(TGĐA) - Rất nhiều nguyên nhân khiến phim truyền hình xuống cấp được các đại biểu tại hội thảo Phim truyền hình Việt Nam: Xu thế và thách thức do Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) tổ chức - một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ của Triển lãm quốc tế Telefilm 2017 nêu ra. Hội thảo diễn ra từ ngày 8 đến 10/6 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM.
Hội thảo có sự tham dự của NSƯT - đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC), Đài truyền hình Việt Nam làm chủ tọa; Đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng – Phó giám đốc Hãng phim truyền hình (TFS) Thành phố Hồ Chí Minh; NSND diễn viên Hoàng Dũng; Ông Hồ Trọng Hữu – Phó giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình và ông Shinichi Mishiro – Nhà sản xuất Đài truyền hình TBS (Nhật Bản).
|
Trước thông tin khá thú vị về kết quả khảo sát ý kiến của khán giả về lượng người xem và chất lượng phim truyền hình năm 2016 như: Có 42% khán giả xem phim truyền hình thường xuyên. Chủ yếu nằm ở nhóm khán giả trên 50 tuổi (74,5%) và nhóm 40 - 49 tuổi (50%). Xem nhiều nhất là nhóm người nghỉ hưu, người giúp việc, nội trợ (82%), kinh doanh và buôn bán nhỏ (55,8%).
Khán giả yêu thích nhất là dòng phim phim hài hước, lãng mạn với tỷ lệ 51%, tiếp đến phim cổ trang với 48,9%, phim trinh thám hành động 43,7%, phim tâm lý tình cảm 36,3%, phim gia đình 18,6% và cuối cùng là phim Sitcom 17,5%.
Về ý kiến chất lượng phim: Khán giả trẻ (dưới 30 tuổi) thích xem thời sự chứng tỏ họ có nhu cầu cao tiếp cận thông tin, dịch chuyển xã hội nhanh chóng vì vậy phim truyền hình cần đề cập đến các vấn đề mang hơi thở cuộc sống, khi lứa tuổi 30 đã ở độ chín chắn hơn có thể các phim chính luận là đề tài giới trẻ quan tâm trong thời gian tới.
Về thực trạng chất lượng của phim truyền hình vài năm gần đây, đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng – Phó giám đốc Hãng phim TFS nhận định: "Phim truyền hình Việt Nam đang tuột dốc không phanh, thoái trào hay đi vào đường cùng. Qua đó, có thể thấy được bức tranh ảm đạm cho phim truyền hình Việt dù trước đó, thể loại này từng rất nở rộ và đạt được đỉnh cao trong khoảng từ 2007 đến 2010".
Vấn đề hệ lụy tất yếu dẫn đến thực trạng hiện nay của phim truyền hình Việt vẫn là yếu tố chất lượng phim đã lý giải nguyên nhân của sự “tuột dốc không phanh”. Ngoài ra vấn đề ảnh hưởng của các chương trình truyền hình thực tế và xem đó là “hung thần” - những Gameshow truyền hình hay tác nhân không nhỏ của “thế giới” online hiện nay.
NSƯT - đạo diễn Đỗ Thanh Hải khẳng định. Một trong những điểm nữa cũng cần phải thay đổi trong sản xuất phim truyền hình, đó chính là cách tư duy mới về khán giả. Trước đây khán giả hoàn toàn ở thế bị động, chúng ta sản xuất phim, chương trình gì thì họ phải xem chương trình đó. Nhưng đến nay đã khác họ muốn được chủ động xem những cái họ muốn và từ đó dẫn đến thị hiếu khác nhau. Chính vì vậy, tất cả cần có sự chuyên nghiệp đồng bộ thì mới có thể giữ được khán giả ngồi trước truyền hình.
|
NSND, diễn viên Hoàng Dũng ở góc độ một diễn viên giàu kinh nghiệm, một người thầy truyền nghề tâm huyết đã đặt vấn đề nóng hổi - Diễn viên truyền hình nghệ thuật hay thị trường? Hiện tại đội ngũ diễn viên của phim truyền hình Việt rất phong phú, được đào tạo chuyên nghiệp hay không chuyên. Tuy nhiên, việc xuất hiện một số diễn viên trẻ mải chạy show theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng khiến ảnh hưởng phần nào đến chất lượng phim. Việc chọn kịch bản, êkip thực hiện, nhất là đội ngũ diễn viên rất cần được chọn lọc kỹ lưỡng và đồng bộ.
|
Hiện khán giả đang đòi hỏi cao hơn về nội dung và hình thức thể hiện phim truyền hình. Điều này buộc các nhà sản xuất, các thành phần sáng tác phim phải nghiêm túc nhìn lại, cần tiếp thu, sáng tạo, đào tạo đội ngủ trẻ…nhanh chóng bắt kịp với xu thế mới để nâng cao chất lượng phim. Vấn đề hợp tác sản xuất với các đài truyền hình nước ngoài vừa phát sóng trong nước, vừa có cơ hội học hỏi về chuyên môn cao.
Hội thảo còn nghe ông Hồ Trọng Hữu - Phó giám đốc TTSX phim truyền hình VN giới thiệu về vấn đề đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất phim truyền hình.
|
Đặc biệt tại hội thảo còn được nghe những chia sẻ của ông Shinichi Mishiro – Nhà sản xuất Đài truyền hình TBS (Nhật Bản), từng hợp tác với VTV sản xuất phim truyền hình Người cộng sự nói về phát triển phim truyền hình trong giai đoạn Internet bùng nổ và giải pháp tiếp cận thị trường quốc tế.
VNPT Echnology hợp tác cùng HTV - TMS cung cấp dịch vụ và thiết bị truyền hình trả tiền (TGĐA) - Sáng 7/6/2017, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về CNTT & Truyền ... |
Triển lãm Quốc tế Vietnam ICT COMM - Broadcast Vietnam 2017 (TGĐA) - Chiều ngày 5/6, tại khách sạn Rex, Quận 1, TP.HCM đã diễn ra ... |
Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ Truyền hình - Telefilm lần 5 2017 (TGĐA) - Ngày 2/6/2017 tại khách sạn Rex – 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM, dưới ... |
'Người phán xử' khiến khán giả mê mệt ngay từ tập đầu vì quá ‘chất’ (TGĐA) - Bộ phim Người phán xử vừa lên sóng tập 1 đã nhận được nhiều ... |
Phim truyền hình Việt 2016: Nỗ lực để giữ khán giả! (TGĐA) - 2016 tiếp tục là một năm rất khó khăn với phim truyền hình ... |
Vũ Liên