Cánh diều vàng 2014: Cuộc đua gay cấn!

(TGĐA) - Không chỉ đến từ con số137 phim tham dự giải Cánh diều 2014, trong đó có 17 phim truyện điện ảnh cạnh tranh ở nhiều hạng mục Cánh diều vàng mà niềm vui đến từ chất lượng các bộ phim tham dự. Đa dạng về đề tài, khá đồng đều về chất lượng và khó có thể chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất là câu chuyện làm đau đầu các thành viên BGK khi cầm cân nảy mực nhưng lại là tín hiệu tích cực cho giải thưởng nghề nghiệp cũng như những người yêu điện ảnh sau một mùa Cánh diều 2013 thất thu về chất lượng. Ngày 12/03 tới, mọi chủ nhân sẽ được lộ diện nhưng ngay bây giờ, hãy cùng TGĐA nhìn qua danh sách phim tham dự.

(TGĐA) - Không chỉ đến từ con số 137 phim tham dự giải Cánh diều 2014, trong đó có 17 phim truyện điện ảnh cạnh tranh ở nhiều hạng mục Cánh diều vàng mà niềm vui đến từ chất lượng các bộ phim tham dự. Đa dạng về đề tài, khá đồng đều về chất lượng và khó có thể chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất là câu chuyện làm đau đầu các thành viên BGK khi cầm cân nảy mực nhưng lại là tín hiệu tích cực cho giải thưởng nghề nghiệp cũng như những người yêu điện ảnh sau một mùa Cánh diều 2013 thất thu về chất lượng. Ngày 12/03 tới, mọi chủ nhân sẽ được lộ diện nhưng ngay bây giờ, hãy cùng TGĐA nhìn qua danh sách phim tham dự.

Nhng_a_con_ca_lng_cng_c_nh_gi_tch_cc_khi_ra_mt_khn_gi

Những đứa con của làng cũng được đánh giá tích cực khi ra mắt khán giả

Việc bộ phim độc lập Đập cánh giữa không trung không kịp thủ tục tham gia Cánh diều 2014 vào phút trót ngoài khiến các ứng viên còn lại mất đi một đối thủ từng được khẳng định thì cũng khiến giải thưởng Cánh diều năm nay chỉ còn là cuộc chơi của các phim tư nhân và nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, khác với Cánh diều 2013 với những lời than phiền về chất lượng “thảm họa” của một số phim tham dự cũng như sự nghèo nàn của phim nhà nước đầu tư thì Cánh diều 2014 ngoài con số 17 phim tham dự - đông nhất từ trước tới giờ, thì các ứng cử viên đều được đánh giá là nặng ký, đồng đều về chất lượng và đa dạng về đề tài, cách thể hiện - không còn nhàm chán một màu như những năm trước. Đây là niềm tin để BGK năm nay đặt các bộ phim cạnh tranh sòng phẳng, tránh tình trạng phải có giải Đặc biệt để Những người viết huyền thoại phải “nằm riêng một mâm” vào mùa Cánh diều năm ngoái.

Din_vin_Nguyn_Mnh_Trng_vi_vai_Bc_H_trong_b_phim_Thu_Chn__Xim

Diễn viên Nguyễn Mạnh Trường với vai Bác Hồ trong bộ phim Thầu Chín ở Xiêm

Trong danh sách 17 phim do BTC Cánh diều 2014 công bố, ngoài 4 phim do nhà nước đặt hàng tài trợ vẫn theo dòng chảy điện ảnh chính để kỷ niệm những ngày lễ lớn, bám sát hiện thực xã hội (gồm Thầu Chín ở Xiêm, Sống cùng lịch sử, Những đứa con của làngMộ gió) thì 13 bộ phim tư nhân còn lại khá đa dạng với nhiều thể loại như hài, kinh dị, tâm lý – tâm lý ly kì, võ thuật, hành động xã hội… bao gồm Đoạt hồn, Mất xác, Qủa tim máu, Scandal – Hào quang trở lại, Bước khẽ đến hạnh phúc, Lạc giới, Hương ga, Chàng trai năm ấy, Bí mật lại bị mất, Hiệp sĩ mù, Năm sau con lại về, Tốc độ và đường cong, Để Mai tính 2.

Liu_Chng_trai_nm_y_c_lm_nn_chuyn_ti_Cnh_diu_nm_nay

Liệu Chàng trai năm ấy có làm nên chuyện tại Cánh diều năm nay?

Đạo diễn Nguyễn Quang Huy, “đương kim” Cánh diều 2013 với 6 giải thưởng dành cho bộ phim Thần tượng, trong đó có giải quan trọng Phim hay nhất thừa thắng tiếp đà với Chàng trai năm ấy tại Cánh diều 2014 năm nay. Niềm tin ấy được củng cố bởi một câu chuyện xúc động nhưng vẫn vui tươi, bằng doanh thu khủng ngoài rạp chiếu cũng như sự tiếp nối từ ekip thành công năm ngoái. Thế nhưng, như câu nói vui trong bộ phim Chàng trai năm ấy, các đối thủ tại Cánh diều 2014 “không phải dạng vừa đâu”. Nếu chỉ xét riêng chuyện doanh thu “bom tấn”, Chàng trai năm ấy còn phải so kè cùng với Quả tim máu, Scandal – hào quang trở lại của Victor Vũ, Hương ga của Cường Ngô, Để Mai tính 2 của Charlie Nguyễn hay Năm sau con lại về của NSND Trần Ngọc Giàu. Tuy không bùng nổ về mặt doanh thu nhưng các bộ phim do nhà nước tài trợ đặt hàng vẫn có cá tính và lợi thế riêng, đặc biệt là năm nay, khi mà cả ba tác phẩm Thầu Chín ở Xiêm, Sống cùng lịch sử, Những đứa con của làng đều nhận được phản hồi khá tích cực khi ra mắt. Thậm chí, nhiều ứng cử viên năm nay còn mang theo hành trang là giải thưởng điện ảnh trước đó như Lạc giới với Phim hay nhất giải Ngôi sao xanh diễn ra vào tháng 1/2015 vừa qua.

