Nhớ về LHP Việt Nam lần thứ 4: Nghệ sỹ Bắc – Nam lần đầu sum họp!

(TGĐA) - Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Hai năm sau đó, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 chính thức được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu kết nối nghệ sỹ hai miền Nam – Bắc trong niềm vui hân hoan của sự hội ngộ. 38 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, người còn, người mất, tư liệu ít ỏi nhưng trong ký ức của nhiều người còn lại, ấn tượng về những nụ cười trong LHP ngày ấy vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Và họ đã trao cho TGĐA những ký ức ấy để dệt lại toàn cảnh sự kiện điện ảnh năm 1977 trên số báo này…

Ngh_s_Bc-Nam_ngy_sum_hp_di_mi_nh_chung_in_nh

Nghệ sỹ Bắc Nam ngày sum họp dưới mái nhà chung điện ảnh

Liên hoan phim ngày ấy như thế nào?

Không thể nói hết những niềm vui, nỗi xúc động của nghệ sĩ điện ảnh hai miền trong giờ phút họ được đứng chung trong một “mái nhà điện ảnh”. Sự e dè, mặc cảm thoáng qua của những người làm điện ảnh từ hai đầu đất nước, từng khẳng định tên tuổi của mình ở hai “nền” điện ảnh nhanh chóng nhường chỗ cho niềm hạnh phúc, tự hào!

Cc_ngh_s_ti_LHPVN_u_tin_ti_TP_H_Ch_Minh

Các nghệ sỹ tại LHP VN đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh

Là LHPVN lần thứ tư nhưng là lần đầu tiên tập hợp được nghệ sỹ điện ảnh và tác phẩm của cả hai miền nên so với ba LHP trước đó, số lượng phim tham dự đã tăng lên gấp rưỡi. Riêng phim truyện điện ảnh không những đã tăng nhiều về số lượng mà về chất lượng cũng được nâng lên nhiều. Liên hoan phim cũng xuất hiện nhiều đơn vị mới như Xưởng phim tổng hợp, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phần các đại biểu cũng được mở rộng thêm, số lượng tăng gấp hai lần. Ngoài các Ban giám khảo ở các hạng mục phim như lần trước, năm 1977 còn có thêm Ban giám khảo về kỹ thuật. Điểm đặc biệt của LHP này là đã có nhiều cuộc thi chọn phim được tổ chức trước để lấy ý kiến rộng rãi đông đảo người xem, giúp các Ban giám khảo cân nhắc được toàn diện và chính xác hơn.

B_trng_B_Vn_ha_v_thng_tin_Nguyn_Vn_Hiu_c_li_cho_mng_ti_LHPVN__nm_1977

Bộ trưởng Bộ Văn hóa và thông tin Nguyễn Văn Hiếu đọc lời chào mừng tại LHPVN năm 1977

Cuc_hi_tho_in_nh_trong_khun_kh_LHP

Cuộc hội thảo điện ảnh trong khuôn khổ LHP

Cũng trong khuôn khổ LHP năm ấy, Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề Phấn đấu sáng tạo nhiều hình tượng nghệ thuật cao đẹp và phong phú về xã hội mới và con người mới trên màn ảnh Việt Nam được các nghệ sỹ nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia phát biểu sôi nổi, biểu lộ rõ sự thống nhất ý chí và hành động của giới điện ảnh cả nước. Ngoài ra, trong khuôn khổ LHP cũng có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa những người làm phim với đông đảo khán giả, đủ thành phần và lứa tuổi.

N_o_din_Bch_Dip_v_cc_din_vin

Nữ đạo diễn Bạch Diệp và các diễn viên

Điểm nổi bật trong LHP Việt Nam lần thứ 4 là đông đảo quần chúng rất thiết tha với nền điện ảnh dân tộc, theo dõi từng bước đi và quan tâm đến việc nhận xét, đánh giá, phê bình từng bộ phim dự thi. Không kể số lượng lớn khán giả ở khắp nơi đã xem phim trước để tham gia cuộc thi chọn phim, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 50 vạn lượt người xem trong dịp này. Trong cuộc thi chọn phim, nhiều người xem đã nói lên niềm phấn khởi và tự hào về sự trưởng thành nhanh chóng của ngành phim truyện trong hai năm qua. Đông đảo người xem đánh giá cao tác dụng giáo dục của những tác phẩm điện ảnh dân tộc.

