Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024

(TGĐA) - Cánh diều 2024 lần đầu mang thêm phong vị mới khi có sự xuất hiện của 3 tác phẩm đến từ các nền tảng trực tuyến là Tết ở làng Địa Ngục, Nhà mình lạ lắm! Đi về phía lửa. So với các tác phẩm còn lại, 3 bộ phim này có đề tài khá khác biệt và phương thức tiếp cận khán giả cũng mang đặc trưng riêng.

Phim 'Mai', 'Hai Muối' tranh giải Cánh Diều Vàng 2024 Phim 'Mai', 'Hai Muối' tranh giải Cánh Diều Vàng 2024
'Hai Muối' đối đầu với 'Quỷ Cẩu' và 'Culi không bao giờ khóc' tại Cánh diều 2024 'Hai Muối' đối đầu với 'Quỷ Cẩu' và 'Culi không bao giờ khóc' tại Cánh diều 2024

Dù ban đầu không được trình chiếu trên truyền hình hoặc các nền tảng miễn phí nhưng Tết ở làng Địa Ngục với cách làm mới mẻ đã ngay lập tức được đông đảo khán giả trẻ yêu thích, trở thành cơn sốt một thời gian dài. Bên cạnh yếu tố là series hiếm hoi chọn thể loại kinh dị, được đầu tư chi phí cao và cách kể chuyện hấp dẫn, tác phẩm còn được quan tâm khi nhà làm phim vận dụng chất liệu văn hóa dân gian một cách mượt mà. Trước khi chinh chiến tại Cánh diều 2024, Tết ở làng Địa Ngục đã nhận được khá nhiều giải thưởng lớn nhỏ do khán giả bình chọn. Sự thành công của series này không những mang lại cho người xem một làn gió mới mà còn giúp cho đơn vị sản xuất Production Q tự tin khai phá địa hạt “lấy cảm hứng từ những câu chuyện mang yếu tố văn hóa dân gian” và sau đó tiếp tục thành công với Kẻ ăn hồn (được xem là tiền truyện của Tết ở làng Địa Ngục) và sắp tới là phim điện ảnh Cám.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Tết ở làng Địa Ngục

Đề tài gia đình đã có nhiều trong phim truyền hình hiện đại, nhưng Nhà mình lạ lắm! của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã có sự khác biệt khi khai thác tấn bi hài kịch xảy ra trong ngôi nhà quy tụ thành viên không chung huyết thống, nhập vai như người thân thật sự. Những “người thân xa lạ” sẽ chung sống “hòa thuận” bên nhau, cùng chăm sóc một cô bé vừa mất đi toàn bộ trí nhớ và đang đối mặt với những sang chấn tâm lý nặng nề sau vụ tai nạn thảm khốc. Nhà mình lạ lắm! dù mang đề tài gia đình nhưng vẫn có những nét "bí ẩn" riêng, ẩn sau mỗi tình huống, mỗi câu thoại lại là những vấn đề rất đời, được đưa lên màn ảnh cùng những thông điệp sâu sắc về nhân sinh.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Nhà mình lạ lắm!

Trong khi đó, bộ phim Đi về phía lửa mạnh dạn tập trung vào những câu chuyện cảm động của nghề cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn - một trong những công việc được xem là nguy hiểm nhất thế giới, do đạo diễn Trần Thanh Huy thực hiện. Tác phẩm này được thực hiện dựa theo series truyền hình đình đám Đài Loan - Nước mắt của hỏa thần (Tears on Fire) và được chuyển thể để phù hợp với văn hóa, bối cảnh và lối sống của người Việt Nam. Đi về phía lửa sau khi trình chiếu đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem về sự hy sinh cao cả của các anh hùng trong biển lửa.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Đi về phía lửa

