'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử

(TGĐA) - Đạo diễn Dương Dương của bộ phim Mộng Hoa Lục đã được Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia mời về thuyết trình về cách sáng tạo chủ đề lịch sử trong lớp đào tạo cho các đạo diễn và biên kịch trẻ.

3 lý do nên xem 'Mộng Hoa Lục' của Lưu Diệc Phi và Trần Hiểu 3 lý do nên xem 'Mộng Hoa Lục' của Lưu Diệc Phi và Trần Hiểu
Tại sao dòng phim cổ trang thần tượng Hoa ngữ bị chính người trong ngành coi thường? Tại sao dòng phim cổ trang thần tượng Hoa ngữ bị chính người trong ngành coi thường?

Mộng Hoa Lục là bộ phim truyền hình do Lưu Diệc Phi, Trần Hiểu, Lâm Duẫn và Liễu Nham đóng chính, được biên kịch bởi Trương Nguy và quay bởi nữ đạo diễn tài ba Dương Dương. Bộ phim cải biên dựa trên vở kịch kinh điển thời Nguyên là Triệu Phán Nhi phong nguyệt cứu phong trần của nhà viết kịch Quan Hán Khanh.

'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử

Điểm đặc biệt của bộ phim Mộng Hoa Lục là đã thay đổi bối cảnh của tác phẩm từ thời Nguyên sang thời Tống. Thời Nguyên là giai đoạn tăm tối của người Hán ở Trung Quốc khi họ chịu sự đô hộ của triều đình Mông Cổ. Người Mông Cổ trọng võ, nên địa vị của thư sinh thời đại này được đánh giá là thấp nhất trong lịch sử, thậm chí còn có câu “Kỹ nữ hàng 8, văn nhân hàng 9, ăn mày hàng 10. Quan Hán Khanh là một nhà viết kịch có tư tưởng riêng, ông đã có sự đồng cảm sâu sắc với những người kĩ nữ có cùng số phận bị xã hội chèn ép như mình và đưa nó vào kịch. Tuy nhiên, giới hạn bởi bối cảnh lịch sử, những người phụ nữ trong Triệu Phán Nhi phong nguyệt cứu phong trần dù có thể cứu nhau thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình nhưng kết cục của họ cũng chỉ có 3 loại: gả làm vợ người nghèo, ôm người tình nhảy sông tự vẫn và một mình buồn bã chết trong âm thầm.

Sự thay đổi bối cảnh lịch sử có thể nói là một trong những sự sáng tạo quan trọng làm nên giá trị của tác phẩm. Bộ phim lấy bối cảnh thời Tống dưới sự trị vì của Tống Chân Tông, người đã kiên trì chống lại sự phản đối mãnh liệt của bách quan để lập Lưu Nga, một người phụ nữ tái hôn, làm phi và sau đó là hoàng hậu.

Đây cũng là giai đoạn phán xét đạo đức phụ nữ nhẹ nhất, địa vị phụ nữ cao nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến. Danh kĩ trong thời kì này cũng có quyền chọn lựa nhất định về việc bán thân hay chỉ bán nghệ tại thời điểm vừa thành niên, đồng thời cũng có những quy định nhất định về việc quan lại không được qua lại xác thịt với quan kĩ. Trong bối cảnh đó, biên kịch đã tạo ra nam chính Cố Thiên Phàm, một mệnh quan tôn trọng phụ nữ, vượt qua trói buộc của gia đình để kiên trì lấy một danh kỹ đã hoàn lương là Triệu Phán Nhi làm vợ. Cũng trong bối cảnh đó, Mộng Hoa Lục đã có một nữ chính Triệu Phán Nhi tự làm chủ cuộc đời mình, đi lên làm bà chủ ở giữa đất kinh thành phồn hoa rồi sau đó gả cho quan chính ngũ phẩm làm chính thê.

Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh các chi tiết trong kịch bản của Mộng Hoa Lục, nhưng thật khó mà phủ nhận được giá trị của bộ phim này. Bộ phim không những giúp nhà sản xuất thu được lợi nhuận từ những thương vụ liên doanh mà còn dành về Giải thưởng Truyền hình Quốc tế Seoul và đề cử Giải thưởng Bạch Ngọc Lan. Trang tin tức online của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã đánh giá: "Trong Mộng Hoa Lục, ta có thể thấy được rất nhiều cô gái mang tư tưởng hiện đại, dùng phim cổ trang để thể hiện cuộc sống "hiện đại", kết hợp rất tốt cả hai phương diện này với nhau, nhất là diễn xuất của Lưu Diệc Phi đã diễn giải rất thành công nhân vật "người phụ nữ trưởng thành" Triệu Phán Nhi tự lập tự cường, trân trọng bản thân."

Trong lần đầu tiên Cục phim truyền hình của Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia tổ chức lớp đào tạo cho các đạo diễn và biên kịch trẻ, Dương Dương - đạo diễn của phim Mộng Hoa Lục tới để thuyết trình về cách sáng tác làm chủ đề lịch sử. Đội ngũ sản xuất của các bộ phim khác cũng cũng lấy phim truyền hình Mộng Hoa Lục làm hình mẫu sáng tác để giảng dạy trong khóa đào tạo này.

'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử
Đạo diễn Dương Dương của bộ phim Mộng Hoa Lục đã được Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia mời về thuyết trình về cách sáng tạo chủ đề lịch sử trong lớp đào tạo cho các đạo diễn và biên kịch trẻ

Trong tài liệu slide trình chiếu của lớp đào tạo cũng còn sử dụng đến các hình ảnh thống kê do người hâm mộ của nữ diễn viên chính Lưu Diệc Phi thiết kế. Việc này cũng đã phần nào khẳng định được thành công và giá trị của bộ phim trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình.

'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử
'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử
'Mộng Hoa Lục' trở thành 'văn mẫu' cho xu hướng làm phim sáng tạo từ chủ đề lịch sử

Có thể thấy, Mộng Hoa Lục là minh chứng cho việc dù là một bộ phim được đánh giá là phim thị trường, phim cổ trang thần tượng lấy chủ đề về tình yêu, nhưng với sự nghiêm túc và nỗ lực thực hiện của cả đoàn phim, phim vẫn đóng góp được những giá trị riêng, truyền tải được những thông điệp tốt đẹp cho xã hội và được đánh giá cao. Giá trị của một bộ phim không phải nằm ở sự phân loại của truyền thông, mà nằm ở chất lượng phim và những thông điệp mà nó có thể truyền tải.

3 lý do nên xem 'Mộng Hoa Lục' của Lưu Diệc Phi và Trần Hiểu 3 lý do nên xem 'Mộng Hoa Lục' của Lưu Diệc Phi và Trần Hiểu
9 phim Hoa ngữ đáng xem nhất nửa đầu năm 2022 do netizen Trung bình chọn: 'Ám Dạ Hành Giả', 'Mộng Hoa Lục'... 9 phim Hoa ngữ đáng xem nhất nửa đầu năm 2022 do netizen Trung bình chọn: 'Ám Dạ Hành Giả', 'Mộng Hoa Lục'...
Tại sao dòng phim cổ trang thần tượng Hoa ngữ bị chính người trong ngành coi thường? Tại sao dòng phim cổ trang thần tượng Hoa ngữ bị chính người trong ngành coi thường?

Thanh Phong