(TGĐA) – Vào lúc 8g45, ngày 19/11 giờ địa phương Los Angeles (Mỹ), nhà văn võ hiệp Tiêu Dật đã qua đời bởi căn bệnh ưng thư phổi, hưởng thọ 83 tuổi.
![]() | Nhà văn Kim Dung qua đời do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi |
|
Theo gia quyến cho biết, tháng trước nhà văn Tiêu Dật đã phải nhập viện điều trị căn bệnh ưng thư phổi, trong quá trình nằm viện, vợ ông là bà Lưu Mỹ Thanh cùng các con Tiêu Bồi Vũ, Tiêu Bồi Hoàn, Tiêu Bồi Luân và các cháu đã luân phiên túc trực và chăm sóc ông, nhưng do bệnh tình quá nặng nhà văn đã nhắm mắt về nơi an nghỉ.
|
Nhà văn Tiêu Dật tên thật là Tiêu Kính Nhân, sinh ngày 4/6/1935 tại Bắc Kinh, năm 1949 ông theo gia đình di cư sang Đài Loan. Tiêu Dật là nhà văn Đài Loan thuộc trường phái võ hiệp tân phái, cùng thế hệ với nhà văn Cổ Long và Kim Dung.
Tuy nhiên, phong cách võ hiệp của Tiêu Dật và Kim Dung hoàn toàn khác nhau, Tiêu Dật chú trọng phong cách tao nhã, phiêu diêu, được đọc giả gọi là “Tình hiệp”.
Tiêu Dật bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Thiết nhạn tương linh vào năm 1960, khi ông mới 23 tuổi.
Năm 1977, Tiêu Dật đưa gia đình di cư sang Los Angeles sinh sống, tại Mỹ ông đã đảm nhận chức Hội trưởng Hiệp hội nhà văn người Hoa ở Los Angeles.
|
Trong sự nghiệp sáng tác hơn 50 năm, nhà văn Tiêu Dật đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm, trong đó ông đã chọn ra 5 bộ tiểu thuyết tiêu biểu: Thất đạo cầu vòng, Hàm tình khán kiếm, Mã minh phong khiếu khiếu, Cam Thập Cửu Muội và Tiếu giải kim đao.
Thập niên 1960, khi tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Tiêu Dật đang “hot”, đã nhanh chóng được các nhà làm Hong Kong săn nhau chuyển thể. Năm 1963, lần đầu tiên tác phẩm Thiết nhạn tương tư được đưa lên màn ảnh, sau đó 18 năm đã có 17 bộ tiểu thuyết của ông được chuyển thể thành phim.
|
Ngoài ra, truyền hình Trung Quốc cũng tranh nhau chuyển thể tác phẩm của Tiêu Dật như Vô Ưu công chúa, Trường kiếm tương tư, Cam Thập Cửu Muội, Mã minh phong khiếu khiếu…
![]() | Nhà văn Kim Dung qua đời do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi (TGĐA) - Chiều ngày 30-10, nhà văn võ hiệp Kim Dung đã qua đời ở ... |
Trịnh Nghi