Rp_chiu_bng_Rex_trong_ngy_LHPVN_ln_th_4

Rạp chiếu bóng Rex trong ngày LHPVN lần thứ 4

Lễ khai mạc và bế mạc trao giải được tổ chức ở khách sạn Rex, ngay sát Tòa thị chính. Bộ phim tài liệu Chiến thắng lịch sử Xuân 1975 được chiếu ra mắt trong ngày khai mạc LHP. Đây là LHP có ít giải thưởng nhất từ khi LHPVN ra đời cho đến lúc đó: chỉ có một Bông sen vàng duy nhất cho phim truyện Sao Tháng Tám - bộ phim trọn vẹn nhất về cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử của dân tộc, bộ phim mà khán giả Việt Nam được xem đi xem lại nhiều lần mỗi khi mùa thu Tháng Tám về. LHP cũng chỉ trao hai Bông sen vàng cho phim tài liệu là Chiến thắng lịch sử xuân 1975Thành phố lúc rạng đông, không có Bông sen vàng cho phim hoạt hình.

Cnh_trong_phim_ti_liu_ot_Bng_sen_vng_-_Chin_thng_lch_s_xun_1975

Cảnh trong phim tài liệu đoạt Bông sen vàng - Chiến thắng lịch sử xuân 1975

on_lm_phim_C_Nhp_giao_lu_vi_thanh_nin_TP_H_Ch_Minh

Đoàn làm phim Cô Nhíp giao lưu với thanh niên Tp. Hồ Chí Minh

38 năm ngày hội ngộ…

NSND, đạo diễn Ngô Mạnh Lân

Phần lớn hồi đó, chúng tôi đi bằng đường tàu hỏa từ Hà Nội vào Sài Gòn. Tôi nhớ đến Phan Rang thì tàu dừng nghỉ chân ở đó một đêm. Chiều hôm đó, chúng tôi cũng tranh thủ đi tham quan Tháp Chàm và đi dạo quanh thành phố. Vào Sài Gòn, chúng tôi được sắp xếp nghỉ ở khách sạn Lê Lai. Hôm khai mạc, tôi nhớ bên ngoài khách sạn, khán giả xếp thành hai hàng dài đứng vẫy chào các nghệ sĩ, có cả một dàn kèn đồng chơi những bản hành khúc rất hoành tráng. Ba LHP lần trước với quy mô tổ chức nhỏ nên đều không hề có không khí náo nhiệt, rầm rộ như thế này. Nghệ sĩ hai miền ai cũng phấn khởi, mừng rỡ trong ngày sum họp. Thời gian rảnh, mọi người thường tản bộ dọc trên những con phố gần trung tâm, sà vào những hàng bách hóa, người thì mua quạt, người mua đèn ngủ, đồ nhựa… vì những thứ đó ngoài Bắc lúc bấy giờ còn hiếm. Tôi cũng mua được cái quạt và vài thứ đồ lặt vặt cho gia đình. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với tôi đó là buổi liên hoan sau lễ trao giải được tổ chức tại tầng cao nhất của khách sạn, có gì đó vừa lạ lẫm nhưng rất thú vị.

Ba_din_vin_Tu_Minh_Trnh_Thnh_v_Thy_Vn_ti_LHP

Ba diễn viên Tuệ Minh, Trịnh Thịnh và Thụy Vân tại LHP

NSND Trà Giang

LHP lần thứ 4 này tôi giành giải diễn viên cho vai Nhân trong phim Ngày lễ thánh, đồng giải với diễn viên Thanh Tú (vai Nhu trong phim Sao Tháng Tám). Được xướng tên lên nhận giải thưởng là một niềm vui lớn và đặc biệt hơn khi niềm vui đó được nằm trong không khí chung của một LHP quốc gia khi đất nước đã được thống nhất. Lúc bấy giờ, giải thưởng chỉ là một tấm Bằng khen chứ không có biểu tượng của Bông sen vàng.

