Nhà nhiếp ảnh Vũ Ba, tác giả của bức ảnh nổi tiếng 'Phúc Tân kêu gọi trả thù' đã đi xa…

(TGĐA) - Trong những ngày gần cuối tháng năm vừa qua, giới nhiếp ảnh Việt Nam, các đồng nghiệp điện ảnh và những đọc giả lâu năm của Báo Quân đội nhân dân đều không thể quên cựu phóng viên ảnh chiến trường Trần Phú Hạnh - nghệ danh Vũ Ba - tác giả bức ảnh Phúc Tân kêu gọi trả thù nổi tiếng đã qua đời vào ngày 21/5 tại TP. HCM, hưởng thọ 89 tuổi.

nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa ​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Jun Phạm mừng sinh nhật Jun Vũ bằng ca khúc mới toanh, kết hợp cùng Andiez
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa 'Khách sạn tội phạm': Nơi luật lệ nghiêm khắc bất chấp cái chết đang đến
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa 'Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ' tung trailer cùng hàng loạt pha hành động mãn nhãn
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Bạo hành và quấy rối
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ bật khóc tại buổi tiệc đóng máy phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con'

Đó là bức ảnh đen trắng chụp một bé gái mắt hướng về phía xa và đang gào khóc, phần hậu cảnh là những khung nhà đang cháy rực... Bé gái trong bức ảnh là Dương Thị Bé (lúc đó 9 tuổi) dù đang gào khóc thất thần nhưng khuôn mặt vẫn toát lên một vẻ đẹp đơn sơ với những nét đặc trưng của trẻ em vùng châu thổ sông Hồng.

nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa
Bức ảnh 'Phúc Tân kêu gọi trả thù'

Bức ảnh được ông Vũ Ba chụp vào chiều ngày 13/12/1966. Khi ấy ông đang có mặt tại tòa soạn Báo Quân đội nhân dân ở phố Phan Đình Phùng thì nghe tiếng còi báo động. Đó là lúc chiếc máy bay Thần sấm F-105 cuả Mỹ ném bom rải thảm cầu Long Biên nhằm phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Vớ vội chiếc máy ảnh đeo lên ngực, ông nhanh chóng đạp xe ra hiện trường, vừa đến khu Phúc Tân thì chợt thấy một bé gái từ trong đám cháy chạy ra kêu khóc thảm thiết. Bức ảnh được ông bấm đúng khoảnh khắc đầy cảm xúc, là hình tượng sinh động, trực quan, tố cáo mạnh mẽ tội ác chiến tranh xâm lược, là biểu tượng để phản đối chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Ngay sau đó, bức ảnh đã được vinh dự trao Giải thưởng Lớn tại cuộc thi ảnh quốc tế của báo Sự thật (Liên Xô) với tựa đề “Không thể để thế này…” nhân kỷ niệm tròn 50 năm Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1967.

Mãi đến năm 2007, tác phẩm Phúc Tân kêu gọi trả thù của nhà nhiếp ảnh Vũ Ba mới được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Có thể nói cho đến nay, bức ảnh báo chí sống động, giàu tính thời sự này vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm đắt giá bậc nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam tuyệt vời này.

Bên cạnh bức ảnh để đời Phúc Tân kêu gọi trả thù, nhà nhiếp ảnh Vũ Ba còn nổi tiếng với loạt ảnh chiến trường như: Vào lửa, Báo động, Đoàn cao xạ 235 chống máy bay Mỹ bảo vệ cầu Long Biên, Bắt kẻ thù phải rơi ngay trên đất Thủ đô, Hãy cảnh giác, Pháo phòng không bảo vệ Hải Phòng... Song riêng với tác giả Vũ Ba, bức ảnh Phúc Tân kêu gọi trả thù chính là mốc son thành công nhất trong cuộc đời cầm máy ảnh xông pha chiến trận của ông.

Ông Vũ Ba cũng từng tâm sự “Tôi hay bám sát nội dung chính trong công tác tuyên truyền của chúng ta rồi tìm cách thể hiện quan điểm của mình, mà Phúc Tân kêu gọi trả thù là một ví dụ”.

