Đi tìm những giải pháp cho nền điện ảnh Việt Nam dân tộc và hiện đại

Những người làm điện ảnh Việt Nam không khỏi ngạc nhiên trước sự hiểu biết về lịch sử điện ảnh của một đất nước mà cách đây chưa lâu người đã nói những ý kiến trên còn đứng bên bờ kia của cuộc chiến tranh. Điều quan trọng hơn là cách nhìn khá chân thực về một giai đoạn lịch sử và sự đánh giá khách quan về vị trí, vai trò Điện ảnh Việt Nam của ông: "Những thành công này không phải dễ dàng có được trong bất cứ giai đoạn phát triển nào".

(TGĐA) - Qua con mắt của nhà điện ảnh Mỹ, tiến sĩ Dean Wilson - "Điện ảnh Việt Nam đã có một kỷ nguyên vàng, đó là những thập niên 1960-1970. Đó là thời kỳ mà Điện ảnh Việt Nam nhận được sự hậu thuẫn lớn nhất của toàn xã hội, và đổi lại, nó đã tạo ra một sức mạnh phi thường trong hoàn cảnh cuộc sống khắc nghiệt để thể hiện rõ nét nhất gương mặt văn hóa và xã hội của đất nước khi đó. Điện ảnh đã không chỉ còn thuần túy là một chuyên ngành nghệ thuật mà đã trở thành một tiếng nói chung của cả dân tộc".

Sự thành công của một nền điện ảnh bao gồm nhiều mặt, mang tính đồng bộ của một loại hình nghệ thuật tổng hợp, song nền Điện ảnh nào của thế giới cũng dựa trên 3 điều cơ bản nhất:

- Chiến lược văn hóa và chính sách của Nhà nước (với điện ảnh).

- Mô hình Điện ảnh - Bộ máy điều hành và phương thức sản xuất, phát hành (xuất, nhập khẩu).

- Đội ngũ nghệ sĩ sáng tác và các nhà chuyên môn kinh tế, kỹ thuật.

Sở dĩ điện ảnh Việt Nam đã có một kỷ nguyên vàng "là vì trong quá khứ Điện ảnh Việt Nam đã có một cấu trúc hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, đáp ứng được yêu cầu của con người và xã hội. Những người làm công tác điện ảnh ngày ấy như những người bạn đồng hành cùng dân tộc mình đi trên một con đường tới mục đích.

Canthemnhieu

Chuyển từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường, những người lãnh đạo ngành điện ảnh Việt Nam chưa có được một kiến thức về sự chuyển đổi cơ chế, tìm ra những phương thức hoạt động phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, để Điện ảnh rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Điều đó trong giới điện ảnh ai cũng biết. Nhưng điều làm cho mọi người kinh ngạc là sau hơn 20 năm đổi mới, qua nhiều cuộc diễn biến thăng trầm, mà các cấp lãnh đạo Điện ảnh Việt Nam vẫn chưa tìm ra một MÔ HÌNH ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM thích hợp với thời kinh tế thị trường. Có thể nói đã quá nhiều những chuyến đi tham quan, khảo sát, nghiên cứu ở các nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... kể cả mời hẳn một Đoàn chuyên gia Điện ảnh Quốc tế Trung Quốc, Phần Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển do một giáo sư - nguyên Bộ trưởng văn hóa Thụy Điển làm trưởng đoàn và không biết bao nhiêu các đoàn Điện ảnh quốc tế, các chuyên gia, nghệ sĩ, những nhà điện ảnh tên tuổi, hàng sao của Hollywood như đạo diễn Cartis Hauson, Phie Robinson, các nhà sản xuất lớn như Tom Pollock - nguyên chủ tịch hãng Universal, đặc biệt là Bill Mechanic - Giám đốc sản xuất nổi tiếng của bộ phim Titanic đến Việt Nam giao lưu, trao đổi, trình bày những mặt chuyên môn, giải pháp, những thắc mắc về tổ chức sản xuất điện ảnh trong nền kinh tế thị trường, những vướng mắc về phim nghệ thuật và phim thương mại... Nhưng gần như mọi việc đều dậm chân tại chỗ! Sự im lặng kéo dài trong hàng chục năm đã nói lên điều đó. Điều khó hiểu là có những nền điện ảnh gần gũi với Việt Nam về văn hóa, quy mô, tầm vóc quốc gia như Hàn Quốc, Iran... nhưng qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu, các nhà lãnh đạo điện ảnh Việt Nam vẫn không tìm ra những bí mật, phép màu gì để đưa một nền điện ảnh từ lạc hậu phát triển thành một nền điện ảnh hiện đại.

