Cụ thể, nhiều người chơi tựa game nổi tiếng Âm Dương Sư phát hiện một số ca khúc nhạc nền của Trường Nguyệt Tẫn Minh có độ trùng lặp cực cao với các bài nhạc nền trong game. Cụ thể hơn, tập 25 trong phim xuất hiện nhạc nền tương tự Người trong tim ta của tựa game phát hành bởi NetEase. Theo các cư dân mạng thạo nhạc, mức độ tương đồng thậm chí cao đến mức cách 5 - 6 nốt mới đổi khác một nốt.
|
Đoàn phim cho biết sẽ xóa đoạn nhạc gây tranh cãi |
Trước sự lên án của cộng đồng, phía đoàn phim cho biết sẽ xóa đi đoạn nhạc gây tranh cãi trong tập 25. Tuy vậy, sự việc không vì thế mà êm xuôi. Ngay sau đó, bản nhạc nền xuất hiện trong tập 29 Trường Nguyệt Tẫn Minh lại bị phát hiện sao chép Thiên ma trở về của Âm Dương Sư. Đến đơn vị phát hành của game cũng phải đưa ra thanh minh không hề ủy quyền cho đoàn phim sử dụng nhạc và đồ họa trong game, đồng thời cho biết sẽ nhờ luật sư tham gia vào vụ việc.
|
Phía game phủ nhận ủy quyền âm nhạc cũng như hình ảnh và cho biết sẽ làm việc với đoàn phim thông qua luật sư |
Được đà xông lên, cư dân mạng thay nhau đưa ra nghi vấn phim sao chép ở nhiều phương diện khác. Đầu tiên là tạo hình của nữ chính Lê Tô Tô trong cơ thể Diệp Tịch Vụ có phối màu tương tự với một skin Hoa Điểu trong game. Ngoài phối màu mang tính phổ biến cao nên chưa thể xác định sao chép ra, chiếc đàn Không Hầu của Lê Tô Tô lại có hình dáng, màu sắc y hệt game. Đáng nói hơn, các mẫu đàn Không Hầu trong lịch sử có hình dáng khác hoàn toàn, nên fan phim không thể dùng lý lẽ "tạo hình đàn này phổ biến trong lịch sử" để bao biện.
|
Phối màu trang phục tuy tương tự nhưng được bỏ qua vì khá phổ biến |
|
Hiện vật đàn Không Hầu trong lịch sử, tranh cổ (bên trái), trong Âm Dương Sư (phía trên bên phải) và trong Trường Nguyệt Tẫn Minh (phía dưới bên phải) |
Trừ đàn Không Hầu, trang sức hình chim trên tóc nhân vật Tang Tửu do Lê Tô Tô/Diệp Tịch Vụ nhập vai ở giấc mộng Bát Nhã Phù Sinh cũng gây khó hiểu cho nhiều người xem vì tạo hình gần như sao chép 1:1 từ Âm Dương Sư. Tang Tửu vốn là công chúa tộc trai, không hiểu sao sau khi nhập ma vì cả tộc bị giết, cô nàng lại đeo trang sức hình chim. Điều này không có bất cứ cách giải thích nào hợp lý kể cả trong phim hay truyện, do đó niềm tin của khán giả vào nghi vấn "đạo nhái" ở tạo hình này càng được củng cố hơn.
|
Công chúa tộc trai nhưng lại đeo trang sức hình chim? |
|
Tạo hình, bố cục của game đi theo cốt truyện, còn của poster phim thì giống game một cách không rõ nguyên do |
Không riêng gì đạo cụ, tạo hình, đến phần đồ họa kiến trúc, kỹ xảo pháp thuật của Trường Nguyệt Tẫn Minh cũng tham khảo không ít từ Âm Dương Sư. Trong đó, cảnh đám cưới của Tang Tửu và Minh Dạ được cho là giống Âm Dương Sư từ đồ họa kiến trúc, phối màu bối cảnh và phối màu trang phục. Poster nam nữ chính ngồi đối diện nhau cũng trùng lặp với một bố cục thiết lập game. Thậm chí kỹ xảo pháp thuật từng khiến người xem trầm trồ ngay đầu phim cũng không thoát khỏi số phận "học hỏi" từ chỗ khác.
|
Tìm điểm khác nhau giữa hai bức ảnh có vẻ khó hơn là tìm điểm giống |
|
Các điểm giống nhau hiện nay đã nhiều đến nỗi khó thống kê vào chung một bức hình |
Ngoài đạo nhái game, từ khi lên sóng đến nay, Trường Nguyệt Tẫn Minh đã vướng nhiều lùm xùm trong việc sao chép tình tiết phim, tranh ảnh ở phần intro đầu phim... Khi bị tác giả gốc hay cư dân mạng phát hiện, đoàn phim thường xử lý nguội bằng cách âm thầm xóa đi thay vì xin lỗi công khai và bồi thường tổn thất cho tác giả gốc hay đơn vị liên quan. Vì động thái biết sai không sửa này, hiện nay phim đang bị lên án trên khắp các mạng xã hội Trung Quốc và được cư dân mạng thân ái tặng cái tên "Trường Nguyệt Tẫn chép".
|
Một tác giả gốc phát hiện mình bị sao chép khi mở phim lên xem trong bữa ăn |
|
Đoàn phim chỉ liên hệ để thông báo xóa tranh gây tranh cãi, không xin lỗi hay bồi thường tác giả |