Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'

(TGĐA) - Phim trường Dofilm - nơi diễn ra bối cảnh chính của bộ phim gia đình Việt 2022 Giấc mơ của mẹ gây sốt vì đẹp và thơ như một Đà Lạt thu nhỏ.

'Giấc mơ của mẹ': Diễm My 9x trở thành 'cô dâu tháng 11', đẹp đôi bên chồng trẻ đẹp rạng ngời trong ngày cưới 'Giấc mơ của mẹ': Diễm My 9x trở thành 'cô dâu tháng 11', đẹp đôi bên chồng trẻ đẹp rạng ngời trong ngày cưới
Đạo diễn 'Giấc mơ của mẹ': Chỉ có Hồng Vân mới đóng được vai bà Thanh Đạo diễn 'Giấc mơ của mẹ': Chỉ có Hồng Vân mới đóng được vai bà Thanh

Giấc mơ của mẹ - bộ phim gia đình Việt năm 2022 trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả yêu phim Việt trong thời gian gần đây. Cốt truyện sâu sắc, tình huống thực tế, gần gũi đời sống cùng diễn xuất cảm động của các diễn viên đã giúp bộ phim chiếm trọn sự yêu mến từ người xem. Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bối cảnh phim trường Dofilm – nơi quay hình chính của bộ phim cũng gây sốt vì đẹp và thơ tựa như một Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'
Khán giả đến phim trường

Để giải mã sức hút khó cưỡng này, cùng đột nhập phim trường Giấc mơ của mẹ.

Một phim trường đậm chất người Việt

Giấc mơ của mẹ ghi hình chủ yếu tại phim trường Dofilm ở Nhà Bè và không nhiều dự án được sử dụng phim trường tự dựng hoành tráng như vậy. Với bàn tay ma thuật của nhà điều hành sản xuất Đỗ Quang Minh, khán giả dễ dàng thấy được những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam trong các bối cảnh phim.

Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'

Đầu tiên, căn nhà bà Thanh (NSND Hồng Vân) được xây dựng theo kiến trúc nhà gỗ truyền thống Nam Bộ với hình chữ U. Cách xây nhà cho thấy nhà bà Thanh thuộc tuýp gia đình đông thành viên và cần có sự phân bổ hợp lý. Nhà chữ U với 3 mặt giáp nhau mang đến không gian sống gần gũi, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng quan sát, kết nối với nhau và có thể di chuyển từ phòng này sang phòng khác dễ dàng. Giữa nhà có khoảng sân rộng để gia đình bà Thanh cùng sinh hoạt.

Đặc biệt, hình ảnh giếng nước cũng được nhìn thấy ở góc sân vườn. Với người Việt xưa, giếng nước là một tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Giếng nước cũng là một hình ảnh gần gũi, đi vào nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật như là một hình tượng biểu trưng của làng quê Bắc Bộ. Trong Giấc mơ của mẹ, giếng nước được tận dụng để phơi rau củ, tạo nên vẻ đẹp bình dị và rất đỗi thân quen.

Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'

Từ lũy tre già trước nhà đến hàng rào, góc sân, cây khế hay nhà kho nhà bà Thanh đều được dựng hoàn toàn một trăm phần trăm, và được duy trì nguyên vẹn trong suốt hai năm quay hình. Dù thời gian dịch bệnh kéo dài, cộng thêm sự thay đổi của thời tiết nhưng phim trường vẫn được toàn bộ ekip bảo toàn trọn vẹn.

Khác với nhà ở, quán ăn của bà Thanh được đặt trong một con phố nằm trên một cái dốc cao, bên cạnh là bờ sông. Từ quán bà Thanh có thể dễ dàng quan sát đến các hàng quán bên cạnh, thấy cả quán cà phê trên cây độc đáo với tầm nhìn hướng ra sông. Bên cạnh đó, kiến trúc trong quán cũng được bày trí theo phong cách vùng núi với chất liệu gỗ là chủ yếu.

Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'

Đáng chú ý, ẩm thực trong Giấc mơ của mẹ không đơn giản được sử dụng trong những bữa ăn mà còn truyền tải giá trị văn hóa Việt Nam. Bởi lẽ, những món ăn được đưa vào bộ phim đều là những món ăn truyền thống quen thuộc như súp cua, bún riêu, phở, bánh mì, bánh đúc, bánh da lợn.

Trong bữa cơm gia đình, bà Thanh chuẩn bị các món ăn đơn điệu gần gũi như rau xào, cá chiên, thịt kho kết hợp với chén nước mắm cay và đĩa dưa muối. Khi mở tiệc ăn mừng, các thành viên sẽ ngồi quây quần, trò chuyện bên nồi lẩu - một trong những nét đặc trưng của người Việt. Nhà sản xuất còn rất “chịu chơi” khi đầu tư từng món ăn đều tỉ mỉ, nguyên liệu tươi ngon, trình bày đẹp mắt khiến khán giả xem phim mà phải “chảy nước miếng”.

Phát hiện Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn tại phim trường 'Giấc mơ của mẹ'

Mỗi bối cảnh, tình huống, cách sinh hoạt hay món ăn xuất hiện trong Giấc mơ của mẹ đều làm toát lên hơi thở đặc trưng của văn hóa Việt Nam, từ đó tạo cảm giác thân thuộc, thực tế hơn cho người xem. Cũng vì sự thơ mộng, độc đáo của bối cảnh Giấc mơ của mẹ mà trong 2 năm quay hình, dàn sao, diễn viên đã có vô số hình selfile tại bối cảnh đầy kỷ niệm này.

Sau khi bộ phim phát sóng, đã có rất nhiều khán giả tò mò về nơi quay hình, không ít người còn rủ cả bạn bè vào để truy lùng bằng được địa chỉ. Đa số các bình luận đều khen bối cảnh phim đẹp, gần gũi và khá giống một con phố nhỏ ở Đà Lạt.

Giấc mơ của mẹ kể về bà Thanh, người phụ nữ tần tảo cả đời để lo cho chồng và 3 người con. Dù dành nhiều tâm huyết để vun vén gia đình nhưng bà Thanh không được các con thấu hiểu, thậm chí đôi khi nhận về trách móc. Phim là hành trình giãi bày nỗi lòng của người mẹ và là chặng đường học hỏi cách lắng nghe cha mẹ của con cái.

Tập 61 Giấc mơ của mẹ được phát sóng miễn phí lúc 20h00 trên VieON. Đăng ký VIP trên ứng dụng VieON để hưởng đặc quyền xem trước 1 tuần, vào 20h00 thứ 4-5-6 hàng tuần. Hiện tại, Giấc mơ của mẹ đã có 60 tập trên VieON.

'Giấc mơ của mẹ': Diễm My 9x trở thành 'cô dâu tháng 11', đẹp đôi bên chồng trẻ đẹp rạng ngời trong ngày cưới 'Giấc mơ của mẹ': Diễm My 9x trở thành 'cô dâu tháng 11', đẹp đôi bên chồng trẻ đẹp rạng ngời trong ngày cưới

(TGĐA) - Khoác lên mình lễ phục cô dâu trong bộ phim Giấc mơ của ...

Đạo diễn 'Giấc mơ của mẹ': Chỉ có Hồng Vân mới đóng được vai bà Thanh Đạo diễn 'Giấc mơ của mẹ': Chỉ có Hồng Vân mới đóng được vai bà Thanh

(TGĐA) - Đạo diễn Nguyễn Minh Chung - chỉ đạo diễn xuất bộ phim Giấc ...

Vũ Liên