Làm thế nào để phim Việt không còn bị chèn ép? - Bài học từ điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ

(TGĐA) - Phải nói rằng, thị trường hoạt động điện ảnh ở nhiều quốc gia khá phong phú và đa dạng. Sự phát triển đi lên của các nền điện ảnh khác nhau cũng có nhiều khởi sắc.Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh điện ảnh ở đâu cũng có nhiều sự cạnh tranh vừa lành mạnh lại vừa không lành mạnh. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ trước tình hình này.

lam the nao de phim viet khong con bi chen ep bai hoc tu dien anh tho nhi ky Phim tư nhân đang vượt qua tính thương mại thông thường!
lam the nao de phim viet khong con bi chen ep bai hoc tu dien anh tho nhi ky Tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam: Làm thế nào để cứu điện ảnh dân tộc?
lam the nao de phim viet khong con bi chen ep bai hoc tu dien anh tho nhi ky
Dong Won Kwak (từng là Tổng Giám đốc CGV Việt Nam), Giám đốc điều hành của CGV Mar Cinema Group đã bị cách chức sau tranh cãi giữa nhà điều hành chuỗi rạp chiếu và nhà sản xuất phim Thổ Nhĩ Kỳ

Vừa qua, theo dõi tình hình hoạt động điện ảnh tại Thổ Nhĩ Kỳ, trang hurriyetdailynews cho biết Dong Won Kwak (từng là Tổng Giám đốc CGV Việt Nam), Giám đốc điều hành của CGV Mar Cinema Group đã bị cách chức sau tranh cãi giữa nhà điều hành chuỗi rạp chiếu và nhà sản xuất phim trong nước. Theo đó, Dong đã bị buộc thôi việc vào ngày 8/2 vừa qua và phải rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Yoon Seung Ro đã tiếp quản từ Giám đốc điều hành tiền nhiệm vào ngày 12/2 ngay sau đó.

Được biết, công ty Hàn Quốc gia nhập thị trường điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 bằng cách mua lại chuỗi rạp chiếu phim Mars của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào cuối năm 2018, các nhà sản xuất phim trong nước đã tham gia vào một cuộc tranh cãi sôi nổi với CGV Mars ở Thổ Nhĩ Kỳ về giá vé. Các nhà sản xuất phàn nàn rằng họ không nhận được phần chia công bằng từ việc bán vé. Thực tế, các nhà khai thác bán vé cùng với bỏng ngô và đồ uống, tính giá cao hơn nhưng họ lại không chia doanh thủ từ việc bán bỏng ngô và đồ uống. Do đó, các nhà sản xuất chỉ nhận được một nửa tiền giá vé. Khi căng thẳng leo thang giữa các nhà điều hành và nhà sản xuất, các diễn viên đồng thời là nhà sản xuất hàng đầu như Yilmaz, Ergogan, Cem Yilmaz và Sahan Gokbakar đã quyết định rút phim của họ khỏi các rạp chiếu phim để phản đối. Giữa lúc tranh luận thì quốc hội đã thông qua một đạo luật ủng hộ các nhà sản xuất phim và quy định mới sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới.

Sau khi tiếp quản công việc, Yoon đã có buổi gặp gỡ các nhà sản xuất phim trong nước để thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, ba ngày sau cuộc hẹn, bộ phim mới nhất của Erdogan là Organize Isler 2: Sazan Sarmalh đã được phát hành trên nền tảng kỹ thuật số quốc tế Netflix, hai tuần sau khi bộ phim lần đầu xuất hiện tại các rạp chiếu phim Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ phim của Erdogan kiếm được 40 triệu Liga trong hai tuần tại phòng vé trong khi 2,5 triệu người đã xem phim. Còn Netflix được cho là đã trả 5 triệu Liga cho bộ phim mới nhất của Erdogan và đã cung cấp 3,5 triệu Euro cho Sahan Gokbakar cho bộ phim mới nhất của anh ấy là Recep Ivedik 6.

Trở lại vấn đề này ở Việt Nam cách đây 2 năm, theo báo cáo về tình hình thị trường điện ảnh trong nước của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam thì các tập đoàn lớn nước ngoài vào Việt Nam với vốn lớn, bề dày kinh nghiệm và đang có nhiều biểu hiện chèn ép, bóp nghẹt lợi nhuận, thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam để thống lĩnh thị trường điện ảnh Việt Nam. Ước tính doanh thu bán vé từ các phim Việt Nam do CGV phát hành từ năm 2015 đến hết Quý 3/2017 là 881,6 tỷ đồng. Đồng thời trong nhiều năm nay, CGV bị cáo buộc có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp khác. Cụ thể đối với phim Việt Nam do CGV phát hành tại các rạp khác, CGV đòi tỷ lệ phân chia doanh thu cao, trong khi đó, đối với phim Việt Nam do doanh nghiệp khác phát hành tại rạp của CGV, CGV lại yêu cầu tỉ lệ phân chia doanh thu thấp cho nhà phát hành.