Trong chuyến đi sang Việt Nam, Giám đốc LHP Viện Điện ảnh Hoa Kỳ đã nói: “Đông Nam Á có nhiều nền điện ảnh như Thái Lan, Philipines, Singapore… nhưng nền Điện ảnh Việt Nam đã đi trước họ rất nhiều.” Và, nếu chúng ta biết được những năm 90 của thế kỷ trước, điện ảnh Hàn Quốc cũng không hơn gì ta, thậm chí còn chưa thể so sánh được với thời kỳ “Kỷ nguyên vàng” của điện ảnh Việt Nam. Chỉ sau 10 năm, bộ mặt điện ảnh Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn, đã đưa nền điện ảnh của dân tộc mình phát triển rực rỡ, không chỉ làm chủ thị trường nội địa, mà còn chinh phục các nước trong khu vực, trong đó có những cường quốc điện ảnh của châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc…

Đi tìm một mô hình cho Điện ảnh Việt Nam

Truyen_hinh_va_dien_anh_nen_c_cai_bat_tay_that_chatĐiện ảnh và truyền hình nên bắt tay thật chặt

Vấn đề Xây dựng Điện ảnh Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường, lâu nay những người trong giới vẫn cho rằng cái yếu nhất của Điện ảnh Việt Nam là thiếu một “Kiến trúc sư tài năng”, một “minh chủ” không những có trình độ kiến thức chuyên môn về các mặt hoạt động điện ảnh mà còn cần có một người có trình độ, có tầm nhìn các vấn đề phức tạp của điện ảnh trong nước và quốc tế hiện nay, dám chịu trách nhiệm và thực sự tâm huyết vì sự nghiệp điện ảnh nước nhà, để từ đó có thể tạo ra một bộ máy điều hành hữu hiệu, một hướng đi cho điện ảnh, làm sống lại không khí đam mê sáng tạo trong nghệ thuật.

Những sách lược của các nền điện ảnh phát triển đã chỉ rõ cho ta thấy trong thế giới đương đại điện ảnh khó có thể trụ vững một mình, mà phải tìm một người anh em họ gần là Truyền hình. Cách đây vài thập kỷ, cuối thế kỷ trước, cố Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin Trần Hoàn trong một lần đi công cán ở Trung Quốc đã phát hiện ra Điện ảnh và Truyền hình kết hợp thành một Bộ - Bộ Điện ảnh và Truyền hình. Từ đó Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc phát triển như thế nào chúng ta đã biết hàng ngày trên màn ảnh nhỏ. Về nghệ thuật Điện ảnh còn vĩ đại hơn nhiều từ tác phẩm Chiếc đèn lồng đỏ mang dấu ấn của Giang Thanh thời Cách mạng Văn hóa cho đến những tác phẩm làm rung chuyển thế giới của Trương Nghệ Mưu: Cao lương đỏ, Phải sống, Đèn lồng đỏ treo cao, Thu Cúc đi kiện… Sau thế hệ điện ảnh thứ 5, đến các thế hệ nối tiếp sau này điện ảnh Trung Quốc đã nâng nền điện ảnh dân tộc mình lên thành một cường quốc điện ảnh trên thế giới.

