(TGĐA) - Các doanh nghiệp điện ảnh trong nước đồng thuận ký vào văn bản kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.
Thêm 32 hội viên khu vực phía Nam vừa được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam | |
'Ngày xưa có một chuyện tình' tung hậu trường cảnh sinh con của Miền khiến diễn viên Ngọc Xuân khóc nức nở |
Ngày 15/11, đạo diễn Võ Thanh Hòa cho biết các nhà làm phim trong nước: Thu Trang, Đức Thịnh, Hoàng Quân, Nhất Trung, Hàm Trần..., cùng các doanh nghiệp điện ảnh như BHD Việt Nam, CJ CGV Việt Nam, Lotte Cinema Việt Nam, Công ty cổ phần phim Thiên Ngân, Mega GS, HK Film, ABC Pictures, Chánh Phương phim... đã đồng thuận ký vào văn bản gửi đến Chính phủ và Quốc hội kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.
Nhiều nhà sản xuất, đạo diễn chia sẻ đơn 'kêu cứu' lên mạnghội |
Theo dự thảo này, thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, trong đó có điện ảnh tăng từ 5% lên 10%. Trong văn bản kiến nghị, doanh nghiệp, giới làm phim "không xin Nhà nước đầu tư tài chính, không xin cơ sở vật chất, đất đai, nhân lực, mà chỉ xin cơ chế và chính sách đãi ngộ hợp lý để vừa đảm bảo đóng góp cho ngân sách, cho xã hội mà vẫn phát triển doanh nghiệp ổn định". Các doanh nghiệp bày tỏ không đồng thuận với đề xuất tăng thuế đối với lĩnh vực điện ảnh. Theo nội dung văn bản, ba lý do được doanh nghiệp, các đạo diễn đưa ra.
Diễn viên, nhà sản xuất Thu Trang |
Nhà sản xuất Hoàng Quân (ở giữa) cùng nhiều đại diện doanh nghiệp điện ảnh đã ký vào văn bản gửi đến Chính phủ và Quốc hội kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng |
Một là, điện ảnh là một phần quan trọng của hoạt động văn hóa. Các doanh nghiệp điện ảnh đã và đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu phấn đấu chung của ngành. Luật Điện ảnh năm 2022 quy định: "Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh…".
Hai là, sau đại dịch Covid-19, tốc độ hồi phục của ngành điện ảnh năm 2023 mới chỉ tiệm cận về gần với năm 2019 (thời điểm trước dịch) và đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ba là, bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng sau đại dịch giảm, tạo nên những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp điện ảnh.
Văn bản kiến nghị cùng nhiều con dấu, chữ ký của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh |
Trước đó, trong phiên thảo luận của Quốc hội về một số nội dung của Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cho rằng không thể nhìn một, hai bộ phim doanh thu vài trăm tỷ đồng để thấy toàn bộ nền điện ảnh của Việt Nam tươi sáng, vì đang có hàng chục bộ phim lỗ. Theo ông Bùi Hoài Sơn, cần tạo điều kiện tốt hơn liên quan đến phát triển văn hóa, trong đó có thuế GTGT, để thuế không trở thành rào cản cho khát vọng phát triển đất nước từ cảm hứng do các tác phẩm văn học nghệ thuật đem lại.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - chia sẻ tại hội thảo thuộc khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội 2024 |
Thêm 32 hội viên khu vực phía Nam vừa được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam | |
'Ngày xưa có một chuyện tình' tung hậu trường cảnh sinh con của Miền khiến diễn viên Ngọc Xuân khóc nức nở |
Thanh Thúy