(TGĐA) - Ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong không xa lạ với thể loại phim và các bộ phim gây tranh cãi. Sự ra đời một thời kỳ của thể loại phim cấp 3 ở thành phố này là ví dụ điển hình cho điều đó. Hiện nay, mặc dù các nhà làm phim càng ngày càng ít thực hiện các bộ phim "cực đoan" nhưng điều đó không có nghĩa là sự tranh cãi không còn tồn tại ở nền điện ảnh này. Dưới đây là 8 ví dụ mới nhất đã gây ra các cuộc tranh luận dữ dội.
Raymond Chow: Người phát hiện ra Bruce Lee qua đời ở tuổi 91 | |
Đặng Tụy Vân, Trần Cẩm Hồng, Liêu Bích Nhi… đóng chung trong phim 'Hôn nội tình' |
Ten Years (2015)
Được tờ Global Times - Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc - mô tả là "vi rút của tâm hồn", Ten Years là bằng chứng cho các cuộc tranh luận về những cái nhìn mang tính phỏng đoán của người Hong Kong thời điểm tương lai, năm 2025. Tuy nhiên, sự phê phán của bộ phim về các quy tắc Đại lục mới là khởi đầu của cuộc tranh cãi này. Mặc dù rất phổ biến với khán giả, bộ phim đã bị thu hồi nhanh chóng khỏi các rạp chiếu phim Hong Kong, một việc làm vốn được cho là do áp lực từ Bắc Kinh. Đây cũng là lý do dẫn đến bộ phim có 40 buổi chiếu công khai tiếp theo sau lệnh cấm.
Cuộc tranh luận đã trở nên ồn ào hơn khi Ten Years được đề cử (và sau đó đã thắng) giải Phim hay nhất tại Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV tuyên bố sẽ không phát sóng giải thưởng và các trang tin tức trực tuyến như Sina và Tencent không đề cập đến Ten Years khi liệt kê chi tiết các giải thưởng. Hơn nữa, Apple Daily tuyên bố các đạo diễn liên quan đến dự án đã được đưa vào danh sách đen không chính thức. Kiwi Chow Kwun-wai, đạo diễn phim ngắn Self-Immolator (Tạm dịch Người tự thiêu) đã nói đùa rằng sự tham gia của anh trong dự án này đã “tự thiêu sự nghiệp cá nhân tôi”.
Trivisa (2016)
Câu chuyện hư cấu về sự trỗi dậy cuối cùng của ba tên tội phạm khét tiếng Hong Kong trước thời điểm thành phố được trao trả về Trung Quốc, Trivisa, đề cập đến "ba độc tố" của Phật giáo - ảo tưởng, ghen tỵ và giận dữ - là câu chuyện ngụ ngôn phê phán xã hội Hong Kong trong những năm từ sau cột mốc 1997. Được trao giải thưởng phim hay nhất bởi cả Hội phê bình phim Hồng Kông và Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông, bộ phim nhạy cảm về chính trị này đã bị cấm ở Trung Quốc. Sau chiến thắng của Ten years vào năm trước đó, các thành viên ủng hộ Bắc Kinh tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông đã đề xuất thay đổi hệ thống bỏ phiếu để tránh các phim nhạy cảm về chính trị được đề cử trong tương lai. Nhưng bộ phim đã được bình chọn.
Lost in the Fumes (2017)
Là người chiến thắng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Đài Loan, tác phẩm của Nora Lam Tze-wing nói về vai trò nổi bật, đáng chú ý của thủ lĩnh trẻ Hong Kong Edward Leung Lương Thiên Kỳ. Lost in the Fumes bị cấm chiếu tại các rạp chiếu phim thương mại ở Hong Kong, chỉ được phép chiếu ở các trung tâm văn hóa nhỏ như Lee Shau Kee School of Creativity (HKICC) - Trường sáng tạo Lee Shau Kee Hong Kong và Hong Kong Arts Centre - Trung tâm Nghệ thuật Hong Kong. Đây là những nơi sẵn sàng chiếu bộ phim vì sự ủng hộ độc lập của Hong Kong. Trong khi một số người dân Hong Kong lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tự do ngôn luận tại thành phố, Wen Wei Po, một tờ báo Trung Quốc tại Hong Kong do the Liaison Office of the Central People’s Government trực tiếp kiểm soát, nói rằng lý do cấm chiếu Lost in the Fumes là bởi phim quá nhiều yếu tố bạo lực.
No. 1 Chung Ying Street (2018)
Sau cuộc tranh cãi về yếu tố chính trị gây của Ten Years và Lost in the Fumes, không có gì ngạc nhiên khi No. 1 Chung Ying Street - bộ phim đã đặt các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông năm 1967 với cuộc cách mạng Ô năm 2014 với nhau, qua đó, đặt câu hỏi về sự tàn bạo của cảnh sát và hành động nhằm phân rã Hong Kong của Trung Quốc - đã gây ra cuộc tranh luận chính trị lớn hơn nữa. Chính quyền địa phương từ chối tài trợ cho bộ phim với lý do không đủ yếu tố hấp dẫn về thương mại. Ngay cả liên hoan phim quốc tế đặc trưng riêng của Hồng Kông cũng từ chối chiếu phim, với lý do tránh tạo nên làn sóng các ý kiến đối lập. Thay vào đó, bộ phim tham gia trong hạng mục Phim dự thi tại Liên hoan phim châu Á Osaka và đã giành Giải thưởng Lớn Grand Prix.