Là người sinh ra trên đất Bắc, quê Nam Định nhưng Vũ Ba lớn lên tại Sài Gòn. Những ngày cuối tháng Tám năm 1945, chàng trai trẻ Vũ Ba hòa vào dòng người biểu tình, tuần hành trên đường phố Sài Gòn giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. Từ đó, ông theo Cách mạng, lặn lội miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, rồi trở thành thành viên trẻ trong đội làm phim Cách mạng đầu tiên - Điện ảnh Bưng biền dưới sự dìu dắt của đạo diễn - nhà quay phim Khương Mễ.

nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa
Nhiếp ảnh gia Vũ Ba

Ông Hồ Tây kể lại: Giữa năm 1951, Pháp thua to ở Việt Bắc, chúng tăng cường lực lượng và hoạt động đánh phá để giữ cho được chiến trường miền Nam. Để đối phó với tình hình ấy, TW Cục miền Nam ra quyết định chia ba khu Nam bộ thành 2 phân liên khu miền Đông và miền Tây (K8). Vũ Ba ổ miền Đông (K7), Hồ Tây (K8). Tháng 11/1951, ông Hồ Tây lần đầu tiên gặp Vũ Ba tại kinh Bùi để sát nhập, sau đó chuyển về nhà ông Mười Bồi tại Cái Mác tiếp tục triển khai để làm điện ảnh. Hôm đó, vào khoảng trung tuần tháng 12/1951, độ 1 giờ trưa, mọi người đang ngủ. Chợt từ hướng sông Cửu Long nước bắn tung tóe dữ dội. Một đoàn xe lội nước đang lướt tới rất nhanh, tạo thành gọng kìm tiến thẳng vào chỗ trú quân của ta. Sáu Nết, cháu ông Mười Bồi vội la "Anh em ơi, Tây càn, Tây càn…”, thế là ông Vũ Ba nhanh chóng trèo lên ngọn cây tràm quan sát, sau đó cùng với các ông Khương Mễ, Nguyễn Đảnh đẩy ghe chở phim và máy quay qua đập nước, ra xa nhà để tránh địch phát hiện. Bọn Tây ập vào la hét, rượt bắt gia súc, nổ súng vô tội vạ. Rất may, anh em đã kịp tản ra, tránh bại lộ… Trong một lần khác chở hàng bằng ghe (gồm máy, phim, hóa chất) có Dương Trung Nghĩa, Lý Cương, Nguyễn Đảnh, Vũ Ba. Bốn anh em lên đường quyết tâm “Mình có thể mất, nhưng tài sản điện ảnh phải còn”. Vào khoảng 17 giờ ngày 14/12/1951, từ địa điểm nhà ông Mười Bồi, rạch Cái Mác, đoàn chính thức lên đường. Các ông thay nhau chèo tới 3 giờ sáng hôm sau đến vùng giáp ranh địch. Trời tối đen, anh em thu chài gỡ bánh lái lội xuống nước đẩy ghe tiếp cận đồn lính Hòa Hảo do Hai Giỏi chỉ huy. Đến nơi đúng 4 giờ sáng. Do liên lạc ám hiệu trước với ta, Hai Giỏi cho bắn hàng loạt trung liên nghi trang và cử lính ra đón, dẫn ghe cập sát tàu vận tải của quân Hòa Hảo. Hàng chuyển lên tàu, còn người mình đóng giả lính hậu cần Hòa Hảo. Lúc tàu xuất phát, ông Nghĩa ngầm truyền lệnh: Lý Cương theo dõi viên chỉ huy để phát hiện tình huống xấu, Nguyễn Đảnh, Vũ Ba sẵn sàng hành động theo phương án dự kiến. Sau một ngày đêm hành quân từ vùng ta tới vùng địch tạm chiếm, ai nấy đều căng thẳng mệt mỏi. tàu chạy đến gần sát bót Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên thì bất ngờ tàu của lính Hòa Hảo rồ máy chạy nhanh, ghe của ta buộc đằng sau bị giật mạnh, nhảy chồm trên sóng nước, bánh lái tung lên rơi mất. Hai Giỏi bèn giải thích: chúng tôi có thói quen đi qua vùng đóng quân của tướng nào (ý nói tướng Hòa Hảo theo Pháp) phải trương cờ tướng đó và rồ máy chào. Mọi người nghĩ ngay đến cảnh ghe lớn không có bánh lái sẽ phải tính sao? Chỉ cần lộ ra hành vi sơ xuất chúng sẽ nghi ngay.

