Haniff 2016: Điện ảnh là tinh thần dân tộc

(TGĐA) - Để tham dự LHPQT, các quốc gia thường chọn lựa và gửi những bộ phim tốt nhất của mình đến để thi tài khoe sắc với nhiều nước khác. Những bộ phim dự thi thường mang trong nó tư tưởng, tình cảm của dân tộc, của quốc gia mà nó đại diện. LHPQT Hà Nội lần thứ IV thực sự là một ngày hội hình ảnh, ngày hội của những câu chuyện, ngày hội của những bản sắc dân tộc và quốc gia cùng hội tụ.

haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Những người đã gặp tại LHP Quốc tế Hà Nội
haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Khai mạc "Triển lãm bối cảnh Việt Nam trong một số phim nước ngoài"
haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 3: Trang trọng, gọn gàng!
haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 3: Sẵn sàng cho 5 ngày đậm màu sắc điện ảnh
haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Haniff 2014: Ẩn số giải thưởng
haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc
Cảnh trong phim Birds with lagre wings (Những con chim sắt - Điện ảnh Ấn Độ)

Hơn bao giờ hết, trong thời đại toàn cầu hóa, trong thời đại những cơn lốc truyền thông muốn bao phủ và làm mờ mọi thứ, thì chính các nhà điện ảnh chân chính, lại càng khát khao cất lên tiếng nói của đất nước mình, càng muốn khẳng định cái riêng của dân tộc mình để mang đến cho cộng đồng quốc tế những hương vị khác lạ của mảnh đất mình đang sống.

Điện ảnh Canada, một đất nước ở tít tận Bắc Mỹ, chỉ là một thành phần nhỏ của đội quân đồng minh trong Đại Chiến thế giới II, đã mang đến LHP một bộ phim có sức nặng đặc biệt về đề tài Đại chiến II. Điện ảnh Canada đã có nhiều bộ phim về thời kỳ này, phim nào cũng cố gắng khai thác một cách khác lạ nhất. Song với phim Remember (Hồi tưởng), người xem bị chinh phục một cách thỏa mãn. Ngay bộ phim có vinh dự được chiếu khai mạc mang tên I, Daniel Blake (Tôi là Daniel Blake) đã cho ta thấy hình ảnh một nước Anh quan liêu thế nào trong vấn đề phúc lợi xã hội cho dân nhập cư, song đồng thời cũng cho thế giới biết, một công dân Anh, dù nghèo, dù có nghề rất bình thường, nhưng đã dám đối đầu với một hệ thống vững chắc chỉ bởi trái tim ông ta đã đập cùng nhịp với những người mà ông đồng cảm. Dẫn ra hai phim của hai cường quốc kinh tế trong khối G7 để thấy một điều, ở đất nước nào cũng có những vấn đề riêng của mình. Nhưng nếu biết cách kể, sẽ trở thành vấn đề chung của nhân loại. Và các nhà làm phim ở những nước giàu có này, không nhìn vào các khu nghỉ dưỡng, các nhà cao tầng, các vũ trường hay các em chân dài để làm để làm phim mà họ nhìn vào đời sống nhân dân lao động để nuôi dưỡng cảm xúc.

haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc
Cảnh trong phim I, Daniel Blake (Tôi là Daniel Blake)- Điện ảnh Canada

Ngay những nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Philippines… cũng mang những câu chuyện phản ánh những vấn đề nóng của đất nước mình đến LHP. Với bộ phim Birds with lagre wings (Những con chim sắt), các nhà làm phim Ấn Độ kể câu chuyện về thảm họa thuốc trừ sâu có độc tính mạnh mà một công ty tư nhân gây ra cho nhân dân một vùng, làm cơ thể trẻ em bị tổn thương khủng khiếp. Các nhà làm phim Singapore kể trong phim Fundamentally (Hạnh phúc căn bản) câu chuyện về một chàng trai trở về cố hương, gặp người phụ nữ mà chính chồng cô ta xâm hại tình dục cậu bé trong tuổi thơ. Điện ảnh Philippines cũng không hề né tránh thực tế khắc nghiệt của những thanh thiếu niên sống ở hè đường với những tổn thất đau đớn qua bộ phim Ordinary People (Gia đình). Hàn Quốc cũng vậy. Với bộ phim One way trip (Một chuyến đi), họ kể câu chuyện về một nhóm bạn trẻ vào đời với những vết thương đen khó có gì làm dịu. Những đất nước đó với những bộ phim đó đều có một điểm chung là họ đều có ý thức mang đến ngày hội điện ảnh những câu chuyện, những vấn đề nóng của đất nước mà họ đang sống hôm nay. Những vấn đề đó không hề làm tổn thương hình ảnh quốc gia mà, nhìn vào đó, mỗi nền điện ảnh, mỗi đất nước đều cảm thấy có hình ảnh của mình, có vấn đề của mình. Và điều đó khích lệ mình kể những câu chuyện của đất nước mình dưới những góc nhìn khác.

haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc
Poster phim One way trip (Một chuyến đi) - Điện ảnh Hàn Quốc

Lâu nay, màn ảnh của chúng ta tràn ngập những bộ phim thương mại do chính chúng ta sản xuất hoặc mang nhãn hiệu Hollywood. Vô hình chung, điều đó làm cho một số nhà làm phim và một bộ phận khán giả lầm tưởng rằng, điện ảnh chỉ có thế mà thôi. Nhưng LHPQT Hà Nội lần này cho thấy và khẳng định, một nền điện ảnh chân chính luôn gắn bó với số phận đất nước, luôn thể hiện tinh thần dân tộc và thời đại một cách trung thực nhất. Có ý kiến thiển cận cho rằng, trong khi phim chúng ta phần lớn là phim giải trí, thương mại, có nên tổ chức LHP? Chính những bộ phim tham dự LHP buộc các nhà làm phim chúng ta nhìn lại mình một cách nghiêm túc hơn. Chính cú hích LHPQT lần này khiến các nhà làm phim có ý thức hơn trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình. Rằng anh không thể kiếm tiền mãi bằng những hình ảnh nhạt nhẽo và những câu chuyện vô thưởng vô phạt. LHPQT Hà Nội IV thành công nhờ công tác tổ chức tuyệt vời, nhờ chất lượng ngày càng cao của những phim tham dự. Và khán giả chính là những người hưởng lợi hơn cả. Họ được thấy những cửa sổ điện ảnh khác, được thấy những nền văn hóa điện ảnh chân chính mà lâu nay, vẫn nằm sâu trong tâm tưởng của họ.

haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Haniff 2016: Cỏ xanh &Trúng số có làm nên chuyện?

(TGĐA) - Theo thông báo mới nhất từ Cục điện ảnh, hai bộ phim Việt ...

haniff 2016 dien anh la tinh than dan toc Nam diễn viêt xuất sắc nhất Haniff 2014: Allen Dizon - Tôi đã khóc khi đọc kịch bản

(TGĐA) - Tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 3, bộ phim ...

Đoàn Tuấn