Trang phục trên phim: Nhân vật không thoại

(TGĐA) - Áo dài Việt Nam, Kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Xường Xám Trung Quốc… đây là những cái tên đã rất quen thuộc với rất nhiều người khắp thế giới. Chúng vượt qua biên giới lãnh thổ bằng các bộ phim mà trong đó nhân vật khoác trên mình bộ trang phục truyền thống – biểu tượng, linh hồn của dân tộc. 

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Dàn chân dài gợi ý diện trang phục trắng, đen thanh lịch, sang trọng
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Bộ giáp của người Nhện đã thay đổi như thế nào hơn một thập kỷ qua?
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Bạn trai cũ của Khánh Thi mua áo tặng Phan Hiển
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Bộ ngũ Quán quân Next Top hội ngộ trên thảm đỏ
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Bật mí câu chuyện thú vị đằng sau bản thiết kế phục trang trong “Liên minh sát thủ”

Không có thống kê nào chi tiết và đầy đủ về các bộ phim có nhân vật mặc trang phục truyền thống vì quá nhiều phim như vậy. Một mặt, thiết kế trang phục vẫn được xem là một trong những bộ phận trong nghề làm phim dễ bị hiểu nhầm và bị đánh giá thấp nhất. Thậm chí, trước kia người ta còn nhìn nhận công việc này chỉ đơn giản là tìm kiếm quần áo cho diễn viên mặc sao cho phù hợp với nhân vật mà họ đóng… Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu thêm về vai trò của trang phục trong phim và các trang phục truyền thống xuất hiện trong phim ra sao…

Thổi hồn cho nhân vật

Công nghệ CGI có thể tạo ra mọi thứ gồm những cảnh siêu thực, hoành tráng, những loại vũ khí và máy móc hiện đại, có một không hai trừ… trang phục. Điều đó khiến cho bộ phận thiết kế trang phục trở nên đặc biệt trong một đoàn làm phim.

Bởi lẽ, ngay cả một chiếc áo len không bao giờ chỉ là một chiếc áo len trên phim; Nó là một công cụ sáng tạo mạnh mẽ. Thực tế thì có thể “đọc vị” một bộ phim qua trang phục từ đó biết được đó là thể loại khoa học viễn tưởng hay đơn thuần là câu chuyện đương đại đặt trong một thế giới quen thuộc với trang phục quen thuộc.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Hanbok truyền thống trong phim Hàn

Còn trên màn hình, ngay cả những chi tiết đơn giản của quần áo cũng có thể mang ý nghĩa nhất định về tính cách nhân vật hay dẫn giải nội dung câu chuyện. Đặc biệt, trong các bộ phim đề tài lịch sử, giả tưởng hay chuyển thể từ tranh, trang phục chính là hình thức biểu thị có thể nhìn thấy ngay lập tức và mang tính biểu tượng cao.

Riêng trong các phim khoa học viễn tưởng, trang phục không chỉ là mẫu thiết kế thời trang mà còn có chức năng để phân biệt nhân vật, thậm chí để diễn giải cốt truyện.

Có những chi tiết nhỏ liên quan đến trang phục xuất hiện trong bộ phim ám chỉ thời gian, không gian và biểu hiện cảm xúc của các nhân vật chính.

Cụ thể, nếu nhân vật là người tính cách hào phóng và đang đi nghỉ dưỡng thì trang phục sẽ theo phong cách nhiệt đới với một chiếc áo lanh sặc sỡ; Nếu là người tâm địa xấu xa và không ổn định, quần áo của anh ta sẽ có màu sẫm; Nếu là người sáng tạo và trẻ trung, chẳng hạn là một sinh viên Paris điển hình sẽ không thể thiếu một chiếc khăn lụa quàng cổ…

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Nữ sinh mặc áo dài trong phim Cô gái đến từ hôm qua

Thiết kế trang phục không cần phải tinh tế. Đặc biệt trong các phim khoa học giả tưởng, đôi khi quần áo được sử dụng như biểu tượng trực quan để giao tiếp với khán giả giúp họ tiếp cận với thế giới mới trong phim vốn không có ý niệm cụ thể, rõ ràng.

Trong phim Tron Legacy, việc sử dụng trang phục, đặc biệt là ánh sáng và màu sắc giống như ký hiệu để thiết lập các phe phái với những màu chủ đạo là Vang, Đỏ, Da cam, Trắng và Xanh. Đây là những nguyên tắc được áp dụng tỉ mỉ của đạo diễn Joseph Kosinski và hai nhà thiết kế trang phục Michael Wilkinson và Christine Bieselin Clark khiến cho bộ phim có một nét rất riêng so với nhiều phim khác cùng thể loại.

Ở mức độ cao hơn, trang phục có thể đóng vai trò như một thể loại phim – Phim trang phục, trong đó các bộ quần áo được nhân vật mặc trở thành biểu tượng. Thể loại phim "trang phục" bị gánh vác trách nhiệm làm hài lòng khán giả thông qua việc nhân vật chính xuất hiện trong bối cảnh lịch sử với những bộ trang phục đòi hỏi tính chính xác của lịch sử và trông họ phải quyến rũ, ấn tượng.

Tuy nhiên, cho tới nay, trong các giáo trình về điện ảnh, thể loại phim trang phục không tồn tại mà đơn giản chỉ là thông qua những câu chuyện hài hước hay những câu chuyện tình yêu, các bộ trang phục góp phần khắc họa sâu nội dung của phim.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Trang phục trong Robin Hood

Với các phim dã sử như Robin Hood, trang phục đã đạt được tính hiện thực trong khi vẫn giữ lại hình ảnh trang phục cơ bản của người anh hùng dân gian, tức là một chiếc áo dài thời Trung cổ, mặc dù không có mũ và lông vũ.

