Talkshow 'Trò chuyện đêm khuya' ở Mỹ: Những điều có thể bạn chưa biết

(TGĐA) - Tại Mỹ, từ lâu, tự thân các chương trình trò chuyện đêm khuya đã mang tính “nghi lễ ban đêm” và “biểu tượng trước khi ngủ” của nhiều người Mỹ với các chủ nhân nổi tiếng như Stephen Colbert, Jimmy Fallon, Jimmy Kimmel; kế thừa Jay Leno, David Letterman… và xa hơn là Carson, Steve Allen, Dick Cavett. Tiến sĩ Robert Thompson, nhà nghiên cứu truyền thông giảng dạy truyền hình và văn hóa đại chúng tại Đại học Syracuse nhận định trong một cuộc phỏng vấn: “Thật khó tin khi các chương trình này không thay đổi nhiều kể từ khi chúng bắt đầu. Nó vẫn nhằm mục đích quảng bá một số ý tưởng về trang trí phòng khách kiểu Mỹ; nơi các chủ nhân, tức người dẫn chương trình thường ngồi sau bàn làm việc!”.

'Mặt đối mặt': Talkshow 'mới toanh' lên sóng, khai thác nhiều chủ đề 'nóng' 'Mặt đối mặt': Talkshow 'mới toanh' lên sóng, khai thác nhiều chủ đề 'nóng'
Ra mắt talkshow 'Love Wins - Vì yêu mà cưới' dành riêng cho các cặp đôi LGBT Ra mắt talkshow 'Love Wins - Vì yêu mà cưới' dành riêng cho các cặp đôi LGBT
1. Johnny bên phải là người dẫn chương trình trò chuyện đêm khuya lâu nhất với 4 thập kỷ dẫn “The Tonight Show” từ sau chiếc bàn
Johnny bên phải là người dẫn chương trình trò chuyện đêm khuya lâu nhất với 4 thập kỷ dẫn The Tonight Show từ sau chiếc bàn

Trong gần 7 thập niên, những người dẫn chương trình trò chuyện đêm khuya ở Mỹ (chủ nhà) thường ngồi sau chiếc bàn gỗ lớn, còn khách mời ngồi trên ghế đệm hoặc đi văng phía bên phải họ trong “phòng khách” của phim trường. Phía sau, phông nền thường giống một không gian mở bên ngoài; và xung quanh được chiếu sáng rực rỡ, điểm xuyết bằng những chiếc ly trên bàn hoặc một vài cây trồng trong nhà đặt đúng vị trí như show của danh hài Johnny Carson.

Khi chương trình trò chuyện đêm khuya ra mắt lần đầu vào năm 1949, đêm khuya dần trở thành thời điểm dành cho các chương trình tạp kỹ như The ed sullivan show, đối nghịch với các chương trình trò chuyện ban ngày như The today show. Các chương trình tin tức thời sự ban đêm mất dần chỗ đứng. Nhưng mức độ thành công lúc đó còn rất thấp, vì hiều người quen đi ngủ vào thời điểm này. “Chỉ một thời gian ngắn, chương trình trò chuyện đêm khuya đã trở thành cách giết thời gian tốt nhất cho những người quen thức khuya. Sau đó là những người tò mò muốn biết những gì đang xảy ra sau 11h30 trên TV, ngoài tin tức thời sự”, người dẫn chương trình Conan O'Brien nhận xét trong tuyên bố kết thúc chương trình riêng của mình trên đài TBS.