N_din_vin_Tr_Giang__ginh_gii_N_din_vin_xut_sc_vi_vai_Nhn_trong_Ngy_l_thnh

Nữ diễn viên Trà Giang đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc với vai Nhân trong Ngày Lễ Thánh

LHP lần thứ 4 năm 1977 là liên hoan đầu tiên thống nhất đất nước. Đối với trong ngành đã là một niềm vui lớn, còn riêng với tôi là người miền Nam tập kết ra Bắc thì tình cảm được nhân lên rất nhiều. Tôi rất vui khi được gặp các diễn viên phía Nam như Thùy Liên, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương. Tôi nhớ hôm khai mạc, các nghệ sĩ miền Bắc lần đầu tiên được đi cầu thang cuốn trong khách sạn Rex, ai cũng thích thú, bỡ ngỡ vì sang trọng quá. Ngoài Bắc bấy giờ làm gì đã có đâu. Ấn tượng nhất với tôi đó là những cuộc tiếp xúc tại LHP này. Trong đó có cuộc tiếp xúc với khán giả tại phòng chiếu phim. Hôm đó có tôi và các diễn viên Mai Châu, Lân Bích, Kim Thanh đến giao lưu cùng khán giả, vừa vui vừa hồi hộp. Chúng tôi rất bất ngờ là khán giả miền Nam đã đón nhận những bộ phim phía Bắc rất hồ hởi, trân trọng và tình cảm. Tôi cảm nhận được có sự hòa hợp dân tộc ngay từ lúc đó. Ngoài ra, những lúc rảnh, nghệ sĩ chúng tôi cũng đi chơi loanh quanh. Tôi còn giữ được tấm ảnh chụp chung với các nghệ sĩ Ngô Nam, Khương Mễ, Trịnh Thịnh, Thẩm Thúy Hằng đi chơi trong công viên Tao Đàn. Giờ thì nhiều người đã không còn nữa rồi…

4_n_din_vin_pha_Bc_ti_LHPVN_nm_1977_-_T_tri_qua_phi_l_Tr_Giang_-_Thanh_T_-_Nh_Qunh_-_Thanh_Hin

4 nữ diễn viên phía Bắc tại LHPVN năm 1977 - Từ trái qua phải là Trà Giang - Thanh Tú - Như Quỳnh - Thanh Hiền

NSND Như Quỳnh

LHP Việt Nam lần thứ 4 đánh dấu mốc đầu tiên nghệ sĩ hai miền được sum họp. Tôi ấn tượng nhất với chị Thẩm Thúy Hằng bởi chị ấy rất đẹp. Trước đó, có dạo chị cùng đoàn nghệ sĩ miền Nam ra Hà Nội công tác, tôi có mời cả đoàn đến nhà tôi chơi. Sau đó, chúng tôi còn đi chơi sở thú Thủ Lệ và vườn Bách Thảo. Còn lần vào Sài Gòn, chúng tôi có đi chơi Thảo Cầm Viên. Vì đi chung với chị Thẩm Thúy Hằng, xinh đẹp lại quá nổi tiếng nên đi đến đâu là quần chúng vây quanh đến đó.

NSƯT Thanh Hiền

Hồi đó tôi mới 19 tuổi, học hết năm thứ nhất, tôi tham gia phim Sao Tháng Tám nên được tham dự LHP lần thứ 4 tại Sài Gòn. Đoàn tôi có ba người là nghệ sỹ Thanh Quý, Kim Thanh và tôi đi theo các thầy trong trường. Các thầy quản lý, chăm sóc rất chu đáo, đi đâu thì các thầy dắt đi nếu không có các thầy thì ở nhà của trường Sân khấu Điện ảnh, 13 Lê Quý Đôn chứ không được tự đi đâu. Đi từ Hà Nội vào chúng tôi đi tàu hỏa, mất 3 ngày đêm, tàu không có giường nằm nên mấy chị em cứ tranh thủ ngủ được chút nào hay chút nấy, thậm chí cũng không có cả nước để đánh răng rửa mặt chứ chưa nói đến chăn chiếu. Tâm trạng của chúng tôi lúc ấy vô cùng vui, phấn chấn khi lần đầu được vào Sài Gòn, lại được gặp các nghệ sỹ nổi tiếng cả Bắc lẫn Nam, được các nghệ sỹ phía Nam ra tận ga tàu đón. Tôi nhớ nhất ấn tượng về anh Chánh Tín hôm đó, anh mặc bộ vest trắng, hát trên sân khấu chào mừng LHP, cả ba đứa chúng tôi ngây ngất vì ngưỡng mộ. Tôi đã xem anh đóng Hai làn nước với diễn viên Băng Châu và đây là lần đầu được gặp anh ngoài đời bằng xương bằng thịt. Nghệ sỹ Thẩm Thúy Hằng thì vô cùng đẹp và thân thiện, bình dân, gần gũi, chị không có khoảng cách gì với chúng tôi mặc dù chị đã là diễn viên nổi tiếng còn chúng tôi chỉ là học sinh. Chị đón chúng tôi rất niềm nở, chu đáo. Chúng tôi còn choáng ngợp vì cảnh trí sang trọng ở Sài Gòn cảm giác như đang lạc vào một xứ sở lạ…