Bao nhiêu lần các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn của Điện ảnh Việt Nam đi nghiên cứu Điện ảnh Hàn Quốc mà vẫn chưa tìm ra bí quyết làm thế nào chỉ trong vòng 10 năm đã đưa nền điện ảnh xứ Hàn nhập và những nước có nền điện ảnh hàng đầu châu Á, và đang chinh phục thế giới với những giải thưởng toàn cầu ở LHPQT Venice, Cannes…

Dien_anh_Thai_Lan_cung_khu_vuc_da_di_dung_huong_khong_chi_voi_nhung_bom_tan_nhu_Ong_bak

Chậm hơn một chút, nhưng thời gian cũng đã trôi qua 10 năm, tháng 7/2004 Cục Điện ảnh và Đại sứ Pháp đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Điện ảnh. Ông Xavier Merlin – Trưởng ban Quan hệ Quốc tế của “Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp (CNC)” đã thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, các chuyên gia của Điện ảnh Việt Nam để giúp đỡ Việt Nam tìm ra một mô hình Điện ảnh thời kinh tế thị trường. Nhưng sau những ngày tưởng như rất thiết thực và sôi động ấy là một “sự yên lặng đáng sợ”.

Có thể nói, sau một thời gian dài đi tìm những “phép lạ” có thể làm thay đổi và phát triển nền điện ảnh Việt Nam thì mô hình Trung tâm Điện ảnh quốc gia Pháp là đáng được nghiên cứu hơn cả. Trong mô hình ấy chúng ta thấy có nhiều điểm để khai thác và học hỏi: Trung tâm Điện ảnh quốc gia Pháp từ khi ra đời cho đến nay đã 64 năm (1946-2011), được thành lập ở Bộ Công nghệ. Từ năm 1959 CNC trực thuộc Bộ Văn hóa Pháp. Mọi sự đầu tư, các cơ chế, chính sách của Nhà nước đều thông qua CNC.

Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp đề ra quy chế và tham gia hỗ trợ tài chính cho ngành kỹ nghệ điện ảnh. CNC có khoảng 50 hỗ trợ khác của điện ảnh nhưng luôn được cải cách cho phù hợp với từng thời kỳ. Ngoài vốn đầu tư của nhà nước, CNC còn biết khai thác các tiềm năng kinh tế khác, tạo ra một thị trường mở bằng cách thông qua sự hợp tác, cộng tác với các công ty tư nhân, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Nguồn thu còn bao gồm các lợi nhuận kinh tế khác, như xuất nhập khẩu, các loại thuế khóa, phim nước ngoài, tiền thuế từ các phòng vé, từ việc bán các băng VCD, DVD…

Một trong những nguyên nhân làm cho điện ảnh Việt Nam trì trệ, không thoát ra khỏi đường hầm là bảo thủ một cơ chế cũ kỹ, không còn thích hợp với sự chuyển biến của xã hội. Từ hơn nửa thế kỷ nay, những người làm điện ảnh Pháp đã thấy được tốc độ phát triển khủng khiếp của Truyền hình với những lợi nhuận kếch xù mà nó thu về. Và họ đã làm một cuộc “hôn phối” giữa Điện ảnh - Truyền hình, dù ai cũng biết cuộc hôn nhân ấy vì lý trí chứ không phải vì tình yêu. Việc làm khó khăn ấy phải có bàn tay của quyền lực, mà ở đây vai trò Nhà nước với chiến lược Văn hóa (trong đó có điện ảnh) vì quyền lợi tối cao của một quốc gia. Việc làm ấy xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Điện ảnh có thêm vốn đầu tư cho quy mô sản xuất và chất lượng tác phẩm. Các kênh truyền hình sẽ đầu tư vào các phim, các chương trình mà họ có quyền lựa chọn và thu nhận thông qua hợp đồng với điện ảnh. Thực ra truyền hình Việt Nam cũng không mấy thích thú về chuyện kết hợp này, vì họ phải mất đi nhiều phần trăm lợi nhuận cho ngành của mình. Nhưng đó là “mệnh lệnh tổ quốc”mà những người đứng đầu nhà nước phải làm vì lợi ích của đất nước, vì một nền điện ảnh và truyền hình của dân tộc, nằm trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việt Nam.