Qy_Bnh_v_Qa_tim_mu_l_ci_tn_ng_gm_ti_Cnh_diu_2014

Qúy Bình và Quả tim máu là cái tên đáng gờm tại Cánh diều 2014

Ở các giải thưởng cá nhân, Hương ga với cú đúp của Trương Ngọc Ánh ở giải Ngôi sao xanh sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Mai Thu Huyền trong Lạc giới, Trang Nhung trong Scandal – hào quang trở lại, Thúy Hằng trong Những đứa con của làng, Ngân Khánh trong Bước khẽ tới hạnh phúc… Giải Nam diễn viên, Trung Dũng dù nhận được khích lệ lớn tại giải Ngôi sao xanh với vai diễn trong phim Lạc giới cũng phải dè chừng trước những cái tên cực kỳ đáng gờm như Qúy Bình (Quả tim máu, Tốc độ và đường cong), Trần Bảo Sơn (Đoạt hồn), Chi Bảo (Scandal – hào quang trở lại), Nguyễn Mạnh Trường (Thầu Chín ở Xiêm), Trung Anh (Những đứa con của làng) hay Sơn Tùng M-TP (Chàng trai năm ấy). Ngoài ra, giải đạo diễn xuất sắc cũng đáng chú ý khi những cái tên như Quang Huy, Bùi Tuấn Dũng, Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Cường Ngô, Phi Tiến Sơn… đều quen mặt tại giải thưởng Cánh diều, có “kinh nghiệm” giành giải và có thể soán ngôi nhau bất kỳ lúc nào. Có thể nói, ngoài giải phim, hạng mục cá nhân tiếp tục làm BGK phải đau đầu nhiều lần, đó là chưa kể một loạt giải thưởng khác như Họa sĩ, Quay phim, Âm nhạc, Nam – Nữ diễn viên phụ, Dựng phim… cũng là cuộc đua không dễ chọn so với mặt bằng năm nay.

Giải thưởng Cánh diều là hoạt động chính nằm trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày điện ảnh 15/03/2015. Trong lễ kỷ niệm này, ngoài việc chiếu phim truyện và tài liệu tại các chi hội cơ sở, Hội điện ảnh Việt Nam còn tổ chức cho Hội viên, nghệ sĩ về thăm và giao lưu với người dân ở các địa điểm tác nghiệp của Điện ảnh Nam bộ trước đây như Mộc Hóa (Long An).

Gay cấn và hấp dẫn, đó là điều có thể nhận định về mùa Cánh diều 2014 năm nay. Giải thưởng sẽ được công bố vào lúc 20h ngày 12/03/2015, tại Trung tâm hội nghị Queen Hall (số 5, Nguyễn Tất Thành, Q4, TPHCM). Cũng trong đêm trao giải, BTC Cánh diều sẽ tôn vinh hai nghệ sĩ có cống hiến xuất sắc cho điện ảnh dân tộc: Đạo diễn – NSND Ngô Mạnh Lân và NSND Nguyễn Thế Anh.

Lc_gii_cng_l_ng_c_vin__nhiu_hng_mc_ti_gii_Cnh_diu_2014

Lạc giới cũng là ứng cử viên ở nhiều hạng mục tại giải Cánh diều 2014

Giải thưởng Cánh diều 2014 có tổng cộng 137 phim và 3 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình. Trong đó, phim truyện điện ảnh có 17 tác phẩm, 18 phim truyện truyền hình, 14 phim hoạt hình, 52 phim tài liệu (4 phim điện ảnh, 48 phim truyền hình), 7 phim khoa học và 29 phim ngắn. Ngoài Cánh diều vàng, Cánh diều Bạc, Bằng khen dành cho phim thì hạng mục phim truyện điện ảnh vẫn tiếp tục có giải Báo chí – Phê bình, độc lập với Hội đồng giám khảo Cánh diều 2014.

Khán giả tại TPHCM sẽ được xem miễn phí 17 bộ phim truyện điện ảnh tranh giải Cánh diều 2014 tại 3 địa điểm: Rạp BHD (BHD STAR Phạm Hùng, xã Bình Hưng, Bình Chánh), rạp CGV (Phòng 6, CGV Thảo Điền, Q2) và Trung tâm văn hóa Tân Sơn Nhất (186 Nguyễn Văn Trỗi nối dài, Q Tân Bình) từ 10h sáng ngày 08/03 đến 10h ngày 11/03. Khán giả nhận giấy mời xem phim tại các rạp từ ngày 06/03/2015. Rạp BHD chiếu Hương Ga, Quả tim máu, Những đứa con của làng, Bước khẽ tới hạnh phúc, Thầu Chín ở Xiêm, Sống cùng lịch sử; CGV Thảo Điền chiếu Chàng trai năm ấy, Năm sau con lại về, Đoạt hồn, Bí mật lại bị mất, Lạc giới; NVH Tân Sơn Nhất chiếu Tốc độ và đường cong, Để Mai tính 2, Scandal – Hào quang trở lại, Mất xác, Hiệp sĩ mù, Mộ gió.

Phương Ngọc