Thanh_T_v_Thanh_Hin_trong_phim_Sao_Thng_Tm

Thanh Tú và Thanh Hiền trong phim Sao Tháng 8

NSƯT Thanh Tú

LHP năm 1977 có điều đặc biệt là Sài Gòn mới giải phóng, đất nước được thống nhất và có sự gặp gỡ của các nghệ sỹ cũ của Sài Gòn và các nghệ sỹ Cách mạng phía Bắc. Tôi nhớ lần ấy có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng trong Sài Gòn như Kim Cương, Bạch Tuyết, Thẩm Thúy Hằng, Ngọc Giàu, Chánh Tín (khi đó còn trẻ măng, rất đẹp trai) và rất đông nghệ sỹ Sài Gòn. Các nghệ sỹ phía Bắc hầu hết là nghệ sỹ điện ảnh, chỉ có tôi ngoại lệ là từ sân khấu sang. Tôi nhớ không nhầm là chỉ có mình tôi là người của sân khấu phía Bắc, sân khấu phía Nam có anh Đoàn Dũng. Hồi đó, các nghệ sỹ đều làm vì nghề chứ không vì tiền tài hay đánh bóng tên tuổi. Tôi nhớ cô Nhíp – người ngồi trên xe tăng đưa đoàn quân giải phóng tiếp quản Sài Gòn, cô cũng đóng một vai trong phim Sao Tháng Tám và cũng tham dự LHP, chúng tôi đã rất thân thiết với nhau.

N_din_vin_Thanh_T_v_nguyn_mu_Trung_Kin_ca_b_phim_C_Nhp

Nữ diễn viên Thanh Tú và nguyên mẫu Trung Kiên của bộ phim Cô Nhíp

Đạo diễn – NSND Khắc Lợi

Chúng tôi đi vào Sài Gòn bằng tàu hỏa trong 3 ngày, đi nửa đường phải dừng lại vì đường ray còn chưa ổn. Nước trên tàu không có nên các nghệ sỹ lúc ấy phải xuống hồ ao rửa mặt. Chúng tôi nằm ngủ ngay trên sàn tàu. Còn khi vào Sài Gòn, về khách sạn, cánh thanh niên nhường giường cho người lớn tuổi, còn mình thì nằm trên sàn rất vui. Ở đó, chúng tôi được anh em dẫn đi thăm quan các nơi như khách sạn Craven kèm theo các hoạt động của LHP, xem phim tại rạp, giao lưu khán giả… Vào Sài Gòn, mỗi người chỉ mang vài bộ quần áo và khi về thì anh em bạn bè gửi quà cho mang ra, rất nhiều trái cây nhưng chúng tôi đi tàu mất 3 ngày nên hỏng hết. Giải thưởng cho phim Hai bà mẹ của tôi là chiếc đồng hồ nữ của Nga hiệu Poljot. Tôi cũng chưa dùng bao giờ từ khi được trao, để lâu hình như giờ đã bị hỏng…

o_din_V_Sn_nhn_gii_thng_Bng_sen_bc_tng_phim_sn_khu_Ngy_tn_ca_bo_cha

Đạo diễn Vũ Sơn nhận giải thưởng Bông Sen bạc cho phim sân khấu Ngày tàn của bạo chúa