Đạo diễn Ridley Scott và nhà thiết kế trang phục Janty Yates đã áp dụng kỹ năng của họ trong bối cảnh có thể giải thích được chứ không phải phóng đại bởi lẽ các loại quần áo mặc trong thời kỳ này khá đơn giản và và gồm các lớp khác nhau để thích ứng với khí hậu thay đổi.

Trang phục truyền thống trên phim – Cũ mà mới

Trang phục của một nhân vật có thể cho khán giả biết họ là ai mà không cần đến cuộc đối thoại, một bộ trang phục mặc vào dịp Halloween có thể giúp khán giả biết bộ phim nói về chuyện gì… Như vậy, trang phục trên phim không chỉ nói về thời trang mà còn phản ánh một giai đoạn lịch sử với các bộ trang phục truyền thống tiêu biểu.

Một số bộ phim có trang phục trở nên nổi tiếng thuần túy bởi vì chúng rất đẹp. Một số khác đáng nhớ vì những lý do khác. Ví dụ chiếc váy lanh trắng hoàn toàn bình thường đã trở thành trang phục nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh khi Marilyn Monroe đứng trên một lỗ thông hơi ngầm. Điều này cũng chứng minh rằng cái cách mà chúng ta mặc nó đôi khi cũng rất quan trọng. Mặc dù nhân loại tự hào về hình ảnh điện ảnh bền vững nhất nhưng bộ phim The Seven Year Itch không thuộc danh sách những phim có thiết kế phục trang đẹp bởi lẽ người đã bật nút quạt trên lỗ thông hơi ngầm mới là người làm công việc quan trọng nhất.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Bức ảnh lịch sử của Marilyn

Lấy ví dụ về trang phục truyền thống của người Trung Quốc. Trong suốt những năm qua, trang phục truyền thống luôn là một nét vẽ cho văn hóa Trung Quốc, đặc biệt trong điện ảnh mặc dù không có nhiều người phương Tây, hoặc người nước ngoài biết rõ về trang phục truyền thống Trung Quốc một cách cặn kẽ như kiểu dáng như thế nào được coi là chuẩn, bối cảnh mặc…

Bởi trong nhiều trường hợp, tất cả những gì họ thấy là chiếc xường xám (tên tiếng Anh: qipao) trong một nhà hàng Trung Quốc mà các nhân viên phục vụ mặc. Điều này không đúng với các trang phục truyền thống của Việt Nam hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… vốn được sử dụng trong những dịp trọng đại, hoàn toàn không thích hợp cho công việc phục vụ tại nhà hàng cần sự gọn gàng tiện lợi…

Tuy nhiên, trang phục truyền thống trong phim ảnh Trung Quốc thường gây ấn tượng và ngạc nhiên cho người nước ngoài bằng sự sáng tạo độc đáo của nhà thiết kế phục trang. Ví dụ phim Crouching Tiger, Hidden Dragon­.

Bộ phim không chỉ là một trong những bộ phim nói tiếng Hoa lớn nhất, có ảnh hưởng nhất ở Mỹ và những cảnh chiến đấu tuyệt vời của nó mà còn gây ấn tượng bởi bộ trang phục đích thực của triều đại nhà Thanh.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Nữ diễn viên Chương Tử Di trong trang phục truyền thống đời nhà Đường (phim House of Flying Daggers )

Trong khi đó, phim House of Flying Daggers lại khiến người xem cuốn hút với các bộ trang phục tuyệt vời thời nhà Đường được lấy cảm hứng từ các bức tranh nổi tiếng cùng thời kỳ góp phần tạo thêm tính xác thực cho bộ phim.

Các chuyên gia cho rằng, những váy áo mà nữ diễn viên Chương Tử Di mặc trong màn trình diễn ở đầu phim tuy đơn giản nhưng đẹp một cách ngoạn mục. Tính đến thời điểm này, Lust, Caution chính là bộ phim hay nhất và tiêu biểu nhất về trang phục truyền thống Trung Quốc.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai
Nữ diễn viên Thang Duy (trái) mặc trang phục Xường xám trong Lust, Caution

Phim không đưa người xem trở lại triều đại nhà Đường hay nhà Thanh. Bối cảnh phim diễn ra ở Thượng Hải vào đầu những năm 1940.

Trang phục trong phim gợi nhớ về đất nước Trung Quốc và các cô gái Trung Quốc một cách tiêu biểu - những chiếc xường xám đẹp tinh xảo, đơn giản, đôi môi đỏ và dĩ nhiên là mái tóc vấn hoàn hảo.

Cuối cùng, Curse of the Golden Flower được đánh giá là phim có phục trang đẹp nhất của điện ảnh Trung Quốc. Đây là bộ phim hoàn hảo phản ánh sức mạnh của màu vàng hoàng đế mà trong đó chi phí, vẻ đẹp và chi tiết xa hoa là điểm nhấn của trang phục. Đây cũng là một trong những bộ phim tốn kém nhất Trung Quốc, và là một cuộc phiêu lưu trang phục theo đúng nghĩa của từ này.

trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Samuel biểu diễn live ca khúc debut 'Sixteen' lần đầu tiên
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Ngây ngất ngắm 'nàng thơ' Lan Khuê đẹp dịu dàng khi diện trang phục NTK Công Trí
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Ly Na Trang và đạo diễn Kong thân thiết với nhau tại sự kiện
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Quốc Trầm thanh lịch với trang phục vest
trang phuc tren phim nhan vat khong thoai Bảo Ngọc mang 'Hạt ngọc Đông Dương' đến đấu trường nhan sắc 'Mrs Vietnam World'

Thu Thủy