2. Diễn viên hài Steve Allen giới thiệu bàn thử nghiệm chương trình “Tonight Starring Steve Allen”
Diễn viên hài Steve Allen giới thiệu bàn thử nghiệm chương trình Tonight starring Steve Allen

Ngày nay, các chương trình trò chuyện đêm muộn đã được đưa lên cả truyền hình cáp. Có thêm nhiều phụ nữ và người da màu tham gia dẫn chương trình hơn, ví dụ chương trình rating cao ngất của tỉ phú da đen Oprah Winfrey và chương trình mới do Youtuber nổi tiếng Lilly Singh phụ trách. Chủ nhà thì thay đổi mạnh mẽ, nhưng thiết kế chiếc bàn trò chuyện hầu như ít thay đổi. Số người dẫn chương trình cố gắng loại bỏ “công thức cũ” như Bill Maher (ông ngồi giữa các khách mời thay vì đối diện họ trong chương trình Politically incorrect của thập niên 90) không nhiều. Năm ngoái, Samantha Bee giải thích lý do chương trình tuần Full frontal của cô không có chiếc bàn “Vì cách bày biện truyền thống này quá hạn chế!”. Năm 1950, diễn viên hài Steve Allen là người đầu tiên giới thiệu “chiếc bàn talkshow” trong chương trình Tonight starring (anh còn pha nước và đập bánh cho khách của mình!) và chiếc bàn này tồn tại cho đến tận hôm nay. Keith Raywood, nhà thiết kế sản xuất phim, nhận xét: “Hầu như tất cả chương trình đêm khuya đều có cùng một công thức. Chỉ có con người và trang phục khác nhau”.

Ít ai biết, người đi tiên phong của chương trình trò chuyện đêm khuya là một phụ nữ. Đó là nữ diễn viên Faye Emerson, khi bà tổ chức các cuộc phỏng vấn và bình luận chính trị vào năm 1949 trong chương trình The faye emerson show, từ một chiếc ghế dài trong phòng khách. “Không may, phụ nữ bị loại không lâu sau đó, vì các nhà quảng cáo muốn những người nội trợ xem chương trình nhiều hơn” – nhà sử học truyền thông Maureen Mauk giải thích trong cuốn sách mới The story of late night. Mauk viết: “Đàn ông bắt đầu thống trị các chương trình đêm khuya suốt nhiều thập niên”.

Và đột phá mới nhờ đại dịch

3. Diễn viên Joan Rivers cùng người dẫn chương trình da màu nổi tiếng Oprah Winfrey
Diễn viên Joan Rivers cùng người dẫn chương trình da màu nổi tiếng Oprah Winfrey

Năm 1986, nữ diễn viên Joan Rivers mon men đưa phụ nữ quay trở lại bằng chương trình trò chuyện The late show starring Joan Rivers mang tên cô nhưng kênh Fox đã hủy bỏ sớm vào năm sau (Trước đó, Joan Rivers thường là khách mời dẫn chương trình chung với Johnny Carson trong The tonight show). Một thập kỷ sau, Cynthia Garrett mới dành lại được vị thế cho phụ nữ bằng chương trình Later trên kênh NBC nhưng “chết yểu” chỉ sau một mùa. Theo The story of late night, Jack Paar, người kế nhiệm của Allen, đã làm cuộc cách mạng khác khi thêm các nội dung: độc thoại, phỏng vấn và biểu diễn và chương trình đêm khuya để tăng sức hấp dẫn. Nhưng chính Johnny Carson của The tonight show” trong hơn 40 năm, bằng sự duyên dáng, thân thiện với gia đình của mình đã tạo ra cuộc bứt phá thật sự cho các chương trình trò chuyện đêm muộn. Raywood nhận xét: “Sẽ kém dân chủ và kém bình đẳng hơn, nếu chủ nhân cứ ngồi sau bàn làm việc, tức ở vị trí cao hơn khách mời. Khách và chủ phải gần gũi hơn”. Cavett, phụ trách nhiều chương trình trò chuyện đêm khuya thích ngồi chung và thoải mái với khách để tương tác cá nhân tốt hơn.

5. Arsenio Hall (với Eddie Murphy), người da đen dẫn chương trình khởi xướng việc không dùng chiếc bàn
Arsenio Hall (với Eddie Murphy), người da đen dẫn chương trình khởi xướng việc không dùng chiếc bàn

Năm 1989, Arsenio Hall, trở thành người da đen đầu tiên dẫn chương trình trò chuyện đêm khuya. Cô thích ngồi sát những vị khách của mình trên một chiếc ghế dài và có các cử chỉ rất thân mật. Thompson xem tư thế này là “thủ thuật” rất tốt để “moi hết tâm tư” của khách. “Đó là một trong những lý do khiến The arsenio hall show có sức hút như… dòng điện giàu năng lượng”.

