(TGĐA) - Đến Thượng đế cũng phải cười (Tên tiếng Anh: The god must be crazy) lần đầu tiên ra mắt khán giả năm 1980, kịch bản và đạo diễn được viết bởi Jamie Uys. Phần đầu của loạt phim được quay tại Botswana và Nam Phi kể về câu chuyện chàng thổ dân Xi, một thành viên của bộ tộc Sho cư ngụ tại sa mạc Kalahari và chưa từng biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh.
Ngoài cuộc hành trình của Xi đến tận cùng thế giới để vứt bỏ chai coca-cola bộ phim còn là câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một nhà khoa học và một nữ giáo viên cùng cuộc chạy trốn của một toán quân phiến loạn.
|
Xi và bộ lạc của mình từ lâu đã sinh sống yên bình tại sa mạc Kalahari, họ luôn cảm thấy hài lòng bởi Thượng Đế đã cho họ tất cả và không ai có ham muốn sở hữu. Cho đến ngày một chai coca bằng thủy tinh đã bị một tay phi công ném xuống sa mạc. Xi và bộ lạc của mình đã tìm được rất nhiều sự hữu ích từ chai coca và từ đó tất cả mọi người đều nảy ra một ham muốn sở hữu đồ vật này. Họ phát hiện ra những cảm xúc chưa từng thấy trước đây như: Đố kỵ, giận dữ, ghét bỏ và thậm chí là bạo lực.
Cho rằng nguồn cơn của những xung đột này là từ chai Coca-cola, Xi quyết định mang vật “xấu xa” này đến tận cùng của thế giới để vứt bỏ. Và lần đầu tiên trong đời Xi gặp người phương Tây da trắng. Đến Thượng Đế cũng phải cười phản ánh cách nhìn của anh thổ dân Xi đối với những người Châu Âu luôn được cho là văn minh.
Bên cạnh câu chuyện của Xi, khán giả còn được chứng kiến câu chuyện tình cảm của nhà sinh vật học Andrew Steyn chuyên nghiên cứu về động vật trong vùng sa mạc Kalahari và cô giáo mới của ngôi làng vốn là một nữ phóng viên Kate Thompson cùng thủ lĩnh phiến quân Sam Boga.
|
Được công chiếu lần đầu tại Nam Phi vào năm 1980, Đến Thượng đế cũng phải cười đã trở thành một hiện tượng tại quốc gia này và mang lại cho hãng phim Ster Kinekor một khoản lợi nhuận khổng lồ cũng như phá vỡ mọi kỷ lục về doanh thu tại đây. Tại thị trường nước ngoài thì phải sau 6 năm, vào khoảng giữa tháng 11 năm 1986 thì Đến Thượng đế cũng phải cười mới đến được thị trường phim Bắc Mỹ nhờ hãng CBS/Fox và được phát hành dưới dạng băng video.
Mặc dù tổng doanh thu của Đến Thượng đế cũng phải cười đạt hơn 100 triệu đô la trên toàn thế giới thì ít ai biết nam diễn viên chính của bộ phim, N!xau thủ vai Xi chỉ được trả chưa đến 2000 đô la cho vai diễn này. Trước khi ông qua đời, đạo diễn Jamie Uys đã bổ xung cho ông khoản trợ cấp 20 ngàn đô la mỗi tháng.
Các diễn viên trong phim:
N!xau trong vai anh thổ dân Xi
|
Xuất thân vốn là một nông dân ở Namibian, năm 1980 ông thủ vai Xi trong bộ phim Đến Thượng Đế cũng phải cười và trở nên nổi tiếng. Ông được mệnh danh là nam diễn viên nổi tiếng nhất Namibia. N!xau là một thành viên của bộ lạc Bushmen, ông có thể nói được rất nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số như tiếng Jul’hoan, Otjiherero và Tswana. N!xau không biết tuổi chính xác của mình và trước khi xuất hiện trong Đến Thượng Đế cũng phải cười thì ông cũng rất ít khi được tiếp xúc với cuộc sống văn minh và mới chỉ được gặp 3 người da trắng. N!xau cũng không có nhiều khái niệm về tiền giấy vào thời điểm này, khi nhận được số tiền thù lao đầu tiên cho vai diễn Xi, ông đã để những tờ tiền bằng giấy bay đi trong gió.
Mặc dù số tiền nhận được từ bộ phim là rất ít tuy nhiên sau đó, khi trở lại với phần 2 của bộ phim thì N!xau đã ý thức được giá trị của số tiền cát-xê. Ông cho biết trước đây ông đã quá lãng phí bởi ông không có kỹ năng quản lý thu nhập. Sau đó ông đã sử dụng số tiền để xây nhà bằng gạch có điện và nước cho gia đình.