Vanished Archives (2017)
Được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm xảy ra cuộc bạo loạn năm 1967, Vanished Archives là một bộ phim tài liệu cung cấp hồ sơ chân thực về sự kiện này, đặc biệt là vai trò của chính phủ Trung Quốc. Không ngạc nhiên, chủ đề gây tranh cãi của bộ phim đã khiến phim gặp trở ngại ngay từ đầu. Quỹ tài trợ, cả tư nhân và chính phủ, đều không thể đến được; đạo diễn Connie Lo Yan-wai phải dựa vào tiền của chính mình và các khoản đóng góp tư nhân để hoàn thành dự án. Một chiến dịch bôi nhọ phim của tờ báo ủng hộ Bắc Kinh, Ta Kung Pao, và sự sách nhiễu của chính quyền đã đến sau đó, theo như tờ Hong Kong Free Press – Tin tức độc lập Hong Kong, cho biết. Biết phim không được phát hành, người dân Hong Kong đã hỗ trợ bộ phim tài liệu này bằng cách mua đĩa DVD với số lượng lớn.
Lust, Caution (2007)
Rõ ràng Lust, Caution là một sản phẩm mang nhiều yếu tố Đài Loan hơn, với tác giả tiểu thuyết được chuyển thể thành phim Eileen Chang – Trương Ái Linh là người Đài Loan, đạo diễn đoạt giải Oscar Ang Lee Lý An là người Đài Loan sinh sống tại Mỹ. Bộ phim đề tài gián điệp khiêu dâm của Ang Lee đã tạo ra hàng loạt ý kiến khác nhau khi các nhà kiểm duyệt của chính phủ yêu cầu cắt giảm bảy phút cảnh làm tình trong phim vì hình ảnh diễn viên nam nữ khỏa thân được nhìn thấy rõ trên màn ảnh. Nữ diễn viên chính Tang Wei Thanh Duy, được khen ngợi rất nhiều vì diễn xuất xuất sắc của cô, sau đó bị cấm xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận trực tuyến về bộ phim đã bị đóng lại, theo như Oriental Daily đưa tin. Lệnh cấm chính thức là do phim có nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên, theo tờ Zao Bao và Read01 thì lệnh cấm mang động thái chính trị nhiều hơn bởi các yếu tố "tiêu cực" của các nhân vật binh lính kháng chiến Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.
Mad World (2016)
Được chọn là đại diện của Hong Kong tham gia Vòng sơ tuyển hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Giải thưởng Oscar 2017, Mad World tập trung vào việc gạt bỏ những căn bệnh của xã hội Hong Kong. Bộ phim chỉ trích các chính sách đô thị và phúc lợi của chính quyền địa phương, chính sách cai trị của thành phố đối với những người bị rối loạn tâm thần, và đặt câu hỏi về sự tồn tại của Thiên Chúa. Đây là điểm mấu chốt gây ra nhiều tranh cãi nhất ở Hong Kong, với việc các trang web như Christian Times Hong Kong lên tiếng cho rằng liệu tôn giáo có phải là sự hỗ trợ tinh thần hay là độc chất gây suy nhược.
Shinjuku Incident (2009)
Sau tất cả những liệt kê ở trên, không ngạc nhiên khi một bộ phim Hong Kong tiếp theo bị cấm ở Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên về Shinjuku Incident là diễn viên được cho là thân Bắc Kinh Jackie Chan Thành Long (tham gia trong phim) đã trở thành mục tiêu tranh cãi lần này. Chính thức bộ phim bị cấm vì lý do có quá nhiều bạo lực nhưng tin đồn nói lý do đằng sau là do nội dung phim nói về những người nhập cư Trung Quốc quyết định tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Nhật Bản và điều đó khiến chính Trung Quốc không hài lòng. Hai tuần sau khi bộ phim được phát hành, Thành Long đã tạo sóng vì những lời nhận định của anh tại Diễn đàn Bác Ngao ở Hải Nam. Chan đã tuyên bố sự tự do quá mức đã dẫn đến “các xã hội hỗn loạn như Hong Kong” và rằng “Trung Quốc cần được kiểm soát hơn nữa”. Các tờ báo Hong Kong và một số chính trị gia Đài Loan tỏ ra hết sức bất bình với Thành Long qua sự việc này.
Raymond Chow: Người phát hiện ra Bruce Lee qua đời ở tuổi 91 | |
Đặng Tụy Vân, Trần Cẩm Hồng, Liêu Bích Nhi… đóng chung trong phim 'Hôn nội tình' |
Thanh Quỳnh (Theo The Time out)