Một số sáng tạo được chú ý nhất trong các chương trình trò chuyện đêm khuya là “nhái” phiên bản gốc. Đó là trường hợp của Fernwood 2 Night do Norman Lear phụ trách từ năm 1977, và “cháu” của nó, chương trình Between two ferns của Zach Galifianakis phát sóng từ năm 2008 (nhắc người ta nhớ đến bố trí cây xanh trong chương trình của Carson). Tổng thống Obama được loạt phim Funny or die của Galifianakis cho mặc bộ đồ đen đơn giản với hai cây dương xỉ xanh cao chót vót đã ngạc nhiên khi biết về số người xem. Một cuộc cách mạng khác của phòng trò chuyện được Eric Andre đưa vào chương trình bơi lội dành cho người lớn The Eric Andre show ra mắt vào năm 2012, được xem là “trội” hơn cuộc cách mạng của Steve Allen. Nhưng Thompson lưu ý: “Chỉ gần đây, một sự thay đổi đáng kể khác trong thiết kế bối cảnh chương trình đêm khuya mới xảy ra, nhờ vào đại dịch coronavirus, khi chương trình bị thu nhỏ lại và cả chủ lẫn khách đều làm từ nhà riêng thay vì tập trung tại phòng khách của phim trường. Ví dụ, Colbert của The late show trên CBS quay chương trình trong bồn tắm nhà riêng và Meyers quay ở nhà vợ cho Late night phát trên NBC.

6. Eric Andre và Semere Etmet trong The Eric Andre Show Live!
Eric Andre và Semere Etmet trong The Eric Andre show live

Trò chuyện đêm khuya sẽ nhớ mãi sự thay đổi bắt buộc nhưng lại tạo ra cuộc cách mạng mới trong thời đại dịch. Việc giải phóng khỏi phòng khách phim trường là điều tốt, sáng tạo của các chương trình trò chuyện đêm khuya phiên bản mới. Thay vì bó rọ trong phim trường, chương trình có thể quay từ bất cứ đâu và chia sẻ với khán giả ngôi nhà riêng của cả chủ lẫn khách. Đôi khi, nói chuyện với Arnold Schwarzenegger từ nhà của ông còn thú vị hơn là thấy ông đi lang thang trong phòng khách phim trường. Raywood xem đây là tín hiệu cho thấy sau hơn 70 năm trung thành với cách làm cũ, công thức cũ, các chương trình trò chuyện đêm khuya đã đến lúc biết tự đổi mới mình.

“Định dạng rập khuôn cho chương trình truyền hình đêm khuya đang thay đổi. Mỗi thế hệ có một cách nhìn, cách ăn mặc, xu hướng âm nhạc… khác nhau. Cứ theo một motif cũ là không đúng. Muốn vậy, phải có các nhà sản xuất và dẫn chương trình dũng cảm, dám thay đổi”.
'Mặt đối mặt': Talkshow 'mới toanh' lên sóng, khai thác nhiều chủ đề 'nóng' 'Mặt đối mặt': Talkshow 'mới toanh' lên sóng, khai thác nhiều chủ đề 'nóng'

(TGĐA) - Mặt đối mặt là chương trình kết hợp giữa talkshow và gameshow xoay ...

'Hồi đó': Talkshow gợi nhớ về những kỷ niệm của lứa 8x 'Hồi đó': Talkshow gợi nhớ về những kỷ niệm của lứa 8x

(TGĐA) - Hồi đó – talkshow mới toanh được phát sóng độc quyền trên hệ ...

Ra mắt talkshow 'Love Wins - Vì yêu mà cưới' dành riêng cho các cặp đôi LGBT Ra mắt talkshow 'Love Wins - Vì yêu mà cưới' dành riêng cho các cặp đôi LGBT

(TGĐA) - Từ câu chuyện của những cặp đôi LGBT, Love Wins - Vì yêu ...

Trung Nguyên