Dien_anh_Thai_Lan_voi_bo_phim_Uncle_Boonmee_Who_Can_Recall_His_Past_Lives_dot_giai_Canh_co_vang_tai_Cannes

Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives của điện ảnh Thái đoạt giải Cành cọ vàng tại Cannes

Chỉ riêng truyền hình Pháp đã đóng vai trò gần 70% ngân sách cho Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp. Số tiền khổng lồ đó đã được đầu tư cho cả điện ảnh và truyền hình. Cái hay của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp còn ở chỗ không làm thay, không cho không, mà chỉ thông qua các quy chế của mình để giúp các nghệ sĩ, các nhà làm phim, từ đó cùng tìm ra các biện pháp, phương hướng đẩy mạnh nội lực của điện ảnh. Họ đã tạo ra một sự thông thoáng về hành lang pháp lý để cho tác giả, các nghệ sĩ được tự do phát triển ý tưởng, tự do sáng tạo, điều chỉnh và làm cân bằng các thể loại sáng tác, trong đó có sự cân bằng giữa hai xu hướng phim nghệ thuật và phim thị trường.

Chúng ta cũng có những cơ sở và điều kiện như vậy để “thay máu” cho một cơ thể đã suy kiệt, nhưng sau hơn 20 năm đổi mới đã đi tìm thầy học đạo đến hàng nghìn, hàng vạn cây số để lấy “kinh”. Tham gia hàng trăm cuộc hội họp, mất không biết bao công sức và thời gian mà điện ảnh, truyền hình Việt Nam vẫn anh đi đường anh, tôi đi đường tôi! Còn các nhà tổ chức thì vô phương cứu chữa, thả nổi một nền điện ảnh đã từng là người bạn đồng hành của dân tộc trong hai cuộc chiến tranh chống xâm lược, đã từng có “một kỷ nguyên vàng”. Đấy là những vẫn đề chín muồi trong điện ảnh nhưng không có người hành động, không ai chịu đứng mũi chịu sào. Một thói xấu đã ăn sâu vào xương tủy chúng ta là không tự đề cao trách nhiệm, né tránh dư luận để được an thân, ỷ lại và chờ đợi cấp trên giải quyết để mọi việc “không phải tại tôi”.

Cần một chiến lược lâu dài cho Điện ảnh Việt Nam

Nha_san_xuat_Bill_Mechanic_trong_buoi_noi_chuyen_tai_Viet_Nam_nam_2006

Cần thay đổi cách thức xây dựng đề án xây dựng và đổi mới ngành Điện ảnh Việt Nam. Nếu trước đây để một đề án ra đời phải trải qua các cuộc họp, lấy ý kiến, “tập thể hóa” như lâu nay đã làm những bây giờ cần thay đổi bằng phương pháp tìm mặt gửi vàng, coi đây như là một tác phẩm cần có những tác giả đúng nghĩa chịu trách nhiệm trước tổ chức, chứ không phải là một ban thư ký tổng kết ý kiến của mọi người mà không ra hình thù, vô tiền khoáng hậu, sâu đó là xếp vào ngăn kéo để tham khảo. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên giao trách nhiệm toàn bộ đề án xây dựng – cải tiến – nâng cao ngành điện ảnh Việt Nam lên một tầng cao mới, hợp với trình độ quốc tế khoa học, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của một nền điện ảnh dân tộc cho một nhóm nhà điện ảnh chuyên nghiệp có đức, có tài, có trình độ chuyên sâu từng mặt nghệ thuật, kỹ thuật, kinh tế sản xuất, phát hành để họ có thể bổ sung cho nhau, kiến tạo nên một diện mạo, một mô hình điện ảnh Việt Nam hiện đại. Các thành phần trong nhóm tác giả nằm trong các khâu chủ yếu của điện ảnh: Giám đốc sản xuất (nhân vật quan trọng của điện ảnh hiện đại, nhân vật có khả năng toàn diện để tạo nên hiệu quả về cả nghệ thuật va hiệu quả kinh tế cho bộ phim tương lai), Đạo diễn phim truyện, Biên kịch, Quay phim, Thiết kế mỹ thuật, Âm thanh, Chuyên gia kỹ thuật, Chuyên gia kinh tế tổ chức, Chuyên gia phát hành phim và nhà lãnh đạo điện ảnh.

