Khán giả - Tài sản vô giá của điện ảnh Việt

(TGĐA) - Điện ảnh có lẽ là ngành năng động nhất trong số các loại hình nghệ thuật phải căng mình trong thời dịch giã. Trong khi các nhà hát phải đóng cửa, các sàn diễn vắng teo, thì điện ảnh vẫn chứng tỏ sức sống của mình.

5 phim ngắn xuất sắc của cuộc thi 'Săn tìm đạo diễn phim kinh dị' ra mắt trên Youtube 5 phim ngắn xuất sắc của cuộc thi 'Săn tìm đạo diễn phim kinh dị' ra mắt trên Youtube
Cơn sốt 'Bố già' chính thức đến Mỹ sau khi 'càn quét' phòng chiếu Việt Cơn sốt 'Bố già' chính thức đến Mỹ sau khi 'càn quét' phòng chiếu Việt
Sau 3 tháng ngừng chiếu tại rạp, 'Gái già lắm chiếu V' tiếp tục có mặt tại 190 quốc gia trên Netflix toàn cầu Sau 3 tháng ngừng chiếu tại rạp, 'Gái già lắm chiếu V' tiếp tục có mặt tại 190 quốc gia trên Netflix toàn cầu
Có thể nói, chưa ở đâu, khán giả lại yêu phim của mình, của đất nước mình như khán giả Việt Nam
Có thể nói, chưa ở đâu, khán giả lại yêu phim của mình, của đất nước mình như khán giả Việt Nam

Khán giả và các nghệ sỹ chia vui với sự thành công của Bố già. Bộ phim đoạt doanh thu kỷ lục của phim Việt. Cùng với Bố già, dư luận cũng hết sức vui mừng với loạt Lật Mặt: 48h, Ròm… Những sự thành công trên cho thấy điều gì?

Những phim kén khán giả như Ròm cũng bắt đầu được khán giả ủng hộ
Những phim kén khán giả như Ròm cũng bắt đầu được khán giả ủng hộ

Trước hết, chúng ta nên cảm ơn khán giả. Có thể nói, chưa ở đâu, khán giả lại yêu phim của mình, của đất nước mình như khán giả Việt Nam. Theo dõi tình hình điện ảnh của một số nước xung quanh như Thái Lan, Philippine hay Singapore, những nhà phê bình phim đều nhận thấy, nhưng phim bom tấn của Hollywood thường rất dễ thành công ở các nước này. Các chuyên gia cũng nhận thấy, phim của các nhà làm phim nội ở các quốc gia này thường không thu hút được sự quan tâm của người xem, so với phim ngoại. Chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu lý do. Nhưng với phim Việt, sự thành công của các phim có chất lượng cao và nội dung gần gũi, đã chứng tỏ một điều, khán giả Việt luôn trung thành và đồng hành cùng phim Việt.

Sự ủng hộ của khán giả là tài sản vô giá của điện ảnh Việt. Chúng ta cần trân trọng và học cách gìn giữ.

Hãy biết trân trọng và học cách gìn giữ khán giả của mình
Hãy biết trân trọng và học cách gìn giữ khán giả của mình

Nhưng khán giả không những biết cách ủng hộ, họ còn thấu hiểu sự tẩy chay. Bằng chứng là, nhiều phim gần đây làm theo kiểu “thảm họa” hay non kém, ngây ngô ấu trĩ, khán giả đã đồng thanh chê trách. Họ không thể xem những loại phim yếu kém về nội dung và nghệ thuật. Không chỉ các cơ quan truyền thông mà cả cộng đồng mạng đã thẳng thắn vạch ra những sự non kém của những phim này. Điều đó chứng tỏ khán giả Việt đã trưởng thành về nhiều mặt.

Những phim kém cỏi này, một khi đã có dấu hiệu chết thì chết hẳn. Trước đây, một số phim đầu tay của những đạo diễn trẻ, có chút dễ thương của thuở ban đầu, khi gặp tình huống xấu, khán giả đã đồng lòng “giải cứu”. Nhưng xem ra, hành động mang đầy “tình thương mến thương” này không thể kéo dài, không thể lặp lại. Bởi bộ phim là sản phẩm tinh thần, không phải là những nông sản như dưa hấu, củ cải… để lâu sẽ hỏng. Điều đó cho thấy, khán giả luôn là những vị quan tòa công minh, chính trực nhất. Dù có thể một vài sao trong phim có lượng người hâm mộ khá đông, nhưng vai diễn của sao phải tương đồng với thương hiệu. Nếu làm ngược lại, tên tuổi sao sẽ gây hiệu ứng ngược. Người hâm mộ luôn yêu cầu ngôi sao phải có trách nhiệm với tên tuổi cũng như sản phẩm của mình.

Mặc dù chúng ta có thể không đồng tình với Luật Điện ảnh về việc cho phép nhập phim nước ngoài quá nhiều, nhưng ai cũng phải công nhận rằng, việc tiếp nhận nhiều phim nước ngoài đã giúp cho người xem chúng ta thưởng thức nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc và nghệ thuật cao. Họ được mở rộng tầm hiểu biết, tầm thưởng thức những giá trị đích thực. Nhiều Facebook của các cây viết nghiêm túc được công chúng vào xem và để lại những lời bình luận sâu sắc. Và cũng từ đó, nhiều diễn đàn phê bình phim của các bạn trẻ lập ra, chia sẻ với nhau những kiến thức phim, phổ biến cùng nhau những thông tin mới, giới thiệu chân dung và thành tựu nghệ thuật của những nghệ sỹ nổi tiếng v.v… Những tiếng nói này đã giúp cho đời sống điện ảnh của chúng ta thêm phong phú.

