(TGĐA) - Đó là chia sẻ của ông Oh Seok Geun, Chủ tịch Ủy ban xúc tiến Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) tại cuộc gặp gỡ với báo giới Việt Nam trong khuôn khổ Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ II (18-20/7/2018). Thay mặt cho chính phủ Hàn, KOFIC muốn là hạt nhân tiên phong tạo ra một Hiệp hội điện ảnh Châu Á với nhiều lợi ích chung trong lĩnh vực sản xuất phim cả ở mặt thương mại lẫn nghệ thuật. Song song với điều đó, ông Oh Seok Geun cũng chia sẻ nhiều điều thú vị trong cách quản lý điện ảnh của Hàn Quốc.
Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc lần II: Khán giả hào hứng với phim Việt! | |
Điện ảnh Hàn Quốc: Kỷ nguyên mới của phim kinh phí thấp | |
Điện ảnh Hàn: Chờ đợi gì ở nửa cuối 2018? |
|
Sau hoạt động Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ I diễn ra vào tháng 1/2017, ông có thể chia sẻ về hiệu quả của hoạt động này sau đó được không?
Khán giả Hàn Quốc biết khá ít về điện ảnh Việt Nam, ngay cả những người quan tâm đến điện ảnh như tôi cũng chỉ xem những phim từ lâu như Mùi đu đủ xanh hay Mùa len trâu. Gần đây, vì có sự quen biết với công ty BHD của Việt Nam nên mới được xem một vài phim nữa. Còn đa số khán giả, các nhà đầu tư phim ở Hàn Quốc đều lạ lẫm, trừ những tập đoàn lớn như CJ hay Lotte đã và đang đầu tư ở Việt Nam. Sau hoạt động của Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc lần 1 và cả lần 2 này, mọi người bắt đầu có cái nhìn khác về điện ảnh nước bạn. Phải nói là bất ngờ vì đó đều là những phim có chất lượng cao, người xem khá hài lòng. Tuy nhiên, theo khảo sát của tôi, vẫn có một số khán giả Hàn thấy lạ. Nói ví von thì giống như ở Hàn Quốc chúng tôi có món cá muối lên men, chưa quen thì rất khó ăn, nhưng ăn nhiều rồi thì sẽ… nghiện. (cười)
Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc là hoạt động hợp tác giao lưu về mặt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Ở nước bạn hay nhiều nước Châu Á khác, chúng tôi đều có Trung tâm văn hóa Hàn để quảng bá văn hóa của chúng tôi, gọi chung là làn sóng Hallyu nhưng văn hóa phải có sự tương tác, trao đổi thiện ý. Chúng tôi mong muốn giới thiệu nhiều phim Việt hơn ở Hàn Quốc. Dự kiến bước đầu là chiếu khoảng 12 phim trong 1 năm ở Seoul và Busan. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc ở phía Việt Nam bởi còn nhiều thứ phải sắp xếp phía sau dự kiến đó. Biết đâu có một ngày, lại có một “làn sóng Vietlyu” tại Hàn Quốc thì sao? Không chỉ Việt Nam, chúng tôi cũng mong muốn điều đó với nhiều nước trong khối ASEAN hiện nay.
|
Ông Oh Seo Geun tốt nghiệp đạo diễn năm 1988 trường Điện ảnh quốc gia Hàn Quốc. Là đạo diễn của các phim điện ảnh như The 101st Proposition (1993), Love Is a Crazy Thing (2005), Camellia (2010)… Ông từng là thành viên LHPQT Busan, giữ chức Chủ tịch ủy ban chiếu phim LHPQT Busan nhiều năm. Tháng 1/2018, ông về giữ cương vị Chủ tịch ủy ban xúc tiến điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC). |
Ngoài tổ chức tuần phim giới thiệu, ông có nghĩ tới việc tạo ra nhiều hoạt động điện ảnh chặt chẽ hơn giữa hai nước Việt - Hàn?
Hiện tại, chúng tôi chưa có kế hoạch sản xuất phim kết hợp Việt - Hàn một cách chính thức tuy nhiên các hoạt động khác không phải không có. Cách đây 7-8 năm, chúng tôi cũng có mở một lớp đào tạo về âm thanh cho Việt Nam, tốt nghiệp 10 người. Cách đây 2 năm, cũng ở một workshop cho các nhà đầu tư và sản xuất phim ở Hàn Quốc gặp nhau. Còn tất cả các dự án phim hợp tác trước đây là do các tập đoàn tư nhân cùng hợp tác quyền lợi với các công ty Việt Nam thôi. Ở Hàn Quốc, các công ty đầu tư sản xuất phim khá nhiều, chứ không chỉ có mỗi CJ hay Lotte như các bạn biết. Và nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng chiến lược của chính phủ, tìm kiếm ngân sách hợp tác dài lâu cũng như xúc tiến tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất hai bên gặp nhau một cách hiệu quả và tích cực nhất.
CJ và Lotte là hai tập đoàn sản xuất phát hành phim lớn ở Hàn Quốc và giờ cũng đang nắm quyền hạn lớn trong kỹ nghệ làm phim ở Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về sự thống trị của hai tập đoàn này ở Việt Nam?
Cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Các tập đoàn lớn khi đầu tư vào lĩnh vực này đều quan niệm: Phim là lợi nhuận. Đó là điều đương nhiên nhưng với chính phủ Hàn Quốc, trong sự hợp tác, chúng tôi lại quan niệm: Phim là văn hóa. Tình hình ở Việt Nam hiện nay khá giống với điện ảnh Hàn trước đây, khi có sự thống trị của làn sóng phim Hollywood cùng các công ty đến từ Mỹ thống trị. Cho dù hiện tại đã có điều chỉnh nhưng hiện chính phủ Hàn vẫn phải hỗ trợ điện ảnh khá nhiều bằng nhiều chính sách.
|
Điện ảnh Hàn hiện nay đang phát triển thế nào và động thái của chính phủ Hàn cho điện ảnh hiện nay?
Những năm 1980, hoàn cảnh của Hàn Quốc chúng tôi là phải chủ động mở cửa với toàn cầu, trong đó có điện ảnh – như một nền công nghiệp. Năm 1984, trường Điện ảnh Quốc gia ra đời bắt đầu đặt nền móng cho điện ảnh Hàn. Và để nó phát triển như một nền công nghiệp, năm 1988, chính phủ phê duyệt cho các công ty Mỹ đầu tư trực tiếp tại thị trường điện ảnh Hàn theo pháp luật. Sự hưng thịnh đi kèm với sự tụt hậu không cạnh tranh được của một số công ty sản xuất phim ở Hàn, dẫn tới số lượng phim Hàn sụt giảm, các nhà đầu tư không mặn mà… Chính phủ đã có nhiều động thái về luật, về hỗ trợ để khắc phục điều này và cho đến bây giờ, ở lĩnh vực giải trí thương mại đã trở thành một thị trường cạnh tranh khốc liệt và do các tập đoàn sản xuất phim trong nước gánh vác. Chính phủ Hàn chỉ chú trọng, hỗ trợ sản xuất và phát hành những phim mang tính nghệ thuật, thử nghiệm vừa và nhỏ; xúc tiến trao đổi văn hóa giữa các nước với nhau. Năm 2007, Qũy hỗ trợ điện ảnh được thành lập với nguồn vốn 50% từ thuế của chính phủ, 50% từ việc bán vé xem phim, tức là bất kỳ phim nào ra rạp, luật quy định phải trích ra 3% dành cho Qũy hỗ trợ.
|
Không chỉ có Những ngày phim Việt Nam, KOFIC còn dự kiến tổ chức nhiều ngày phim cũng như hợp tác với các nước trong khối ASEAN. Hợp tác văn hóa với điện ảnh là mũi nhọn trên diện rộng như vậy, KOFIC muốn hướng tới điều gì?
KOFIC không phải hợp tác với Việt Nam hay các nước khác theo kiểu song phương mà là đa phương. Chúng ta có quy trình làm phim giống nhau, văn hóa giống nhau, điều hướng phát triển giống nhau tại sao không cùng hợp tác để cùng phát triển văn hóa cũng như tạo thế cân bằng với sự xâm thực từ Hollywood hay các nước trong khối EU. Tôi thấy Châu Á chưa có Hiệp hội điện ảnh và Hàn Quốc dù có thể chưa đủ năng lực nhưng muốn là người tiên phong, xúc tiến gặp gỡ, kết nối tạo ra điều đó. Biết đâu chúng ta có thể tạo ra Asian Ways (làn sóng Châu Á) trong lĩnh vực điện ảnh?
KOFIC muốn ở giai đoạn thứ nhất là thăm dò kết nối các nước trong khối ASEAN, thắt chặt quan hệ để xúc tiến việc đó. Chúng tôi tham vọng khoảng 2 năm sau thì thành lập được Hiệp hội nhưng trước đó phải trao đổi ý tưởng và nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước đã.
Xin cảm ơn ông!
Những cái tên mới trong thị trường điện ảnh Hàn Quốc (TGĐA) - Bốn công ty đầu tư và phân phối phim Hàn Quốc đã từng ... |
Nữ đạo diễn Hàn Quốc: Đa dạng sắc màu (TGĐA) - Thị trường điện ảnh Hàn Quốc tương đối nhưng mỗi năm chỉ có ... |
3 nàng thơ 9x của điện ảnh Hàn (TGĐA) - Có một sự giống nhau đến kỳ lạ giữa ba nữ diễn viên ... |
Những ngày phim Việt Nam tại Hàn Quốc lần II: Khán giả hào hứng với phim Việt! (TGĐA) - Em chưa 18, Cô Ba Sài Gòn và Cô gái đến từ hôm qua ... |
Điện ảnh Hàn: Chờ đợi gì ở nửa cuối 2018? (TGĐA) - Màn ảnh rộng xứ Hàn 6 tháng đầu năm 2018 đã có nhiều phim ... |
Phim Hàn có thể có doanh thu thấp nhất kể từ thập niên 1990 (TGĐA) - Do bị cạnh tranh bởi các bộ phim bom tấn Hollywood đang chuẩn ... |
Điện ảnh Hàn nửa đầu 2018: Phim kinh phí thấp thống trị! (TGĐA) - Phòng vé xứ Hàn trong nửa đầu năm 2018 khá yên ắng và ... |
Hoàng Tuấn