Thanh Bạch và những chuyện chưa kể

(TGĐA) - Hẹn anh buổi sáng tại một quán cafe ven thành phố, vẫn với một nụ cười tươi rói của một MC lừng lẫy nhưng đầy thân thiện. Hộ tống anh là cả một ê kíp, trong đó đặc biệt nhất là có một cô gái cầm theo cây quạt to đùng, kèm theo những hộp kẹo, anh phát tặng cho từng người khiến cả quán cafe sôi động hẳn lên bởi sự năng nổ vui tươi của chính anh.    

thanh bach nhung dieu chua ke NSƯT Thanh Bạch: Diễn hài mà khán giả thích thú thì 'sống', không cười thì 'chết'
thanh bach nhung dieu chua ke MC Thanh Bạch: 'Giờ đây tôi là phiên bản mới của chính mình'

Người giàu năng lượng

Lý giải vì sao khi đi anh phải đem theo cây quạt, anh cười bật mí luôn: “Anh có một biệt danh ít ai biết: Vua mồ hôi, bởi thế mỗi lần đi thu hình phải đem theo nhiều loại quạt lớn nhỏ đủ kích cỡ để giải quyết vấn nạn này. Điều này hơi bất tiện nhưng anh không buồn phiền lắm, bởi trong giới nghệ sĩ cũng có vài đồng nghiệp giống anh là Lam Trường và đạo diễn tất My Loan, lúc nào cũng đổ mồ hôi y như anh vậy…

thanh bach nhung dieu chua ke

Anh bảo: “Có lúc ghi hình từ 9 giờ sáng đến 3 giờ đêm mà anh như người không hề biết mệt, cứ như một đứa trẻ giàu năng lượng, nhiều người thắc mắc và anh tự khoe: Làm việc gì, anh cũng xem nó như một trò chơi đa dạng đầy hấp dẫn, chính sự đam mê này giúp tôi có được giàu năng lượng như thế. Cả ngày trời, tôi có thể trò chuyện với từng người, nghịch ngợm với tất cả mọi thứ đạo cụ có sẵn trong phim trường, rồi làm hoạt náo cả trường quay, có lẻ chính những trò tinh quái “trẻ con” này đã giúp anh có được nội lực phi thường".

Từng sản xuất chương trình tại gia từ năm 15 tuổi

Từ năm lớp 10 anh đã mê Trần Văn Trạch - một quái kiệt thời trước 1975, người có thể làm tất cả mọi thứ trên sân khấu… hát hay, đàn giỏi, hát tiếng Pháp tự sáng tác, làm tiếng động… có thể đem xen kẽ mọi thứ lên chương trình, ông được xem là vua hoạt náo, vua dẫn chương trình. Thời đó, còn có La Thoại Tân, Trần Quang… là những người góp phần làm đa dạng sân khấu, lúc đó Thanh Bạch chỉ mơ được nắm tay họ thôi là đủ hạnh phúc rồi, vậy mà không ngờ đến giờ gần như anh đã thỏa mãn mọi ước mơ khi được làm việc với hầu hết các thần tượng mình yêu thích.

thanh bach nhung dieu chua ke

Anh kể tiếp: “Khi nhỏ sống ở Vĩnh Long, nhưng tâm hồn cứ như vọng về Sài Gòn, luôn cập nhật những thông tin mới nhất, sưu tập tất cả các băng đĩa, casxe mới nhất, sẵn sàng làm hết tất cả các công việc của ba giao, chỉ với một điều kiện duy nhất: Mua cho anh cái đĩa mới phát hành là được ngay.