Việc nhập khẩu nhiều phim nước ngoài còn mang đến cho khán giả sự tích cực khác trong việc thưởng thức. Đó là việc chúng ta, đã đến lúc, chán ngán với những câu chuyện “chân không đến đất, cật không đến trời” của nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu phim “remake” (phim làm lại). Những phim mà người Việt chúng ta làm lại theo kịch bản nước ngoài, phần lớn là phim hài. Trong phim hài, những tình huống gây cười, thủ thuật gây cười, đối thoại gây cười, động tác gây cười… phần nhiều đều mang những yếu tố địa phương, bản sắc dân tộc v.v… Khi các nhà làm phim du nhập những loại phim này về, quá trình “Việt hóa” của nhiều phim diễn ra vội vàng, thiếu cơ sở về nhiều lĩnh vực. Vì vậy, dù có dàn diễn viên mang danh sao này hay danh hài nọ, thì sự lệch pha trong việc thưởng thức cũng bộc lộ rất rõ. Lúc đầu, người xem có thể thích vì cảm thấy hơi lạ. Nhưng từ sự lạ kém hấp dẫn chuyển sang sự nhàm chán hầu như không có khoảng cách. Nhưng quá trình tồn tại của loại phim làm lại này kéo dài hơi lâu. Chúng lấn át từ màn ảnh nhỏ sang màn ảnh lớn. Song, sự tràn ngập đó cũng giúp người xem từ bỏ được cái gọi là “văn hóa trung tính” này. Chính vì việc chán ngán nhiều phim làm lại, khán giả càng trân trọng những phim Việt đích thực hơn.

Những thành công gần đây của Bố già và Lật mặt 48h là tín hiệu tích cực cho thị trường phim Việt
Những thành công gần đây của Bố già Lật mặt 48h là tín hiệu tích cực cho thị trường phim Việt

Sau nhiều năm điện ảnh bước vào cơ chế thị trường, một chân lý tưởng như đã cũ nhưng lại được chứng minh một cách rất mới. Chân lý đó là khán giả luôn thông minh hơn người làm phim. Trước đây, chúng ta thường làm phim tuyên truyền. Những người làm phim, nghiễm nhiên, có nhiệm vụ định hướng, dẫn dắt người xem. Nhưng khi chúng ta bước vào cơ chế thị trường, sự thành bại của bộ phim do thị trường quyết định. Các yếu tố khác như PR, Maketing, các phương tiện truyền thông được huy động tổng lực… chỉ là những yếu tố phụ trợ. Điều quan trọng nhất vẫn là nội dung và nghệ thuật của bộ phim. Những ai có ý định làm phim “dạy khôn” khán giả, đều nhận chung kết quả đáng buồn. Những câu chuyện dễ dãi, những triết lý hời hợt, những cách kể ấu trĩ v.v… đều nhanh chóng nhận kết cục cay đắng. Dù người làm phim có thanh minh thé nào chăng nữa, thì kết cục như vậy đã phủ nhận mọi lời biện hộ. Dù nhà làm phim có đổ lỗi cho khán giả hay giới truyền thông thế nào chăng nữa, thì sự kém cỏi mọi mặt của mình đã phơi bày trên màn ảnh không che mắt được ai. Muốn đi trên con đường sáng tạo điện ảnh, cần học bài học tôn trọng khán giả hơn nữa. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – lời người xưa đã được chứng thực ngàn năm, qua bao câu chuyện thăng trầm của đất nước và con người Việt Nam.

Khán giả - Tài sản vô giá của điện ảnh Việt
Cần tôn trọng khán giả và làm phim một cách chỉn chu hơn
Những ai có ý định làm phim “dạy khôn” khán giả, đều nhận chung kết quả đáng buồn. Những câu chuyện dễ dãi, những triết lý hời hợt, những cách kể ấu trĩ v.v… đều nhanh chóng nhận kết cục cay đắng. Muốn đi trên con đường sáng tạo điện ảnh, cần học bài học tôn trọng khán giả hơn.
5 phim ngắn xuất sắc của cuộc thi 'Săn tìm đạo diễn phim kinh dị' ra mắt trên Youtube 5 phim ngắn xuất sắc của cuộc thi 'Săn tìm đạo diễn phim kinh dị' ra mắt trên Youtube

(TGĐA) - Năm phim ngắn kinh dị xuất sắc nhất cuộc thi Săn tìm đạo ...

Cơn sốt 'Bố già' chính thức đến Mỹ sau khi 'càn quét' phòng chiếu Việt Cơn sốt 'Bố già' chính thức đến Mỹ sau khi 'càn quét' phòng chiếu Việt

(TGĐA) - Sau hơn 3 tháng ra mắt, phim điện ảnh Bố già đã chính ...

Đoàn Tuấn