(TGĐA) - Ngày 7/9, tại Nina Next Space (quận 4, TP.HCM), Hội Phòng chống HIV/AIDS TPHCM phối hợp cùng Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội Bầu Trời Xanh, Công ty TNHH Dreamers Theatre, với sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án Usaid Steps từ tổ chức PATH thực hiện Không gian tương tác nghệ thuật sức khỏe cho người chuyển giới: Tôi tin - Tôi có thể. Tham dự sự kiện có Hoa hậu chuyển giới Đỗ Nhật Hà, Lê Vũ Phương, Holy Trương, Vio Hồ, Mộng Thường, Bolo Nguyễn, Mỹm Trần, đạo diễn Hồng Ngọc…
Hoa hậu H'Hen Niê đồng hành cùng 'Hạt gạo chia đôi' tại quê nhà Đắk Lắk | |
Á hậu Đặng Thanh Ngân, Á hậu Thủy Tiên, Đỗ Nhật Hà đồng hành cùng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS |
Chương trình được thực hiện nhằm mục đích tạo ra một không gian tương tác kết hợp nghệ thuật và những câu chuyện, hình ảnh chân thực về cuộc sống và những vấn đề mà người chuyển giới đang phải đối diện trên hành trình tìm lại chính mình.
Bên cạnh đó cũng là nơi để người tham quan có thể hiểu hơn về cuộc sống của người chuyển giới, và những điều có thể làm nhằm hỗ trợ họ có được cuộc sống chất lượng, từ đó người chuyển giới sẽ đóng góp được nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.
Không gian tương tác nghệ thuật sức khỏe cho vgười chuyển giới Tôi tin - Tôi có thể bao gồm các hoạt động:
- Không gian tương tác nghệ thuật sức khỏe cho người chuyển giới: với từng khu vực tái hiện từng bước trên hành trình tìm lại chính mình của người chuyển giới, bạn sẽ đi từ những bức bối về bản dạng giới – khi ý thức về giới tính của bản thân không phù hợp với những đặc điểm sinh học của cơ thể, đến sự đắn đo khi đứng trước những lựa chọn liên quan đến thể hiện giới, cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện… “Cứ là chính mình thôi!” - Là … như thế nào?
Và khi đã dần nhận định được bản dạng phù hợp, người chuyển giới lại đối mặt với những sự gò bó từ chính gia đình - những người gần gũi và thân thuộc nhất của mình, “những tiêu chuẩn giới được hình thành không phải từ sự tự nhiên mà đã được sắp xếp sẵn trong đầu người lớn”…
Điều trị nội tiết tố (hormone) dường như là một mẫu số chung của đa số người chuyển giới. nhưng liệu rằng khi họ đã chấp nhận đánh đổi sức khỏe, chấp nhận những rủi ro về an toàn có thể có qua từng mũi tiêm thì những bức bối giới có được giải tỏa, hay vẫn còn là điều gì đó theo đuổi họ? Ở phần tiếp theo của không gian tương tác, bạn sẽ được nghe những lời tâm sự của người chuyển giới, những suy nghĩ và cảm xúc mà “chỉ có tôi hiểu được những gì mình thực sự trải qua”.
Người chuyển giới có thể là bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, và họ cũng như tất cả chúng ta, những con người vẫn đang ngày đêm đóng góp cho xã hội bằng sức lao động chân chính của mình. Nhưng như thế liệu có đủ để giúp họ tránh được những sự kỳ thị, những định kiến về giới tính? “Điều mỗi người cần làm là tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng” - liệu có dễ dàng?
Người chuyển giới cũng có những cảm xúc đa dạng và bình thường như bất kỳ ai trong chúng ta, và giữa muôn vàn sự đa dạng đó, “Tôi là ai?” không còn là một giải đáp cụ thể. Hành trình đi đến câu trả lời mới quan trọng…
Từng bước của hành trình tìm lại chính mình, cảm giác chênh vênh lạc lõng có đôi khi lại thường trực đối với người chuyển giới. Ở không gian tương tác nghệ thuật này, bạn cũng sẽ được tiếp thêm động lực, truyền gửi những niềm tin và hy vọng, và chắc chắn rằng, “trong hành trình đó, an tâm, bạn không cô đơn!” - cũng chính là thông điệp kết lại của chuyến hành trình chạm đến những cảm xúc đa dạng và nhiều sắc màu!
