(TGĐA) - Chi phí sản xuất phim truyền hình tăng vọt trong khi doanh thu quảng cáo giảm khiến các đài truyền hình Hàn Quốc gặp khó khăn về tài chính.
'Cô đi mà lấy chồng tôi' có vượt qua khuôn sáo của phim truyền hình Hàn Quốc? | |
Phim Hàn 'đắp chiếu' vì bê bối của nữ chính sắp được lên sóng, netizen chỉ trích mạnh mẽ |
Gần đây, ngành truyền hình Hàn Quốc đang lo ngại về việc giảm thời lượng phát sóng phim truyền hình có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh trong ngành. Được biết, ở thời điểm hiện tại, nhiều công ty sản xuất phim truyền hình đã chuyển sang làm việc cho các nền tảng OTT toàn cầu như Netflix vì họ có thể trang trải được chi phí sản xuất ngày càng tăng. Hiện, cát-xê cao của OTT đã trở thành tiêu chuẩn, điều này dẫn đến sự suy yếu năng lực sản xuất của các công ty sản xuất phim truyền hình và hãng phim. Một vòng luẩn quẩn trong ngành phim truyền hình đã được tạo ra.
Ngành phim ảnh Hàn Quốc khủng hoảng vì tiền thù lao của diễn viên |
Vì vậy, Hiệp hội Sản xuất Phim truyền hình Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp vào ngày 16/1 để thảo luận về cuộc khủng hoảng này và cách giải quyết.
Trong cuộc họp, các nhà sản xuất phim truyền hình đã thú nhận nhiều mối quan ngại thực tế và chi tiết về tình hình hiện tại.
Cát-xê của các diễn viên ngôi sao lên tới hàng tỷ đồng mỗi tập
Các đài truyền hình kêu gọi hiệp hội tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Họ cho biết: “Lý do khiến vô số vấn đề nảy sinh trong quá trình đàm phán là cát-xê của diễn viên. Ngày nay, cát-xê không chỉ vài triệu mà là hàng tỷ mỗi tập cho một vai chính”. Phía đài truyền hình cũng nói thêm: “Một số diễn viên ngôi sao cũng có rất nhiều yêu cầu, chẳng hạn như hạn chế nền tảng phát sóng, thay đổi kịch bản hoặc yêu cầu thay thế đạo diễn. Họ cũng bày tỏ sự tiếc nuối vì không thể thực hiện được những cảnh chiến tranh hoành tráng như mong đợi do kinh phí thấp".
Cát-xê của các diễn viên ngôi sao lên tới hàng tỷ đồng mỗi tập |
Nhu cầu về một hệ thống cố định do vấn đề trả cát-xê cho mỗi tập
Với sự gia tăng đáng kể về cát-xê của diễn viên, một quan chức của công ty sản xuất phim truyền hình đã đề xuất ý tưởng trả lương cho diễn viên dựa trên tổng số ngày quay phim và thời lượng quay thay vì theo từng tập.
Một đạo diễn của công ty sản xuất phim truyền hình chia sẻ: “Chi phí sản xuất một tập phim khoảng 12 đến 15 tỷ won nên rất khó để tăng cát-xê lên 30 đến 40 triệu won cho mỗi diễn viên. Vấn đề là một số diễn viên đã đồng ý với số tiền như vậy vào năm ngoái hoặc năm trước nhưng hiện tại họ không thể tham gia. Hơn nữa, số lượng phim mới đã giảm đáng kể và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tăng vào năm sau”. Người này nói thêm: “Trước đây, một diễn viên sẽ đảm nhận nhiều dự án nhưng bây giờ, có rất nhiều kịch bản nhưng diễn viên chỉ có thể thực hiện được một vài bộ phim truyền hình. Tương lai của thị trường phim truyền hình thật u ám”.
Bên cạnh cát-xê, diễn viên Hàn hiện ít nhận phim hơn |
Khác biệt so với nền tảng OTT toàn cầu
Các nhà sản xuất phim truyền hình bày tỏ sự thất vọng khi mọi người đang áp dụng các tiêu chuẩn của phim truyền hình OTT cho họ bất chấp sự khác biệt lớn về kinh phí sản xuất. Đề cập đến chi phí sản xuất 2 tỷ won mỗi tập của OTT, một nhà sản xuất phàn nàn: “Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể đưa ra quy định không trả cho diễn viên quá 50 triệu won mỗi tập”.
Một giám đốc điều hành khác của công ty sản xuất phim truyền hình cho biết: "Xem xét rằng 50% ngân sách sản xuất được chi cho diễn viên, có thể tuyển diễn viên có giá hợp lý hơn và đầu tư nhiều hơn vào việc quay phim hoặc chỉ đạo nghệ thuật, từ đó tạo ra những bộ phim mang tính cạnh tranh và nghệ thuật hơn”.
Dù việc casting diễn viên ngôi sao rất tốn kém, các đoàn phim khó tránh khỏi điều đó vì các ngôi sao đảm bảo sự thành công của phim ở nước ngoài. Về vấn đề này, một số nhà sản xuất bày tỏ lo ngại về việc thiếu cơ hội cho các diễn viên khác, cho rằng “Chúng ta nên cố gắng tạo ra những bộ phim truyền hình thành công mà không cần sử dụng những ngôi sao hàng đầu”.
Và thích đóng phim từ các nền tảng |
Ngoài cát-xê cao của diễn viên, họ cũng chỉ ra tầm quan trọng của quay phim và chỉ đạo nghệ thuật để nâng cao tính hoàn thiện của nội dung. Hơn nữa, chi phí thuê nhân viên đã tăng lên đáng kể kể từ khi triển khai hệ thống làm việc 52 giờ một tuần, và đã có sự gia tăng đáng kể về chi phí gia công CGI.
Thông qua cuộc họp, Hiệp hội Sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc kêu gọi tiếp tục thảo luận các vấn đề và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra giải pháp.
4 phim Hàn gây thất vọng năm 2023: 'Sweet Home 2', 'Vigilante'... | |
Phim Hàn 'đắp chiếu' vì bê bối của nữ chính sắp được lên sóng, netizen chỉ trích mạnh mẽ |
Linh Trần
KBIZoom