Ngoài Đến Thượng đế cũng phải cười, N!xau cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác và khi sự nghiệp kết thúc ông đã quay trở lại Namibia làm nghề nông trồng ngô, bí và đậu.
Vào ngày 1/7/2003 ông qua đời bởi bệnh lao mãn tính trong khi đang đi săn. Ông được chôn sau đó 12 ngày bên cạnh ngôi mộ người vợ thứ hai của mình. N!xau có 6 người con.
Sandra Prinsloo trong vai Kate Thomson
|
Đây cũng là vai diễn nổi tiếng nhất của bà, sau Đến Thượng đế cũng phải cười bà cũng xuất hiện trên một vài chương trình truyền hình cũng như sân khấu kịch Nam Phi. Vào năm 1985, Prinsloo và nam diễn viên John Kani đã gây ra một cú “shock” đối với khán giả trên sân khấu của vở kịch Miss Julie. Bà vào vai một phụ nữ da trắng quyến rũ một người đàn ông da đen, vở kịch đã đánh dấu nụ hôn đầu tiên của một người da đen với một người da trắng trên sân khấu trong thời kỳ Apartheid (thời kỳ bài xích người da trắng).
Marius Weyers trong vai Andrew Steyn
|
Sinh ngày 3/2/1945, vai diễn trong Đến Thượng đế cũng phải cười là vai diễn nổi tiếng nhất của Marius Weyers. Sau bộ phim này, ông cũng xuất hiện trong rất nhiều phim của Mỹ tuy nhiên đều là vai phụ. Bộ phim nổi tiếng nhất Marius tham gia là Blood Diamond do nam diễn viên Leonardo Di Caprio thủ vai chính. Trong phim ông thủ vai Rudolf Van De Kaap, giám đốc của công ty sản xuất kim cương Nam Phi.
Đạo diễn Jamie Uys
Trước khi bước chân vào sự nghiệp điện ảnh, Uys là một giáo viên toán học tại quê nhà mình ở Boksburg. Ông kết hôn với Hettie cũng là một giáo viên toán học và cả hai đã cùng nhau phát triển sự nghiệp trồng trọt buôn bán trên dòng sông Palala. Sau đó vào năm 1951, Jamie bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với bộ phim tiếng Afrikaans mang tên Daar doer in die bosveld. Ông đạo diễn tổng cộng 24 bộ phim. Với Đến Thượng đế cũng phải cười, Jamie Uys đã nhận được một giải thưởng vào năm 1981 tại LHP Hài Quốc tế Vevey. Trước đó vào năm 1974 ông cũng nhận được giải thưởng cho bộ phim tư liệu Beautiful People.
|
|
Cũng như 3 diễn viên chính của phim, Đến Thượng đế cũng phải cười là tác phẩm nổi tiếng nhất của Jamie Uys. Bộ phim đã thành công khi lấy được tiếng cười của khán giả khắp năm châu từ Mỹ cho tới Nhật Bản và Châu Âu. Bản quyền của phim đã được bán tới 45 quốc gia. Với thành công này Jamie Uys đã bắt tay vào thực hiện phần 2 của bộ phim.
Ngoài loạt phim Đến Thượng đế cũng phải cười, Jamie Uys cũng làm một bộ phim khác lấy bối cảnh sa mạc Kalahari là Lost in the Dersert kể về câu chuyện của cậu bé 8 tuổi Dirkie Hayes khi phải tìm cách sống sót trên sa mạc sau vụ tai nạn rơi máy bay mà chính mình là nạn nhân cũng như hành trình tìm con của ông bố Anton. Điều đặc biệt là hai bố con Jamie Uys và Wynand Uys chính là hai nhân vật chính của bộ phim thủ vai hai bố con.
Jamie Uys yêu cuộc sống thiên nhiên và ông thường rời khỏi thành phố Johannesburg mỗi khi có dịp. Ông sở hữu một biệt thự rất đẹp tại bãi biển Paradise, một khu nghỉ mát tĩnh lặng cách vịnh Jeffreys khoảng 5km không có điện mà chỉ sử dụng đèn dầu và gas. Trong thời gian nghỉ ngơi Jamie thường có sở thích sưu tập cây cảnh cũng như các sinh vật biển.
Jamie Uys qua đời bởi suy tim vào năm 1996 hưởng thọ 74 tuổi.
Hailee Steinfeld tham gia bộ phim hài lãng mạn ‘Voicemails for Isabelle’ (TGĐA) - Sharon Maguire, đạo diễn của hai bộ phim Bridget Jones’ Diary và Bridget ... |
Số người đến rạp tăng chóng mặt, ‘Extreme job’ có trở thành phim hài ăn khách nhất thời đại xứ Hàn? (TGĐA) – Kỷ lục nối tiếp kỷ lục, Extreme job đang trở thành một trong ... |
Huyền Nguyễn