiến trái chiều, sẵn sàng bảo vệ những góc nhìn mình đưa ra.
Câu hỏi làm phim tiểu sử ở Việt Nam có nên “e ngại” không, việc đó tùy thuộc vào sự chuẩn bị của bạn giống như những phân tích ở trên. Dĩ nhiên, không có sự chuẩn bị nào là hoàn hảo nhưng có lẽ việc chấp nhận đối mặt và khai thác vào những “mảnh đất trống” của điện ảnh Việt hiện giờ đã là một lời tán dương…
Người làm phim có quyền bảo vệ tác phẩm của mình, yêu cầu nhận được sự tôn trọng, nhưng cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình tinh thần để dối diện với những luồng ý kiến trái chiều, sẵn sàng bảo vệ những góc nhìn mình đưa ra. |
Phim tiểu sử về huyền thoại Elvis Presley nhắm đến màn ra mắt 30 triệu USD (TGĐA) - Bộ phim tiểu sử Elvis của đạo diễn Baz Luhrmann đã gây ấn ... |
Phim tiểu sử về huyền thoại âm nhạc Elton John gây choáng ngợp tại LHP Cannes (TGĐA) - Đến hẹn lại lên, Liên hoan phim Cannes là nơi tụ họp của ... |
Phim tiểu sử ‘The social network’ về ông trùm Facebook sẽ có phần 2? (TGĐA) – Một thông tin tương đối bất ngờ với các fan vì rất nhiều ... |
Quỳnh Anh