Phim truyền hình Hàn Quốc - Khởi thủy và tương lai

(TGĐA) - Hallyu yeonphung - làn sóng (hay trào lưu) Hàn Quốc từ nửa cuối thập niên 2000 đã tạo nên làn sóng hâm mộ trên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam. Qua 20 năm, Hallyu không chỉ “oanh tạc” tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, mà ở tại Việt Nam chúng ta có thể thấy được làn sóng này vô cùng mạnh mẽ và chưa bao giờ ngừng hot cả về lĩnh vực phim ảnh lẫn âm nhạc.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai 'Gỡ rối tình yêu': Cái bắt tay nhẹ nhàng giữa 2 thể loại tình cảm lãng mạn và tố tụng hình sự
phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai

Có thể nói, việc ra đời và phát triển ào ạt của làn sóng Hàn hiện nay, khiến chính những người được cho là "cha đẻ" của nó - những công ty chế tác, đài truyền hình, các đạo diễn tên tuổi ... cũng không thể ngờ đến! Làn sóng phim Hàn tạo cho khán giả khắp nơi những cảm nhận mới về đất nước và con người Hàn Quốc. Mà một trong những đánh giá cao là đất nước này có công nghệ sản xuất phim truyền hình tân tiến, hiện đại, đáp ứng được thị hiếu thưởng thức của người xem mọi độ tuổi, không biên giới...

Để có được thành quả như ngày hôm nay, phim truyền hình Hàn Quốc đã trải qua một quá trình vận động mạnh mẽ. Lịch sử phim truyền hình Hàn Quốc phát triển không khác mấy những biến đổi của nền công nghiệp truyền hình nhiều nước trên thế giới nhưng nhờ biết khai thác những thế mạnh riêng mà nay nó trở thành một hiện tượng trong khu vực.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai
Cảnh trong phim Trái tim mùa thu

Năm 1919, đạo diễn Park Seung Phil, ông chủ rạp chiếu phim Dansungsa (khu Chongno hiện nay) đầu tư 50 won cho Kim Do San thực hiện một tác phẩm Kino - Drama (phim truyện kịch) tên là Uirijeok Gutu, mở màn cho thể loại Drama của truyền hình Hàn Quốc. Trên sân khấu, các diễn viên vẫn diễn kịch như bình thường, nhưng phông màn phía sau và cảnh trí được thay bằng những hình ảnh "chiếu bóng" sống động, quay bằng phim nhựa 35mm. Tác phẩm này do Kim Do San biên kịch kiêm đạo diễn và đóng luôn vai chính. Thực hiện phần hình ảnh là nhà quay phim người Nhật Miyagawa Sounoske.

Ngày 16/2/1927, đế quốc Nhật thành lập đài truyền hình Kinh Thành (Kyungsung Bangsongkuk) phát sóng giới thiệu nền điện ảnh, kịch nghệ, âm nhạc, thể thao ... của Nhật cho người dân Hàn Quốc xem. Tuy đài truyền hình này ra đời nhằm mục đích quảng bá văn hóa và tung hô vị thế của người Nhật, nhưng người Hàn Quốc cũng ghi nhận sự tồn tại của nó, từ lúc này, họ có cơ hội tiếp cận với nghệ thuật nhiều hơn.

Sau năm 1929, những vở kịch thể loại Kino - Drama vẫn tiếp tục phát triển, nhưng sau đó, khán giả không còn mặn mà với loại hình nghệ thuật này nữa, nên những người thực hiện tách riêng phần hình ảnh, đẩy mạnh hoạt động phát triển cùng điện ảnh, còn nội dung và diễn xuất của diễn viên được gắn kết trong những phim thực hiện theo lối phóng sự, phim tài liệu ngắn.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai

Ngày 12/5/1956, HLKZ - TV, đài truyền hình đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập, là một trong 15 đài truyền hình ra đời sớm nhất thế giới và sớm thứ 4 trong khu vực châu Á, sau Nhật, Philippines và Thái Lan.

