'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

(TGĐA) - Sau khi thuyết phục được vua Tần, Thương Ưởng (Vệ Ưởng) bắt đầu thực thi biến pháp hà khắc, trong đó có “giết người thị uy” khiến dân chúng oán vọng.

Hồng nhan Cao Viên Viên tái ngộ khán giả Việt trong phim 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ' Hồng nhan Cao Viên Viên tái ngộ khán giả Việt trong phim 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ'
'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng đi theo tiếng gọi của trái tim, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng đi theo tiếng gọi của trái tim, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần

Bộ phim Đại Tần đế quốc chí thiên hạ tái hiện triều đại nhà Tần, từ một quốc gia nhỏ bé kiên cường chống lại sáu nước, xây dựng nên Đại Tần hùng mạnh. Bộ phim xoay quanh thời điểm đất nước Trung Hoa thời Chiến quốc chìm trong máu lửa ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Khi đó, nước Tần vốn nhỏ bé nằm ở phía Tây nên luôn bị các đế quốc mạnh hơn chèn ép, đặc biệt là Ngụy quốc ở phía Đông.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Diễn biến phim tiếp theo, sau khi thuyết phục Tần Hiếu Công, Vệ Ưởng bắt đầu thay đổi luật pháp (biến pháp). Tuy rằng ông đạt được sự đồng ý của quân vương, nhưng lại đối mặt với sự phản đối từ hai phía, một là từ bách tính, hai là từ quý tộc nước Tần. Vậy Vệ Ưởng đã làm cách gì để đối phó với sự phản đối của bách tính? Ông đã làm ba việc. Việc thứ nhất là chuyển cây để xác lập chữ tín, việc thứ hai là dùng hình phạt với những ai chống đối, việc thứ ba là giết người để kiến lập oai nghiêm.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Vệ Ưởng sau khi lập ra pháp luật thì không công bố ngay lập tức. Trước tiên, ông làm một việc kỳ lạ. Ở cửa phía Nam đô thành nước Tần là Lịch Dương, Vệ Ưởng cho người cắm một cây gỗ và dán thêm một cáo thị nói rằng: “Ai có thể đem cây gỗ này từ cửa thành phía Nam sang phía Bắc, ta sẽ thưởng 10 nén vàng”. Sau khi cáo thị được dán ra, có rất nhiều người đến xem nhưng không có ai hành động gì. Một sự việc hết sức đơn giản sao lại được thưởng nhiều như thế? Mọi người cho đây là một việc khó tin. Vệ Ưởng nghe nói không có ai chuyển cây, ông đưa ra đề nghị mới: “Được rồi, đổi 10 nén vàng thành 50 nén vàng”.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Sau đó có người dừng lại chỗ cáo thị nói: “Xưa nay nước Tần chưa bao giờ thưởng lớn thế này! Nhưng tôi cũng muốn thử một chút”. Người đó chuyển cây từ cổng Nam sang cổng Bắc. Lúc này Vệ Ưởng đã chờ ở cổng Bắc, thấy cây được chuyển đến, ông mới nói với người đàn ông vác cây rằng: “Thật là một công dân tốt. Lập tức thưởng cho anh ta 50 nén vàng”.

Câu chuyện này đã khiến đô thành nước Tần náo động vì số tiền được thưởng lúc đó quá lớn. Thông qua sự việc này, Vệ Ưởng muốn truyền đến bách tính một thông điệp rất rõ ràng: “Pháp luật là tôi định ra, dù nó có chỗ hoang đường sai lầm thế nào, nhưng tôi đã nói là làm”. Đây là việc thứ nhất, gọi là “chuyển cây lập tín”, thông qua việc chuyển cây mà xác lập sự tín nhiệm của người dân nước Tần đối với ông.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Sự việc thứ hai mà Vệ Ưởng làm là “khóa miệng người dân”. Bất luận là người nào nói tốt hay nói xấu về biến pháp đều bị bắt lại, sung quân biên ải. Vệ Ưởng gọi những người nói tốt là “dân nịnh bợ”; còn những người nói không tốt là “dân ương ngạnh”, “ương ngạnh” mang ý là ngăn cản, tức là những người ngăn trở pháp lệnh.

Dù là “dân nịnh nọt” hay “dân ương ngạnh”, Vệ Ưởng cho rằng họ không phải là công dân tốt. Qua việc làm “khóa miệng người dân”, Vệ Ưởng muốn chuyển đi một thông điệp về một “công dân tốt” là như thế này: “Điều họ có thể làm là tuân theo luật pháp mà tôi chế định như nộp thuế, đi binh dịch”. Vệ Ưởng thông qua phương thức này để đoạt đi năng lực suy nghĩ và quyền tự do ngôn luận của người dân.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Sự việc thứ ba Vệ Ưởng làm là “giết người thị uy”. Vệ Ưởng từng ở bờ sông Vị mà sai thuộc hạ hành hình tù nhân, có một ngày hành hình hơn 700 người, nước sông Vị thành màu đỏ, tiếng khóc ai oán khắp nơi. Thông qua ba việc ấy, cuối cùng Vệ Ưởng đã thiết lập pháp lệnh lên dân chúng.

Những cách thức của Vệ Ưởng đưa ra sử dụng, lập tức khiến trong nước biến thành nơi yên ắng đến độ “chim chóc cũng sợ nên không dám hót”. Vệ Ưởng bắt đầu thi hành pháp luật mới của mình. Tuy nhiên, biến pháp của ông gây tổn thất trầm trọng đối với giới quý tộc thời bấy giờ nên gặp không ít trở ngại từ phía các Lão thế tộc mà đứng đầu là Thái tử Doanh Tứ…

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Bộ phim Đại Tần đế quốc chí thiên hạ do Hoàng Kiện Trung và Diên Nghệ làm đạo diễn. Phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng, thực lực như Phú Đại Long, Cao Viên Viên, Hầu Vịnh, Lý Lập Quần, Vương Chí Phi.

Điểm thu hút nhất của các bộ phim lịch sử chính là mức độ hoành tráng trong bối cảnh phim, phục trang cùng các kỹ xảo hành động. Đại Tần đế quốc chí thiên hạ thành công nhờ sự đầu tư chỉn chu của đội ngũ sản xuất, mang đến khán giả những thước phim hào hùng của một thời chiến loạn.

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng giết hơn 700 người để thị uy, biến nước sông thành màu đỏ

Phục trang lẫn tạo hình diễn viên đều phù hợp với giai đoạn lịch sử trong phim, tạo nên tính cách đặc trưng cho mỗi nhân vật. Bên cạnh đó, các kỹ xảo phục dựng cũng rất chân thực, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn cho bộ phim.

Bộ phim Đại Tần đế quốc chí thiên hạ được phát sóng lúc 22h30 hàng ngày trên kênh THVL1.

Hồng nhan Cao Viên Viên tái ngộ khán giả Việt trong phim 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ' Hồng nhan Cao Viên Viên tái ngộ khán giả Việt trong phim 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ'

(TGĐA) - Đại Tần đế quốc chí thiên hạ là bộ phim cổ trang lịch ...

'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng đi theo tiếng gọi của trái tim, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần 'Đại Tần đế quốc chí thiên hạ': Thương Ưởng đi theo tiếng gọi của trái tim, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần

(TGĐA) - Bộ phim cổ trang lịch sử Trung Quốc Đại Tần đế quốc chí ...

Mi Ty