Một tác phẩm khác cũng khá mạo hiểm trong việc chọn đề tài “khó nhằn”, chính là phim Cuộc chiến không giới tuyến. Lấy bối cảnh là cuộc sống vùng biên giới và khai thác đời sống bản làng, quan hệ quân - dân thắm tình đoàn kết, nhưng bộ phim đã rời xa được mô-tip cũ khi nhấn mạnh vào những góc khuất của số phận từng nhân vật. Cuộc chiến không giới tuyến đã vinh dự nhận được 18 bằng khen cho tập thể và một vài cá nhân từ bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì góp phần lan tỏa hình ảnh, phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ cũng như truyền tải được thông điệp giàu tính nhân văn, tình yêu và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội đến với đông đảo người xem trên khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có giới trẻ. Cuộc chiến không giới tuyến còn dẫn đầu rating (tỷ suất người xem) cả nước với rating đạt 4,8% (Theo báo cáo của Kantar Media Việt Nam - đơn vị nghiên cứu, cung cấp dữ liệu và đo lường thị hiếu). Đây là một trong số ít phim truyền hình trong vài năm gần đây khai thác câu chuyện về người lính có sức lôi cuốn, hấp dẫn lượng lớn khán giả trong suốt thời gian trình chiếu.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Nữ luật sư

Khai thác sâu vào khía cạnh nghề nghiệp còn có phim Nữ luật sư. Đây được xem như một tác phẩm có chủ đề gai góc với sự kết hợp dàn diễn viên tên tuổi từ hai miền Tổ quốc như: Kim Tuyến, Ngọc Quỳnh, Doãn Quốc Đam, Trung Dũng, NSND Lan Hương, NSND Trọng Trinh, Huyền Trâm... Được chuyển thể từ tiểu thuyết Lật án tử hình của nhà văn Lại Văn Long (biên kịch: Châu Thổ), Nữ luật sư nhấn mạnh vào hành trình của những người chiến đấu vì công lý và bảo vệ luật pháp. Kịch bản phim cũng được phát triển từ hai vụ án oan sai Vườn điều và Huỳnh Văn Nén nổi tiếng những năm 2007 đến 2010. Bộ phim này khi trình chiếu đã được khán giả cả nước đón nhận và được đánh giá cao về mặt chuyên môn. Đây cũng được xem là một chú ngựa ô tại giải Cánh diều năm nay.

Đề tài tội phạm, hình sự luôn là thế mạnh của các phim truyền hình từ trước đến giờ và năm nay cũng không ngoại lệ. Cánh diều 2024 cũng ghi nhận nhiều tác phẩm gây dấu ấn, như là phim Biệt dược đen thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự, nói về cuộc chiến chống ma túy hay phim Đội điều tra số 7 - một trong những dự án phim đặc biệt hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND và cũng là dấu mốc mới, đánh dấu sự trở lại của Điện ảnh CAND với mảng phim truyện.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Miền quên lãng

Khá là thú vị khi đề tài đi tìm kho báu cũng được khai thác thông qua bộ phim Miền quên lãng của đơn vị sản xuất được xem là lâu đời nhất nhì của Việt Nam: Hãng phim Truyền hình TP.HCM (TFS). Màu sắc ma mị xen giữa núi rừng thâm sâu cùng với cuộc giằng co đầy kịch tính giữa hậu duệ nhà họ Đỗ và hậu duệ băng cướp Cấm Sơn khiến bộ phim mang đến cảm giác dồn dập, đầy bất ngờ.

Số phận của những người lao động nghèo tại những khu trọ, xóm chợ... vật lộn sinh tồn với những cuộc đời và nỗi niềm riêng cũng được khắc họa chân thực và sống động qua nhiều tác phẩm như Cuộc đời vẫn đẹp sao hay Làng trong phố. Cả hai bộ phim này đều không màu mè hay tô hồng quá đáng nhưng mang tính nhân văn cao và giúp người xem thêm tin yêu vào cuộc sống. Ngay khi lên sóng, Làng trong phố đã vượt nhiều đối thủ mạnh để dẫn đầu rating. Trong khi đó, Cuộc đời vẫn đẹp sao lại khiến khán giả tranh cãi kịch liệt khi ra về trắng tay tại một giải thưởng truyền hình lớn. Diễn xuất của Thanh Hương và NSƯT Hoàng Hải trong bộ phim này được xem là ấn tượng và cũng là hai ứng cử viên nặng ký tại Cánh diều năm nay.