Ngày hôm sau tàu cập bến đồn Sơn Trắng, tỉnh Cần Thơ, hàng lại chuyển về ghe của ta. Hai Giỏi bàn giao cho đồn Sơn Trắng. Đến 23 giờ nhận được tín hiệu, đoàn lại lên đường. Trời tối, ghe lớn không bánh lái mà phải chèo nhanh để luồn lách tới sát đồn bót địch về vùng giải phóng. Anh em vừa ra sức chèo vừa điều khiển để ghe đi thẳng, nhưng tốc độ quá chậm. Mọi người rất lo lắng. Nguyễn Đảnh đưa ra sáng kiến hai người chèo, một người ngồi phía sau dùng chèo thay bánh lái. Nhờ vậy mà đoàn về tới nơi an toàn trước khi trời sáng.

Sau đó với chủ trương để cả nhóm có điều kiện thực hành tại chỗ song song với học lý thuyết, đồng thời làm quen vớí các khâu trong quy trình sản xuất phim hoàn chỉnh, các ông Khương Mễ, Nguyễn Văn Phỉ, Lý Cương, Vũ Ba, Trương Thành Hỹ, Nguyệt Hải, Nguyễn Việt Hiền, Dương Trung Nghĩa, Nguyễn Đảnh, Hồ Tây quyết định làm chung bộ phim truyện thực tập, đó là phim Hết đời đế quốc do Khương Mễ viết kịch bản và làm “ tổng đạo diễn”. Tháng 8/ năm 1954, ông Vũ Ba tiếp tục nhận nhiệm vụ đi chiếu phim báo cáo thắng lợi Hiệp định Genève tại Cái Cheo, Cái Nước Cà Mau rồi bí mật nhận nhiệm vụ về Sài Gòn - Chợ Lớn mua vật tư và phối hợp cùng Khương Mễ quay cảnh tội ác của địch ở nội thành tại Vườn Lài (nay là ngã Sáu Lê Hồng Phong) là khu gái điếm cao cấp cùng các ổ sòng bạc, ăn chơi sa đạo của Sài Gòn khi đó. Tháng 9/1954 ông trở về lại căn cứ tiếp tục cùng Nguyễn Việt Hiền đi chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân cho đến ngày tập kết ra Bắc. Từ tháng 2/1965 đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhà báo Vũ Ba công tác tại Tổng cục Chính trị và làm phóng viên ảnh báo Quân đội Nhân dân.

Sau khi đất nước hòa bình ông vào Nam và được giao nhiệm vụ Phó Giám đốc Trung tâm Nhiếp ảnh thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP. HCM cho đến ngày nghỉ hưu vào cuối năm 1993.

nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa

Với hơn 50 năm cầm máy ảnh, phóng viên ảnh chiến trường Vũ Ba đã gắn chặt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ảnh với sự nghiệp Cách mạng. Ông cũng là nghệ sĩ nhiếp ảnh có cống hiến đặc biệt xuất sắc (Es.VAPA) góp công sáng lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Với đức tính kiên trung - nghĩa dũng, luôn sâu nặng tình yêu với quê hương đất nước, với lòng say mê nghệ thuật nhiếp ảnh đến tận cuối đời, nghệ sĩ - nhà báo, phóng viên ảnh Vũ Ba luôn là niềm tự hào, tấm gương sáng cho giới trẻ trân trọng và noi theo. Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Nhiếp ảnh Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam và nhiều huy chương cao quý khác…

nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Phí Phương Anh trở thành nhân vật chính trong 'The Stranger'
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Nét duyên mới của Hoa hậu Amy Lê Anh trong BST Sen
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Diễm My 9x 'đẹp như tranh' trong tà áo dài trắng khiến fans ngỡ ngàng
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Người đẹp Thủy Tiên hóa thân thành thiếu nữ Việt xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyệt Vy
nha nhiep anh vu ba tac gia cua buc anh noi tieng phuc tan keu goi tra thu da di xa Ảnh cưới đẹp lung linh của 'gã đa tình' Lee Dong Gun

Vũ Liên