(TGĐA) - Ngày 3/11 vừa qua tại Sigapore, Netflix khởi động chương trình SEA Green Screen: Road to Sustainability - Màn ảnh xanh SEA: Đường đến sự bền vững.
‘Red Notice’: Dwayne Johnson, Ryan Reynolds và Gal Gadot sẽ ‘quậy tưng’ Netflix ra sao? | |
Cùng khám phá thế giới của 'Arcane' trên Netflix từ ngày 7/11 |
Tham dự sự kiện nhằm tạo ra một tương lai bền vững cho ngành điện ảnh và sáng tạo có các chuyên gia: Annisa Natalegawa, cố vấn nhóm châu Á; Tiến sĩ Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA), Agung Sentausa - Trưởng ban Tài chính Phim, Badan Perfilman Indonesia (BPI - Hiệp hội Điện ảnh Indonesia) và Jorik Dozy, Đồng sáng lập và Giám đốc sáng tạo, Birthplace Studio cùng hơn 60 khách mời.
Với tiêu chí rõ ràng: Cùng hành động để bảo vệ những gì còn lại và để hành tinh của chúng ta tốt hơn trước. Đó là lý do Netflix khởi động chương trình SEA Green Screen: Road to Sustainability (Màn ảnh xanh SEA: Đường đến sự bền vững), để hiểu rõ hơn về các ưu tiên phát triển bền vững ở Đông Nam Á và cách mà Netflix, trong phạm vi của ngành điện ảnh và giải trí ở khu vực, có thể giúp đưa ra những giải pháp bền vững trong mối quan hệ đối tác với các chính phủ và các hiệp hội điện ảnh hàng đầu.
Đầu năm nay, Netflix đã đưa ra cam kết toàn cầu về việc đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên chúng tôi sẽ giảm mức khí thải nội bộ xuống 45% chậm nhất vào năm 2030. Sau đó, chúng tôi sẽ đầu tư vào các dự án bên ngoài trên khắp thế giới nhằm loại bỏ carbon khỏi khí quyển, chẳng hạn như bảo vệ rừng trên mặt nước và dưới mặt nước.
SEA Green Screen: Road to Sustainability (Màn ảnh xanh SEA: Đường đến sự bền vững) là bước đầu tiên để hiểu được cách Netflix, với tư cách là thành viên của ngành giải trí, có thể đóng góp vai trò của mình – từ lan tỏa câu chuyện về những người đang thực hiện các sáng kiến phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên khắp Đông Nam Á; hay bắt tay với các đối tác trong ngành để đưa ra những giải pháp thiết thực như đầu tư vào các dự án bên ngoài nhằm loại bỏ khí thải carbon. Netflix mong rằng sự kiện khởi động này sẽ thúc đẩy thêm nhiều cuộc đối thoại về chủ đề này ở các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Ông H.E. Satvinder Singh, phó tổng thư ký của cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng nói về tầm quan trọng ngày càng tăng của môi trường bền vững trong ASEAN, và các cơ hội để xây dựng mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. Ông chia sẻ: “Các khu vực nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và chúng ta đã phải trải qua những mất mát và thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế cũng như con người trong thập kỷ qua. Vươn lên sau đại dịch, ASEAN đang tận dụng cơ hội để giải quyết biến đổi khí hậu bằng cách xây dựng những biện pháp an toàn hơn, tốt hơn và xanh hơn. Tuy nhiên, hành trình của khu vực trong việc hướng tới sự cân bằng carbon đòi hỏi cần có sự hỗ trợ từ các bên liên quan và đối tác khác nhau. Ngành công nghiệp sáng tạo chiếm vị thế đặc biệt trong việc hỗ trợ hành trình này bằng cách đưa ra các giải pháp sáng tạo cho biến đổi khí hậu thông qua các tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ”.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ văn hóa, cộng đồng và thanh niên, Bộ thương mại và công nghiệp của Singapore - Alvin Tan đã có bài phát biểu để lưu ý tầm quan trọng của việc phát triển bền vững khi các doanh nghiệp và chính phủ tiếp tục phát triển thương mại trong khu vực.
Phiên thảo luận còn có sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành, bao gồm Tiến sĩ Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hội phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA), Agung Sentausa - Trưởng ban Tài chính phim, Badan Perfilman Indonesia (BPI - Hiệp hội Điện ảnh Indonesia) và Jorik Dozy - Đồng sáng lập và Giám đốc sáng tạo của Studio Birthplace, và họ đã cùng nhau thảo luận về cách các cơ quan quản lý, các tổ chức trong ngành và các công ty tư nhân trong ngành công nghiệp điện ảnh và sáng tạo có thể phối hợp cùng nhau để xây dựng một môi trường bền vững của ngành khi hướng đến tương lai.
Nhận xét về tầm quan trọng của việc phim và chương trình như một phần thiết yếu trong công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, Tiến sĩ Ngô Phương Lan chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy cách các bộ phim và chương trình giải trí tiếp cận đến hàng triệu người đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh các vấn đề môi trường, giúp truyền đạt các thông điệp tích cực về chủ đề môi trường bền vững và nâng cao nhận thức của người dân”.
Nhưng con đường phía trước còn dài, đặc biệt khi nhu cầu áp dụng các phương pháp xanh càng tăng cao. Ông Pak Agung chia sẻ rằng đã có một phong trào ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh Indonesia như thay thế chai lọ và đồ nhựa sử dụng một lần trên phim trường, nhưng ông nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp có thể tập hợp lại để làm nhiều việc hơn thế nữa - chẳng hạn như các khoản quỹ hoặc tài trợ để khuyến khích các nhà làm phim trẻ tuổi sáng tạo những thay đổi xanh trong ngành trong dài hạn.
Phát biểu về sáng kiến này, Moon Nguyet Phillips - giám đốc bộ phận chính sách công khu vực Đông Nam Á của Netflix nhấn mạnh rằng: “Những vấn đề mà hành tinh đang phải đối mặt tác động đến tất cả chúng ta, và chúng ta phải cấp bách giải quyết những vấn đề đó. Đó là lý do chúng tôi khởi động SEA Green Screen: Road to Sustainability (Màn ảnh xanh SEA: Đường đến sự bền vững) để giúp mọi người hiểu rõ hơn về những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt ở Đông Nam Á và cách mà ngành giải trí có thể giúp đỡ và hỗ trợ các dự án xứng đáng đầu tư cho tương lai của chúng ta. Chúng tôi bắt đầu hành trình quan trọng này ở Đông Nam Á nhằm lắng nghe và học hỏi cùng sự giúp đỡ của các đối tác, trong đó có các chính phủ và tổ chức điện ảnh hàng đầu”.
‘Red Notice’: Dwayne Johnson, Ryan Reynolds và Gal Gadot sẽ ‘quậy tưng’ Netflix ra sao? (TGĐA) - Dwayne Johnson, Ryan Reynolds và Gal Gadot – nghe đến đây thôi là ... |
Phân cảnh trong 'Squid Game' làm Heo Sung Tae 'phát run' khi quay (TGĐA) - Nam diễn viên Heo Sung Tae đóng vai Jang Deok Su trong ... |
Vũ Liên