Trên kênh HLKZ phát sóng nhiều chương trình hấp dẫn về giáo dục, tin tức, dạy tiếng Anh, hỏi - đáp, hài kịch, thể thao, âm nhạc. Lúc này, HLKZ rất muốn thực hiện phim truyền hình (Drama) nhưng chưa biết cách làm, nên trên màn ảnh xuất hiện chủ yếu vẫn là những vở nhạc kịch truyền thống (tương tự hý kịch của Trung Quốc hay tuồng, chèo của Việt Nam). Một số vở kịch kinh điển của nước ngoài cũng được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ đài truyền hình HLKZ. Những tác phẩm này thường chỉ có độ dài từ 15 đến 30 phút.

Đến tháng 9/1956, sau đúng 3 tháng thành lập, HLKZ mời đoàn kịch Jaejakkukhwa xuất hiện trong Kẻ tử tù - một tác phẩm diễn xuất theo phong cách mới, không hoàn toàn giống kịch, nhưng cũng không phải là phim. Diễn viên chủ chốt của màn ảnh nhỏ thời kỳ này đa số xuất thân từ sân khấu kịch nói.

Năm 1961, Đài Phát thành & truyền hình Seoul (Seoul TV Broadcasting Station - KBS TV) ra đời, phát triển loại hình truyền hình trực tiếp, tất cả những chương trình phim truyện, kịch truyền hình ... đều phát sóng trực tiếp đến người xem. HLKZ là tiền thân của đài truyền hình KBS, nên sau khi KBS tách ra phát triển độc lập, vẫn đi theo định hướng của HLKZ, chiêu nạp nhiều gương mặt mới, đào tạo diễn viên cho truyền hình, cho điện ảnh...

Tuy KBS TV nỗ lực thực hiện những bộ phim truyền hình hay để phục vụ người xem, nhưng do tình trạng thực tế lúc bấy giờ nên trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc, lượng gia đình có máy thu hình không nhiều, nên chương trình phổ biến thu hút đông đảo khán thính giả vẫn là những vở kịch truyền thanh. Đài tiếng nói KBS lập ra nhiều chuyên mục hấp dẫn như Rạp hát hài hước, Những tác phẩm nổi tiếng... mang đến cho người dân Hàn Quốc cơ hội nghe những tác phẩm hay. Trên truyền hình lúc này, phim đa phần vẫn được dựng theo kiểu làm phim tài liệu, bắt đầu xuất hiện phim truyền hình cuối tuần, sau đó là thể nghiệm của phim truyền hình hàng ngày. Các đài truyền hình Hàn Quốc dần dần tập trung thực hiện phim dài tập, cắt bớt những phim ngắn, nhưng giờ vàng vẫn chỉ dành để chiếu phim nước ngoài.

Từ năm 1956, các nước trên thế giới đã sử dụng máy quay VTR, nhưng ở Hàn Quốc, đến năm 1964, đài truyền hình TBC (Tongyang Bangsong) mới nhập về. Đây là giai đoạn nở rộ những tác phẩm Home Drama (phim về sinh hoạt, tình cảm trong gia đình) và Melo Drama (phim lãng mạn về tình yêu đôi lứa).

Tháng 1/1965, đài KBS TV và TBC bắt đầu thực hiện việc ghi hình tại trường quay, để phát lại vào những giờ khác, chứ không còn "chiếu phim trực tiếp" như trước nữa.

Năm 1969, đài truyền hình tư nhân MBC (Mun Hwa Broad - casting Corporation) ra đời, mở màn cho sự cạnh tranh lôi kéo người xem giữa các đài truyền hình nhà nước và tư nhân.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai
Cảnh trong phim Trái tim mùa thu

Giai đoạn này, phim truyền hình đã khởi sắc cả nội dung lẫn diễn xuất của các nghệ sỹ. Năm 1970, đài TBC có phim truyền hình hàng ngày A Ssi rất ăn khách. MBC có Hãy sống ở bờ sông, Yemyng, Mullebangan ... Trong đó, thu hút đông khán giả nhất là bộ phim dài 155 tập về đề tài nông thôn Mullebangan. Đài KBS cũng không chịu thua, cho ra đời Yero. Trên kênh TBC có Lịch sử 500 năm các phu nhân thời Lý, MBC có Dì ghẻ...

