Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

(TGĐA) - Goo Jun Pyo của Boys Over Flowers cũng là thủ phạm bạo lực học đường nhưng Park Yeon Jin trong The Glory mới là người duy nhất bị chỉ trích.

Loạt sự thật thú vị gây sốc về ‘The Glory’ của Song Hye Kyo Loạt sự thật thú vị gây sốc về ‘The Glory’ của Song Hye Kyo
Người hâm mộ phấn khích với thông điệp tuyên chiến của ác nữ 'The Glory' Người hâm mộ phấn khích với thông điệp tuyên chiến của ác nữ 'The Glory'

Nội dung đề cập đến bạo lực học đường, chẳng hạn như The Glory của Netflix và Weak Hero Class 1 của Wave, đang là đề tài phổ biến trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

Đặc biệt, bộ phim truyền hình The Glory khắc họa câu chuyện về một nạn nhân bạo lực học đường dành cả cuộc đời để trả thù đã gây chấn động, thu hút sự chú ý lớn từ phía công chúng. Trên thực tế, đã một tháng trôi qua kể từ khi The Glory mùa 1 công chiếu nhưng bộ phim vẫn đang được bàn tán sôi nổi.

Người xem đắm chìm vào câu chuyện đau lòng của Moon Dong Eun (Song Hye Kyo thủ vai), đồng thời mong Park Yeon Jin (Lim Ji Yeon thủ vai), kẻ bắt nạt chính, phải đau khổ và phải trả giá cho hành động của mình. Tuy nhiên, một câu hỏi bất ngờ được đặt ra: “Tại sao công chúng lại đặc biệt tức giận với Park Yeon Jin?”.

Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

Cảnh bạo lực học đường từ lâu đã được phơi bày trước công chúng. Ngay cả khi bạo lực học đường không phải là chủ đề chính, nó vẫn thường được đưa vào các bộ phim truyền hình Hàn Quốc lấy bối cảnh học đường.

Trong bộ phim truyền hình Boys Over Flowers của đài KBS2 được yêu thích cách đây 14 năm, những cảnh bạo lực học đường chiếm rất nhiều thời lượng trên màn ảnh. Đáng chú ý hơn, thủ phạm chính là nam chính của bộ phim.

Boys Over Flowers khắc họa câu chuyện tình yêu giữa Geum Jan Di (do Goo Hye Sun thủ vai), con gái của một tiệm giặt là theo học một trường trung học tư thục, và Goo Jun Pyo (do Lee Min Ho thủ vai), một thanh niên giàu có, “chủ nhân” ác ý quấy rối “thường dân” Geum Jan Di.

Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

Goo Jun Pyo đã để các bạn cùng lớp ném trứng sống vào người Geum Jan Di và rắc bột mì lên người cô, trong khi anh và các bạn ngồi trên ghế nhìn cô đau khổ như đang xem một chương trình giải trí. Những gì Goo Jun Pyo làm với Geum Jan Di rõ ràng là bạo lực học đường.

Anh ta là thủ phạm chính, trong khi F4 (nhóm bạn của Gu Jun Pyo) là những người ngoài cuộc. Tuy nhiên, các thành viên F4 lại được khán giả tung hô. Sau đó, Goo Jun Pyo phát triển mối quan hệ yêu đương với nạn nhân của mình, Geum Jan Di.

Cốt truyện của Boys Over Flowers đơn giản là không phù hợp với thời đại hiện nay. Chẳng hạn, nếu Moon Dong Eun (do Song Hye Kyo thủ vai) và Jeon Jae Jun (do Park Sung Hoon thủ vai) trở thành tình nhân trong The Glory thì bộ phim sẽ bị chỉ trích là “phim ca ngợi bạo lực học đường ” và gây hại thứ cấp đối với nạn nhân của bạo lực học đường”.

Giờ đây, những cảnh bạo lực học đường không còn được xem nhẹ. Đã có nhiều thay đổi khác nhau trong cách tiếp cận chủ đề này trong khung thời gian 14 năm giữa Boys Over Flowers The Glory.

Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

Thay đổi thái độ đối với bạo lực học đường

Những kẻ côn đồ và thủ phạm bạo lực học đường, vốn được khắc họa rất đẹp trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh trước đây, giờ đây được tô vẽ thành “tội phạm”. Những câu chuyện không còn đồng cảm với họ hay thể hiện khía cạnh của họ, và họ phải trả giá thay vì trở thành nhân vật chính, để lại rất ít cơ hội cho sự hâm mộ.

Khi bạo lực học đường bắt đầu được xử lý nghiêm túc, nhiều nội dung chứa đựng những góc nhìn sâu sắc đã được ra đời. Những câu chuyện về cha mẹ thủ phạm, câu chuyện của những học sinh bị bỏ lại phía sau, và câu chuyện của những nạn nhân sống trong địa ngục từng ngày do hậu quả của bạo lực học đường, đang được đưa ra ánh sáng.

Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

Nhận thức cộng đồng cũng trở nên nhạy cảm hơn

Theo kết quả “Khảo sát ý kiến giáo dục năm 2022” do Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc công bố ngày 17/1, cứ 10 người dân thì có 6 người cho rằng bạo lực học đường ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là nghiêm trọng.

55% ý kiến cho rằng tình trạng bạo lực học đường hiện nay là nghiêm trọng và 59.1% ý kiến cho rằng cần có hình phạt nghiêm khắc đối với kẻ gây bạo lực.

Bạo lực học đường từ lâu đã nổi lên như một vấn nạn xã hội nhức nhối. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện vào năm 2019, 55.7% công chúng trả lời rằng mức độ bạo lực học đường là đáng lo ngại.

Nạn nhân của bạo lực học đường sẽ tiếp tục xuất hiện với tư cách là nhân vật chính trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình, tạo dựng sự đồng thuận và nâng cao nhận thức của công chúng.

Miễn là công chúng bắt đầu đồng cảm với câu chuyện của các nạn nhân, thì triển vọng cho nội dung bạo lực học đường là rất sáng sủa.

Cùng là kẻ bắt nạt, vì sao Goo Jun Pyo được yêu mến còn Park Yeon Jin của 'The Glory' lại bị chỉ trích?

The Glory vẫn chưa kết thúc, dư luận mong muốn thủ phạm bạo lực học đường phải chịu nhiều đau khổ hơn. Điều ước của họ dự kiến sẽ được thực hiện trong phần 2 của bộ phim, được phát hành vào ngày 10/3 tới.

‘The Glory 2’: Song Hye Kyo không phải kẻ trả thù duy nhất ‘The Glory 2’: Song Hye Kyo không phải kẻ trả thù duy nhất
Người hâm mộ phấn khích với thông điệp tuyên chiến của ác nữ 'The Glory' Người hâm mộ phấn khích với thông điệp tuyên chiến của ác nữ 'The Glory'

Linh Trần

KBIZoom