Phim Hoàng Thùy Linh đóng chính tham gia tranh giải Cánh diều 2024
Phim Không ngại cưới chỉ cần một lý do

Ngoài những “món ăn lạ” vừa đề cập, hầu hết các tác phẩm còn lại đều tập trung vào những câu chuyện quen thuộc về thanh xuân (Lỡ hẹn với ngày xanh, Chúng ta của 8 năm sau), tình yêu (Tình yêu đến cùng gió biển, Gặp em ngày nắng, Trạm cứu hộ trái tim, Không ngại cưới chỉ cần một lý do) hay tình cảm gia đình (Gia đình mình vui bất thình lình, Người một nhà). Trong số các tác phẩm này, bộ phim Gia đình mình vui bất thình lình đã đạt được thành công lớn, gây bão mạng xã hội và tạo nên “hiệu ứng cặp đôi” giữa Thanh Sơn và Khả Ngân. Phim Không ngại cưới chỉ cần một lý do đánh dấu sự trở lại của Hoàng Thùy Linh ở vai trò diễn xuất sau hơn 10 năm vắng bóng. Mặc dù có những khen chê trái chiều nhưng cặp đôi Nhan Phúc Vinh và Hoàng Thùy Linh cũng đã góp phần lớn trong việc lan tỏa bộ phim rộng rãi đến công chúng. Chúng ta của 8 năm sau lại hấp dẫn thông qua câu chuyện về tuổi trẻ sôi nổi và vui nhộn với sự góp mặt của nhiều thế hệ diễn viên như NSND Trung Anh, Mạnh Trường, Quốc Anh, Trần Nghĩa, Hoàng Hà, Minh Huyền, Ngọc Huyền, Thuỳ Anh… Còn phim Trạm cứu hộ trái tim cũng gây bão không kém với những câu thoại trở thành trend trên mạng xã hội. Hành trình chữa lành của những người phụ nữ có quá khứ đau thương trong bộ phim này cũng được thể hiện tròn trịa thông qua dàn diễn viên thực lực của hai miền Nam - Bắc: NSND Thu Hà, NSND Mỹ Uyên, NSƯT Phạm Cường, Hồng Diễm, Quang Sự…

Có thể nói, 18 tác phẩm phim truyền hình tham gia tranh giải tại Cánh diều năm nay thể hiện sự đa dạng và đầy màu sắc khi trải dài từ Bắc đến Nam, từ màn ảnh nhỏ truyền thống đến các nền tảng xem phim trực tuyến và từ những câu chuyện quen thuộc hàng ngày cho đến những vấn đề gai góc nhất trong xã hội. Những tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại Lễ trao giải vào tối 10/9/2024 tại Quảng trường Nhà hát Đó, Nha Trang và được trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến.

Phim 'Mai', 'Hai Muối' tranh giải Cánh Diều Vàng 2024 Phim 'Mai', 'Hai Muối' tranh giải Cánh Diều Vàng 2024

(TGĐA) - Đến ngày 30/8 mới ra rạp nhưng phim Hai Muối của NSƯT - ...

'Hai Muối' đối đầu với 'Quỷ Cẩu' và 'Culi không bao giờ khóc' tại Cánh diều 2024 'Hai Muối' đối đầu với 'Quỷ Cẩu' và 'Culi không bao giờ khóc' tại Cánh diều 2024

(TGĐA) - Không chỉ có những gương mặt quen thuộc và ăn khách như mọi ...

G.T