Với anh, mỗi lần nhận được cái đĩa từ ba là xem như điều kỳ diệu đang đến với mình, lúc đó ba là tất cả. Khi có quá nhiều đĩa cát sét, anh gần như mở được “Đài phát thanh” tại nhà. Anh thấy được sự quyền năng của giọng nói, tự thu âm, tự giới thiệu, tự điều chỉnh nút tắt mở, rồi tự làm chương trình thay đổi theo ý mình. Và cũng từ đó mình trở thành một MC, một biên tập, một kỹ thuật viên lúc nào cũng không hay. Mãi đến khi mình đi học từ Liên Xô về, cũng đảm nhận làm MC trên truyền hình, bà con thấy vậy mới bảo: Trời ơi, tưởng nó đi học nước ngoài trở về làm cái gì, ai dè nó cũng làm y chang cái nghề hồi nhỏ nó làm hoài….

Đam mê rất mãnh liệt như thế, nhưng ở nhà ba anh và cả gia đình không muốn anh theo nghề văn nghệ mà muốn anh đi theo nghề kỹ sư điện của ba, và bắt anh học ban toán, nhưng anh mê nhất là môn văn. Thế là sau nhiều lần suy nghĩ, chỉ còn cách năn nỉ cầu cứu với ba anh. Khi nhìn cái mặt méo xẹo của “thằng nhóc Bạch” là ba anh đã hiểu chuyện, thế là ông tuyên bố: “Thôi, mày thích gì thì làm việc đó đi…”. Thế là anh tập trung ba môn Văn Sử Địa để thi vào trường Sân khấu.

thanh bach nhung dieu chua ke

Từng là thầy của… sao

Mới học được một năm là anh “bị tống” đi Liên Xô, học được một năm nữa chuyển từ đạo diễn kịch nói sang đạo diễn tạp kỹ, thế là học một rừng môn, mà phải học cho thật giỏi. Có lẽ nhờ vậy mà sau gần 40 năm sử dụng nghề đã học, anh vẫn chưa sử dụng hết ngón nghề của mình.

Anh tâm sự: “Lúc mới đầu về Việt Nam, được cắt cử dạy ở trường Sân khấu 2, là giảng viên chính của các lớp học. Ở Bạc Liêu thì có Ngọc Sơn, ở Tiền Giang thì có Lý Hải, Quyền Linh, Sài Gòn có Trần Sang, có Phước Sang, Huỳnh Phúc Điền… tất cả đều là học trò ruột và sau này toàn là nhân tài của làng showbiz”.

Ở những năm 1985 – 1986, lúc đó khó khăn lắm, giáo viên như anh đi mua hàng phải mua bằng tem phiếu. Chính vì khó khăn quá nên anh buộc phải nhận thêm show. Thời đó rất thịnh những bài hát Nga, thế là với vốn sở trường từ Nga về, an đăng ký hát bài: Triệu đóa hoa hồng và trở nên ăn khách lạ thường. Lúc đó, anh còn sáng tác thêm tiểu phẩm: Dòng suối tiên với cách diễn và kể chuyện dí dỏm đã trở thành tiết mục ăn khách nhất.

thanh bach nhung dieu chua ke

Gian nan… thử việc

Lúc đó bầu show nghe đồn tôi có tiết mục hay cứ kêu đi diễn suốt, nhưng tuyệt nhiên không ai kêu anh đi làm MC chương trình, dù đây là nghề chính thức của anh. Thời đó, MC chỉ cần ngồi hậu đài, giới thiệu tên ca khúc, tên ca sĩ và tên tác giả là đủ rồi, không ai cần MC cả.

Nhưng tiếng đồn vang xa, khiến đạo diễn Tất My Loan mời Thanh Bạch về đoàn Ca nhạc nhẹ tháng 8 nhằm làm mới chương trình. Được cờ trao tay, anh đem sở học giới thiệu theo cách riêng của mình, sôi động, hoạt náo làm tưng bừng nhiều chương trình anh đảm nhận. Nghe danh, bầu sô ở Nhà hát Hòa Bình mời anh qua làm thử, nếu ổn sẽ mời luôn, còn không thì xem như… chơi cho biết.