lam the nao de phim viet khong con bi chen ep bai hoc tu dien anh tho nhi ky
Tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam - thực trạng và một số vấn đề đặt ra hiện nay diễn ra cách đây 2 năm

Bằng cách thức đó, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Nếu để tình trạng này tiếp diễn, việc CGV chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường phát hành phim Việt Nam sẽ xảy ra trong tương lại gần. Việc doanh nghiệp Việt Nam không có hệ thống rạp sẽ vô cùng khó khăn cho các bộ phim trong nước do các nhà sản xuất không phải là CGV hoặc không hợp tác theo đúng các điều khoản CGV áp đặt đưa ra. Vì vậy, những năm gần đây các công ty sản xuất phim lớn của Việt Nam như BHD, Galaxy, Sóng Vàng phải chuyển sang xây dựng rạp chiếu để không quá bị ép trong quá trình đàm phán đưa phim của mình ra rạp.

Theo thông tin từ phía Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết, từ tháng 9/2017, CGV đã thực hiện cùng lúc 3 chương trình điều chỉnh giá vé đã gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim. Với tình hình này, về lâu dài hoạt động kinh doanh của các đơn vị chiếu phim nhỏ lẻ sẽ thua lỗ dẫn đến đóng cửa hoặc phải bán rạp cho các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể xảy ra; nền điện ảnh Việt Nam đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu, mất toàn bộ thị trường giải trí điện ảnh, khán giả Việt sẽ hưởng thụ nền văn hóa do nước ngoài quyết định, thị trường này sẽ nằm trong tay các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Khi đó, đại diện phía Cục Điện ảnh cũng cho biết, Cục đã làm việc không dưới 3 lần với các doanh nghiệp nước ngoài như CGV, Lotte, Platinum để khuyến cáo họ kinh doanh phải công bằng và lành mạnh. Tuy nhiên, vì luật không có quy định quota nhập khẩu phim, cho nên Cục cũng chỉ can thiệp thông qua Hội đồng duyệt phim Quốc gia bằng cách đã cấm rất nhiều phim không phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2016 đã cấm trên 30 phim, năm 2017 đã cấm trên 20 phim.

Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, NSND Đặng Xuân Hải cũng từng chỉ rõ, công ty CGV đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đã có những hành vi kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại lợi ích của doanh nghiệp khác. Ông cho biết các hành vi của CGV thời gian qua là vi phạm điều 8 và điều 9 của luật cạnh tranh, đang chèn ép làm ảnh hưởng đến sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.

Rõ ràng, đây là một sự báo động rất khẩn cấp, nếu các cơ quan quản lý nhà nước không vào cuộc, đồng thời các doanh nghiệp trong nước không cùng nhau hợp lực và hành động mạnh mẽ thì có thể chỉ trong thời gian ngắn tới đây ngành điện ảnh Việt Nam sẽ không còn chỗ đứng trên chính đất nước của mình, công nghiệp điện ảnh Việt Nam sẽ bị thâu tóm, về lâu dài sẽ tạo nên mối đe dọa đối với bản sắc văn hóa. Để đảm bảo điện ảnh Việt Nam có thể phát triển một cách công bằng, nhà nước cần nhanh chóng có những chính sách can thiệp để điều chỉnh tỉ lệ đầu tư xây dựng các cụm rạp của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; có giải pháp để thúc đẩy sản xuất phim Việt Nam, điều tiết công tác phát hành phim, đặc biệt thực hiện đầu tư xây dựng rạp chiếu phim theo quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện ảnh; việc xây dựng rạp phải được phân bổ vị trí hợp lý; đồng thời Bộ tài Chính phải có hành lang pháp lý để quy định khung giá vé xem phim, chống hình thức giảm giá vé bóp nghẹt lợi nhuận tiêu diệt các cơ sở nhỏ; đảm bảo tỷ lệ phân chia doanh thu chiếu phim phải có sự cân bằng giữa phim nước ngoài và phim Việt Nam. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cần sớm sửa đổi Luật Điện ảnh cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Nhìn vào tình hình thực tế ở Thổ Nhĩ Kỳ và quay lại tình hình trong nước, có thể coi đây là một bài học kinh nghiệm cho hoạt động chung của điện ảnh trong bối cảnh giao lưu và hội nhập nhưng vẫn phải hỗ trợ nhau cùng phát triển, để từ đó các cấp quản lý của chúng ta cần phải có động thái quyết liệt hơn vì một nền điện ảnh dân tộc.

lam the nao de phim viet khong con bi chen ep bai hoc tu dien anh tho nhi ky Tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam: Làm thế nào để cứu điện ảnh dân tộc?

Kim Anh

(Tham khảo thông tin từ trang hurriyetdailynews.com)