Năm 1979, đài TBC đóng cửa, khán giả chỉ còn được xem phim của hai đài KBS và MBC. Giai đoạn này, nhiều phong cách sáng tác mới xuất hiện, trong đó chủ yếu là những phim về đề tài giáo dục thanh thiếu niên ... Cuộc sống và sinh hoạt của người Hàn xa xứ cũng được khai thác, song song là sự ra đời của thể loại Sitcom.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai
Poster phim Huệ duệ mặt trời

Từ năm 1990, chính phủ Hàn Quốc thông qua nhiều luật định mới về điện ảnh và truyền hình, hỗ trợ tối đa cho những doanh nghiệp truyền hình của nhà nước và tư nhân cùng hoạt động có hiệu quả.

Năm 1991, đài truyền hình SBS (Seul Broadcasting System) ra đời, mang lại một nét khởi sắc mới cho công nghệ làm phim truyền hình Hàn Quốc. Không chỉ là cạnh tranh với các đài truyền hình khác về nội dung, vì "sinh sau đẻ muộn" nên SBS phải dựa vào công nghệ hiện đại. Máy móc tối tân được nhập về nhiều hơn, kịch bản cũng được chọn lọc kỹ và để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả phim truyền hình Hàn Quốc bắt đầu thực hiện quay ngoại cảnh ở nước ngoài.

Có thể tóm gọn quá trình phát triển của phim truyền hình Hàn Quốc như sau: Thập niên 60 là thời kỳ phát sóng trực tiếp. Thập niên 70 đa dạng nhiều thể loại phim truyền hình. Thập niên 80 phát hình màu, các diễn viên chú trọng đến trang điểm, phục trang nhiều hơn. Giai đoạn này, các đài truyền hình cũng mở rộng quy mô hoạt động rộng hơn. Thập niên 90 là thu tiếng trực tiếp, thiết bị hiện đại, quay ngoại cảnh ở nước ngoài và phát triển mạnh thể loại Sitcom.

Trong thập niên 80, mọi nỗ lực của phim truyền hình Hàn Quốc vẫn chỉ là những bước thử nghiệm. Đến thập niên 90, ba hãng truyền hình MBC, KBS, SBS đều nỗ lực chứng tỏ khả năng, mở ra thời kỳ "tam quốc tranh hùng" trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai
Cảnh trong phim Chuyện tình mùa đông

Bộ phim truyền hình nổi tiếng Jungwonilki làm và phát sóng kéo dài trong 22 năm 2 tháng do hai diễn viên Choi Bul Ram (người làm chủ hôn lễ của Kim Seung Woo và Kim Nam Joo) và Kim Hye Jae đóng vai chính, là phim dài nhất trong lịch sử phim truyền hình Hàn Quốc. Đồng thời, đây là "nhân chứng" phản ánh đầy đủ những thay đổi, thăng trầm của truyền hình Hàn Quốc từ xưa tới nay.

Phim truyền hình Hàn Quốc có những bước vận động không khác nhiều so với những nước khác nhưng nhờ nỗ lực học hỏi, đầu tư nghiêm túc cộng thêm một phần may mắn từ thành công của hai bộ phim Trái tim mùa thuChuyện tình mùa đông của đạo diễn Yoon Suk Ho, nó đã vươn lên đỉnh cao, tạo ra làn sóng hâm mộ khắp nơi trên thế giới.

Làn sóng Hàn Quốc mở ra một thời kỳ phát triển mới của lịch sử phim truyền hình Hàn Quốc - thời kỳ "bành trướng" và tạo nên ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội Hàn Quốc.

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai Màn ảnh Hàn tháng 4: Park Min Young hay Ji Soo sẽ chiếm sóng?

(TGĐA) - Trong tháng 4, màn ảnh nhỏ xứ Hàn bên cạnh những bộ phim ...

phim truyen hinh han quoc khoi thuy va tuong lai Làn sóng Hallyu từ truyện tranh: Không chỉ có thần tượng lãng mạn

(TGĐA) - Trên màn ảnh nhỏ xứ Hàn, khi dòng phim lãng mạn đang dần ...