thanh bach nhung dieu chua ke

Lần đó, vừa bước ra sân khấu, anh thấy khán giả sao mà mênh mông quá, mỗi tiết mục giới thiệu mà cứ chạy ra chạy vô hoài cũng phát mệt, thế là phải tìm cách làm cho khác với người ta. Nghĩ là làm, có lúc anh đi kịch câm từ hậu đài ra sân khấu, có lúc đọc thơ giới thiệu… bài hát, rồi đeo mặt nạ, mắt kiếng có đèn chớp cho khác với người ta. Khán giả bên dưới xem riết thành thói quen, nên cứ ráng chờ xem “ông MC” này ổng sẽ làm trò gì cho tiết mục sau… cứ thế họ cười, họ vui… suốt cả chương trình.

Diễn xong anh quản lý nhà hát phán một câu mà tới giờ nhớ lại anh vẫn vui: “Em ơi, tối nay em ở lại làm MC cho chương trình luôn nhé…”.

Và Nhà hát lúc đó rất đắt show, cứ đến thứ bảy, Chủ nhật là tăng cường 2 suất sáng và tối liên tục mấy tháng trời.

Những sự cố nhớ đời

Về với “thánh đường” là nhà hát Hòa Bình, nên anh luôn muốn tạo điều lạ. Có lúc anh đề nghị treo anh lơ lửng trên nóc nhà hát thả xuống giới thiệu chương trình cho nó hấp dẫn. Cứ sân khấu mở màn, từ trên cao anh từ từ… hiện xuống, nhạc chào tưng bừng, khán giả vỗ tay quá trời. Nhưng có một hôm, đang lơ lửng giữa chừng, sân khấu cúp điện, thế là anh tòn ten cả buổi trên sân khấu… lỡ quân lỡ quan như thế, khán giả cười quá trời, đến khi có điện trở lại: chương trình không biết bắt đầu từ đâu, vì ông MC kẹt ở trên nóc rồi, nhanh trí, anh nhìn vô khán phòng rồi giới thiệu luôn: Kính thưa quý vị khán giả, sau đây sẽ là tiết mục: Đưa em xuống thuyền… Và ca sĩ từ trong hậu đài làm động tác chèo thuyền bơi ra trong bóng đêm, còn anh từ từ hạ xuống trong nỗi lo âu tột cùng của lãnh đạo.

thanh bach nhung dieu chua ke

Đến chương trình thi Hoa hậu, đang lúc giới thiệu ngon lành, một con kiến tự nhiên bay thẳng vào mắt anh, cay xé đau xốn không sao tả được, và tất nhiên là không thấy đường, anh lờ mờ đọc đọc tên thí sinh: Trương Thúy Trinh thành Trương… Thúi Trinh, khiến cả khán phòng vỡ òa tiếng cười, ban tổ chức thì xanh mặt và khi kết quả cô này chỉ đoạt giải Á hậu chứ không được Hoa hậu như dự đoán. Cô gái khóc nức nở, người nhà thì mắng té tát, và mọi chỉ trích đều dồn vào tay MC đọc ẩu, làm mất vương miệng Hoa hậu của cô ấy. Lần đó anh xay xẩm cả đêm dài.

Đến chương trình Giai điệu tình yêu, anh xem đây là một cuộc cách mạng của nghề MC, vì anh được quyền bay bổng với những lời đọc bay bổng của mình. Trước khi chương trình phát sóng, anh thông báo cho người nhà, bạn bè thân thiết đón xem… Khi chương trình phát, người xem chờ hoài chỉ anh anh xuất hiện khúc đầu nói vài câu và cuối chương trình tạm biệt khán giả mà thôi, còn lại chỉ thấy hàng chữ hiện lên bên dưới nhằm giới tên người hát, tên bài hát… Hỏi ra mới biết vì anh nói “bay bổng” dư thời lượng đến 15 phút nên đài phải cắt hết. Lần đó gặp ai anh cũng rối rít xin lỗi vì sự cố.