- Thư viện sách sống (Human Library) là nơi bạn có thể được lắng nghe những tâm sự là nỗi lòng của người chuyển giới ở đa dạng ngành nghề, độ tuổi và trải nghiệm cuộc sống. Hoạt động tương tác giúp bạn “chạm” đến những góc khuất, những điều không phải dễ dàng nhìn thấy được trong cuộc sống hàng ngày. Và từ đó, bạn sẽ được tiếp thêm niềm tin, động lực cho chính mình.
- Các phiên chia sẻ song song là không gian kết nối, đối thoại, lắng nghe và thấu hiểu giữa người chuyển giới nhiều thế hệ và với người tham gia. Thông qua những câu chuyện, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết giữa người chuyển giới nam và người chuyển giới nữ, sự tương trợ lẫn nhau để có được sức khỏe tốt và đóng góp cho xã hội.
- Hội ngộ “Tôi tin, tôi có thể” với những tiết mục biểu diễn và chia sẻ từ chính những người chuyển giới, qua đó lan tỏa thông điệp tích cực và niềm tin vào những hy vọng, truyền động lực với những thế hệ trẻ tuổi.
Thông qua không gian tương tác này, cộng đồng người chuyển giới mong muốn hướng đến sự kết nối, hỗ trợ và đồng hành nhằm giảm bớt sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong những vấn đề y tế, sức khỏe và cuộc sống, từ đó họ có thể cống hiến và có những đóng góp tích cực cho xã hội.
Thông tin thêm
Theo ước tính hiện nay tại Việt Nam có khoảng 400.000 người chuyển giới. Người chuyển giới bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây ở nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau. Những câu hỏi, những vấn đề liên quan đến quá trình nhận diện bản thân, trải nghiệm vai trò giới, cho đến phẫu thuật, can thiệp nội tiết... và cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm trí, đời sống sau can thiệp chuyển giới ngày càng được thảo luận nhiều hơn trong những nhóm cộng đồng. Những khó khăn mà người chuyển giới đang phải đối mặt là gì? Cộng đồng có thể làm gì để đồng hành và hỗ trợ cho người chuyển giới? Những câu hỏi sẽ được giải đáp tại Không gian tương tác nghệ thuật sức khỏe cho người chuyển giới Tôi tin - Tôi có thể.
Nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người chuyển giới tại TP.HCM, giới thiệu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS bao gồm xét nghiệm, dự phòng trước phơi nhiễm, Không gian tương tác nghệ thuật sức khỏe cho người chuyển giới Tôi tin - Tôi có thể được thực hiện nhằm mục đích:
- Truyền thông hướng đến cộng đồng đích trẻ để lan tỏa những thông điệp và kêu gọi nâng cao nhận thức về sức khỏe và quảng bá các dịch vụ dự phòng – điều trị HIV và các dịch vụ liên quan;
- Tạo không gian chia sẻ thông tin về sức khỏe cho người chuyển giới, kết nối cộng đồng;
- Truyền thông quảng bá tạo cầu về thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP);
- Quảng bá dịch vụ PrEP và các dịch vụ của phòng khám Nhà Mình;
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đặc biệt các nhóm đích trẻ, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hướng đến mục tiêu chấm dứt AIDS 2030.
Với đa số người, Tôi có thể luôn là một câu tự động viên mỗi lúc chông chênh và cần đối mặt. Với một số người, Tôi có thể là một tấm khiên che chắn bản thân với những gươm dao bên ngoài. Với tất cả mọi người, không có cuộc đời hoàn hảo, trơn tru và may mắn tuyệt đối. Cuộc đời là chuỗi tiếp nhận, nhận thức, chấp nhận và được công nhận. Lúc đó, tôi có thể là một khẩu hiệu của "Niềm tin". Tôi tin - Tôi có thể (I believe - I can) là cơ hội để quan sát một phần cuộc đời của một số người, từ đó tiếp tục cuộc sống của bản thân một cách phù hợp nhất. Đừng bi quan, vì nếu bạn tin, bạn có thể... Hành trình điền vào dấu "..." , bạn không cô đơn! |
Hoa hậu H'Hen Niê đồng hành cùng 'Hạt gạo chia đôi' tại quê nhà Đắk Lắk (TGĐA) - Ngày 7/3, Hoa hậu H'Hen Niê xuất hiện tại quê nhà, cùng chương ... |
Á hậu Đặng Thanh Ngân, Á hậu Thủy Tiên, Đỗ Nhật Hà đồng hành cùng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (TGĐA) - Sáng 28/7, Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM phối hợp cùng Công ty TNHH ... |
G.T