Nhóm tác giả cần có một chương trình hoạt động chặt chẽ: Tham quan, nghiên cứu những nơi cần đến trong và ngoài nước, mời chuyên gia thuyết trình và nên thâm canh tìm hiểu vào một nền điện ảnh có lịch sử lâu đời, trải nghiệm qua nhiều giai đoạn và là nền điện ảnh danh tiếng đang phát triển (Pháp, Hàn Quốc, Iran, Mỹ…). Cần coi đây là một cuộc đầu tư một công trình trọng điểm giống như đầu tư một bộ phim truyện có quy mô hoành tráng. Vì vậy họ cần được đáp ứng mọi yêu cầu, giúp đỡ mọi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian hợp lý cho một công trình phức tạp như vậy phải cần từ 1-2 năm, chậm nhưng chắc.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên có một kênh truyền hình nghệ thuật riêng, chuyển tải văn hóa Việt Nam rất phong phú và nhiều mầu sắc, những di sản ở tầm quốc gia và nhân loại. Riêng điện ảnh sẽ có một kênh nghệ thuật chuyên nghiệp về các tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam và thế giới. Kênh truyền hình của Bộ VH-TT&DL cũng là nơi sản xuất cho các thể loại phim nghệ thuật Việt Nam, các chương trình Văn học nghệ thuật và các hoạt động nghệ thuật trong nước và quốc tế.

- Điện ảnh Việt Nam cần mở hướng phát triển ra thế giới như các nền điện ảnh khác, Chính phủ và Bộ VH-TT&DL cần tạo điều kiện kêu gọi các nước đầu tư vào điện ảnh Việt Nam, mở rộng các hoạt động hợp tác làm phim, phát hành, dịch vụ, gia công…

- Để có một chiến lược toàn diện, có chiều sâu cho nền Điện ảnh Việt Nam, trước mắt là xây dựng một mô hình điện ảnh Việt Nam sau đổi mới. Đồng thời cần tiến hành ngay công tác đào tạo chính quy và chuyên nghiệp.

Nhung_tac_pham_nhu_Old_boy__la_thanh_qua_ma_dien_anh_Han_Quoc_bat_dau_c_duoc_sau_nhieu_no_luc

Những tác phẩm như Old Boy là thành quả mà điện ảnh Hàn Quốc có được sau nhiều nỗ lực

Điện ảnh là một công nghệ phức tạp phối hợp giữa Kinh tế - Nghệ thuật - Kỹ thuật sản xuất, phát hành, chiếu bóng. Vì vậy công tác đào tạo cho điện ảnh là phải toàn diện và đồng bộ. Công tác đào tạo cũng cần có những đẳng cấp khác nhau, các nghề nghiệp cơ bản và cao học, để có thể tiến kịp và hòa nhập vào điện ảnh quốc tế. Chúng ta có một bài học quý giá thông qua sự cải cách và phát triển của nền điện ảnh Hàn Quốc. Trong khi họ vẫn đào tạo trong nước, họ vẫn cho hàng trăm sinh viên sang Mỹ học các khoa của điện ảnh ở các cấp độ cơ bản, cao học, đỉnh cao. Với một chiến lược chiều sâu như vậy chỉ sau 10 năm điện ảnh Hàn Quốc đã tạo ra một diện mạo khác hẳn, từ chỗ chiếm lại thị trường nội địa đến đẩy mạnh sự cạnh tranh quốc tế, làm ra nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật như Old boy giành giải cao tại LHPQT Cannes 2003, phim Căn phòng trống đoạt giải Sư tử bạc ở Venice 2004 và các phim nổi tiếng Bốn mùa, Ốc đảo… chinh phục các LHPQT lớn nhất hành tinh.

Để có một diện mạo của nền điện ảnh Việt Nam hiện đại, công tác đào tạo phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

Nói một cách khiêm nhường, biết người, biết ta, để thấy chúng ta chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể tạo ra một mô hình điện ảnh thời kinh tế thị trường vừa mang tính khoa học và hiệu quả. Do đó tôi đề nghị chủ yếu nghiên cứu cách tổ chức của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp (trực thuộc Bộ Văn hóa Pháp) nghiên cứu, bổ sung một nền điện ảnh phương đông, gần gũi về văn hóa và tầm cỡ với Việt Nam là Hàn Quốc, nghiên cứu cách làm phim hay, đậm đà màu sắc dân tộc mà vốn đầu tư không cao của điện ảnh Iran. Còn kỹ thuật tiên tiến thì học Mỹ.

Đạo diễn, NSND Hải Ninh