Thành tích từ những chương trình đột biến

Giờ nhớ lại các chương trình: Nốt nhạc vui đoạt Huy chương vàng, Chuyện nhỏ được giải Mai vàng, rồi Những người thích đùa được giải: Cù nèo vàng… anh cảm thấy rất cảm ơn Đài truyền hình đã tạo điều kiện cho anh, và tới giờ anh cũng không hiểu tại sao lúc đó mình có thể làm nổi nhiều việc đến như vậy.

Anh kể: “Không khí của chương trình Bảy nốt nhạc lúc đó sôi động kinh khủng lắm, có hơn 3 ngàn khán giả có mặt trên khán đài của nhà thi đấu Tân Bình cổ vũ. Cứ mỗi lần mời khán giả lên khán đài, là anh luôn mời những ai ăn mặc đẹp nhất, lộng lẫy nhất lên sân khấu, cho nên rất nhiều khán giả đến thu hình ai cũng chọn cho mình những bộ cánh nổi nhất... bởi hầu như ai cũng muốn hát, muốn diễn trên một sân khấu náo nhiệt như thế, chương trình này kéo dài suốt 5 năm.

thanh bach nhung dieu chua ke

Đến chương trình Đi tìm ẩn số với giải thưởng 100 triệu nó là một gu khác, bí ẩn, hồi hộp đầy hấp dẫn, nội việc trang phục anh phải đầu tư hàng trăm bộ trang phục, bởi nó kéo dài 12 năm, mỗi năm 52 tập. Thế mới biết đầu tư cho chương trình cũng là một điều nan giải.

Với anh, gameshow lúc đó rất ăn khách, nên nhà Đài của mình cũng phải cử người đi khắp nơi để săn lùng các chương trình hấp dẫn. Nắm bắt xu hướng, thị hiếu của khán giả, sắc màu nào cần cho nhiều tầng lớp khán giả từ nhỏ đến lớn tuổi và một điều quan trọng nhất là tính giáo dục luôn được nhà đài chú ý rất kỷ lưỡng.

Ẩn tượng mạnh với… Thành Lộc

Với chương trình Những người thích đùa được lấy từ những ý tưởng ở Báo Tuổi trẻ cười, nhất là sự có mặt của NSƯT Thành Lộc phải nói là quá tuyệt vời. Lộc diễn một cách say mê, bay bổng… trong tiểu phẩm Hoa hậu về thăm lại trường xưa... sự ỏn ẻn, sự ngây thơ sự “dài dòng” màu mè và cả sự đỏng đảnh của nhân vật Hoa hậu khiến khán giả cười nghiêng ngả. Nhưng diễn các tiết mục này rất mạo hiểm, bởi khi xem khán giả cười té ghế, cười đứt ruột luôn, nhưng vì nó châm biếm mạnh quá khiến mấy sếp tại chổ có tật dễ… giật mình, và điều này vô tình làm họ chịu những nỗi đau và thậm chí là tổn thương. Thế là những người thích đùa chỉ diễn theo từng đợt vào các dịp lễ hoặc ngày Tết và phải chọn lọc dữ lắm.

Phong cách diễn ở Những người thích đùa được xem là một sự thành công khi kết hợp cả hai nền văn hóa Nga - Việt, nó như một hạt giống tốt được dồn nén suốt 6 năm trời học ở nước Nga, rồi về nước phải long đong thêm một năm trời để tìm hướng đi. Và đến giờ anh vẫn tự nhủ, sự thành công này nhờ vào một tập thể mạnh, giỏi nghề và nhất Đài truyền hình đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp anh có được hình ảnh đẹp trong lòng công chúng.

thanh bach nhung dieu chua ke NSƯT Thanh Bạch: Diễn hài mà khán giả thích thú thì 'sống', không cười thì 'chết'
thanh bach nhung dieu chua ke MC Thanh Bạch: 'Giờ đây tôi là phiên bản mới của chính mình'

Phạm Lữ