Mới đây, tài khoản Văn hóa giải trí của CCTV trên Weibo đăng bài viết nhằm phê bình các diễn viên và đoàn phim mang việc "sử dụng đài từ gốc" ra làm chiêu trò quảng bá cho "chất lượng" tác phẩm hay "diễn xuất". Cụ thể, tài khoản này viết: [Đài từ gốc là kỹ năng cơ bản của diễn viên: #Đừng_để_diễn_viên_trở_thành_diễn_bối] Không biết từ lúc nào, "đài từ gốc" của diễn viên trở thành ưu điểm quảng bá của các đoàn phim, "tỷ lệ dùng đài từ gốc" trở thành một trong những từ khóa mà fan hâm mộ diễn viên nhiệt tình quảng bá. (*Chữ "viên" mất bộ "khẩu" - nghĩa là miệng, sẽ trở thành chữ "bối").
|
Bài đăng phê bình của CCTV trên tài khoản mạng xã hội Weibo |
Trong tình huống đặc biệt, lồng tiếng hay có thể bù đắp những khuyết thiếu của đài từ gốc, mang lại cho tác phẩm hiệu quả thể hiện với chất lượng cao hơn. Nhưng, lồng tiếng hậu kỳ chỉ có tác dụng hỗ trợ. Ngành nào có kỹ năng cơ bản của ngành ấy, "thanh đài hình biểu" là kỹ năng cơ bản bắt buộc phải rèn luyện của những người làm công tác văn nghệ.
Diễn viên có kỹ năng đài từ vững chắc, tất nhiên có thể khiến trình độ diễn xuất tăng thêm một bậc. Là diễn viên chuyên nghiệp nhất định phải tốt đều ở cả "thanh đài hình biểu", không thể thiếu một khoản nào, vậy nên diễn viên phải luyện tốt "kỹ năng cơ bản" mới có thể "kết hợp nhuần nhuyễn", thể hiện hoàn mỹ hơn nhân vật trong phim trước khán giả.
|
Tỷ lệ dùng đài từ gốc của một số nữ diễn viên nổi tiếng 5 năm trở lại đây gồm: Lý Nhất Đồng, Tống Thiến, Địch Lệ Nhiệt Ba, Trần Ngọc Kỳ, Lý Thấm, Đàm Tùng Vận, Dương Tử, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Lưu Thi Thi, Nghê Ni Đường Yên, Angelababy |
Sức mạnh của kỹ thuật hiện đại tuy có thể cung cấp nhiều tiện lợi cho các hoạt động diễn xuất, nhưng rốt cuộc không thể thay thế được sức hút lan tỏa từ việc diễn viên hoàn toàn đắm mình vào việc biểu diễn nhân vật. Sức đột phá của đài từ gốc được tích lũy từ từng bộ tác phẩm xuất sắc, chớ đừng vì sự lười biếng của bản thân mà làm "diễn viên" trở thành "diễn bối". (*đài từ: khả năng thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân vật qua giọng thoại).
|
Thống kê tỷ lệ sử dụng giọng gốc của Bạch Kính Đình, Hoàng Cảnh Du |
|
Trương Nhược Quân, Đàn Kiện Thứ là hai nam diễn viên được đánh giá khá tốt về đài từ |
|
Tuy đều dùng giọng gốc 100%, nhưng chất lượng đài từ của Trương Tân Thành được đánh giá cao hơn hẳn Trần Phi Vũ |
Dưới bài đăng, vô số tiếng nói phê bình dành cho các diễn viên ít khi dùng đài từ gốc trong phim được nêu lên. Cụ thể, cư dân mạng còn bình ra "Bốn nam diễn bối" và "Bốn nữ diễn bối" với tỷ lệ sử dụng giọng gốc trong phim truyền hình cổ trang đã chiếu tính đến thời điểm hiện tại bằng 0%. Những diễn viên này phần lớn cũng có sử dụng giọng thoại gốc trong một số phim truyền hình hiện đại, tuy nhiên phát âm không tròn vành rõ chữ, ngắt nghỉ thiếu mạch lạc, dẫn đến khán giả chưa thể nghe rõ lời thoại họ muốn thể hiện chứ đừng nói gì đến cảm xúc nhân vật.
|
Tỷ lệ thoại gốc của Trần Hiểu và Vương Nhất Bác gần như tương đương, nhưng số lượng và chất lượng của Trần Hiểu vẫn áp đảo |
|
Ngô Lỗi và Dương Dương có tỷ lệ khá sát sao |
|
Tống Uy Long và Tiêu Chiến chưa bao giờ được khen đài từ tốt |
"Bốn nam diễn bối" gọi tên Nhậm Gia Luân, Thành Nghị, Hứa Khải, Vương Hạc Đệ, đều là những nam thần cổ trang mới nổi trong vài năm trở lại đây. Phần lớn khán giả cho rằng, cảm giác "nam thần" ở những nam diễn viên này có hơn một nửa đến từ sức hút của "diễn viên lồng tiếng" thay vì bản thân họ. Về với giọng thật, nhan sắc hay diễn xuất của những diễn viên này đều giảm một nửa vì giọng nói ồm ồm, nhả chữ lùng bùng, ngắt nghỉ tùy tiện như bị hụt hơi...
|
Nhậm Gia Luân, Thành Nghị, Hứa Khải, Vương Hạc Đệ bị mỉa mai là những nam diễn viên "không biết nói" trong phim cổ trang |
|
Tỷ lệ dùng giọng gốc của Hứa Khải, Nhậm Gia Luân trong tất cả các phim từng đóng |
|
Cung Tuấn và Thành Nghị cần cố gắng thêm |
"Bốn nữ diễn bối" gồm Lưu Thi Thi, Địch Lệ Nhiệt Ba, Cúc Tịnh Y và Đường Yên. Bốn mỹ nhân cổ trang tuy mỗi người một vẻ nhưng chưa mười phân vẹn mười. Nhiều ý kiến cho rằng Cúc Tịnh Y chỉ quan tâm hình ảnh đẹp kiểu idol, đừng hi vọng vào việc cô có tâm với đài từ của bản thân. Đường Yên bị chê có chất giọng quá lảnh lót.
Lưu Thi Thi thân là mỹ nhân cổ trang nức tiếng, nhưng chưa bao giờ dùng giọng gốc trong thể loại phim này, bởi giọng thoại thều thào như sắp đứt hơi. Riêng Địch Lệ Nhiệt Ba là trường hợp lạ khi có đài từ trong phim hiện đại không tồi, thậm chí còn tham gia show lồng tiếng và đạt giải cao, nhưng lại bỏ bê các nhân vật cổ trang của mình.
|
Lưu Thi Thi, Địch Lệ Nhiệt Ba, Cúc Tịnh Y, Đường Yên là những người đẹp không cất tiếng trong phim cổ trang |
|
Angelababy tuy diễn xuất kém nhưng đài từ lại không quá tệ, ít ra có thể nghe rõ ràng mạch lạc |
|
Dương Mịch quá yểu điệu, 'dặt dẹo' khi đọc thoại nên không chiếm được nhiều tình cảm của khán giả |
|
Đài từ gốc của Lưu Thi Thi trong Lưu Kim Tuế Nguyệt thều thào khó nghe như hụt hơi |
|
Đường Yên có chất giọng chói đến mức khán giả nghe không hiểu nổi thoại |
|
Triệu Lệ Dĩnh từng bị chê vì đài từ gượng gạo, sống sượng trong Minh Lan truyện, nhưng đã cải thiện phần nào ở Gió thổi Bán Hạ |