(TGĐA) - CGI của Thor: Love and Thunder nhận về những chỉ trích nặng nề từ khán giả và giới chuyên môn nhưng thực tế, vấn đề nằm ở công nghệ kỹ xảo không phông xanh mới.
‘Thor: Love and Thunder’ dở tệ nhưng tại sao vẫn kiếm được bộn tiền? | |
'Thor: Love and Thunder': Thần Sấm tái xuất trong bom tấn hoành tráng, hài hước và đầy cảm xúc |
Theo giới chuyên môn, kỹ xảo của Thor: Love and Thunder bị ảnh hưởng nặng do phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Volume mới của Disney. Đây không phải là lần đầu tiên những bom tấn Marvel bị chỉ trích về vấn đề này, tuy nhiên với Thor 4, mọi chuyện còn “đi xa” hơn thế khi chính đạo diễn kiêm biên kịch Taika Waititi cũng thừa nhận vấn đề và thậm chí, công khai chế giễu những cảnh trong phim của mình.
Những lời chỉ trích công khai của Waititi đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều từ khán giả. Một số đồng ý với quan điểm của anh, trong khi những người khác tỏ ra tức giận và cho rằng các nhân viên VFX cần được hãng phim đối xử tôn trọng hơn.
Kỹ xảo của Thor: Love and Thunder bị chỉ trích nặng nề |
Những bình luận của Taika Waititi dù gây tranh cãi nhưng đã thực sự chỉ ra vấn đề về hiệu ứng hình ảnh của Thor: Love and Thunder. Rõ ràng có điều gì đó không ổn trong bộ phim và vấn đề nằm ở công nghệ kỹ xảo không phông xanh mới Volume.
Thor: Love and Thunder lạm dụng công nghệ Volume
Thor: Love and Thunder sử dụng Volume, công nghệ mới được tạo ra cho bộ phim The Mandalorian đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo trong các sản phẩm của Disney. Được phát triển bởi ILM, Volume về cơ bản là một sự thay thế cho màn hình xanh. Các diễn viên sẽ diễn xuấ trước màn hình LED lớn hiển thị phông nền, bối cảnh như thật. Đối với các studio, công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tìm địa điểm, tạo bối cảnh. Nó cũng được các diễn viên khen ngợi vì đã giúp họ diễn xuất tốt hơn bởi giờ đây, họ không phải tưởng tượng ra bối cảnh mà thay vào đó, họ có thể nhìn về phía sau và tương tác với các hình ảnh. Chris Hemsworth đặc biệt lưu ý rằng anh ấy thích quay những cảnh lấy bối cảnh ở Thành phố Toàn năng, vương quốc của các vị thần vì anh có thể thoải mái tận hưởng và diễn xuất với bối cảnh sử dụng công nghệ Volume đó.
Vấn đề chính nằm ở việc bộ phim đã quá lạm dụng Volume - một công nghệ kỹ xảo mới đầy lạ lẫm |
Về lý thuyết, Volume giúp mọi bộ phim hoặc chương trình truyền hình đều hiển thị chất lượng tương tự như The Mandalorian. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có những điểm hạn chế. Vì là một công nghệ mới, các đạo diễn và nhà quay phim buộc phải tìm cách thích ứng với nó. Volume khuyến khích việc tạo ra những khu vực diễn xuất nhỏ hơn bối cảnh xa hoa phía sau, bối cảnh mà họ không bao giờ tiếp xúc. Hơn nữa, phông nền này tác động đến kỹ thuật chiếu sáng truyền thống khiến mọi thứ khó “ăn khớp” với nhau hơn và sự khác biệt về chất lượng có thể thấy rõ bằng mắt thường. Do đó, vấn đề với hiệu ứng hình ảnh của Thor: Love and Thunder không hoàn toàn nằm ở CGI. Thay vào đó, trách nhiệm thuộc về toàn bộ đội sản xuất (bao gồm cả đạo diễn), những người đang làm quen với công nghệ mới.
Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến kỹ xảo của Thor: Love and Thunder?
Câu trả lời là có. Dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng buộc Marvel phải sản xuất Thor: Love and Thunder trong một “bong bóng” khép kín. Đó là lý do tại sao con cái của các ngôi sao lại xuất hiện trong phim; sự xuất hiện của họ không chỉ là những “quả trứng Phục sinh” thú vị, mà còn là cách giới hạn số lượng gia đình bên trong bong bóng. Điều này phần nào dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào Volume trong quá trình sản xuất, một sự thay thế cho việc quay phim tại các địa điểm có thật trong thời điểm việc di chuyển và tập hợp đám đông là khá khó khăn. Có thể, một số vấn đề về kỹ xảo của Thor: Love and Thunder sẽ được giải quyết nếu bộ phim được quay vào thời điểm không dịch bệnh.
Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bộ phim |
Kỹ xảo tồi của Thor: Love and Thunder phản ánh vấn đề của ngành điện ảnh
Kỹ xảo “bất ổn” trong Thor: Love and Thunder không chỉ là vấn đề của riêng bộ phim mà còn phản ánh những vấn đề lớn hơn của ngành điện ảnh. Ngành công nghiệp VFX hiện đại chỉ mới có tuổi đời khoảng 20 năm, và người lao động không có một “liên minh” đủ mạnh để đứng lên đấu tranh cho những quyền lợi của mình. Các hãng phim có xu hướng tận dụng sơ hở này và Marvel chính là một hãng phim như vậy. Một cựu nhân viên chuyên làm VFX cho Marvel gần đây đã lên tiếng tố hãng phim chính là lý do khiến anh ấy rời bỏ ngành công nghiệp này: "Họ là một khách hàng tồi tệ. Tôi đã thấy quá nhiều đồng nghiệp suy sụp sau khi làm việc quá sức, trong khi Marvel thắt chặt hầu bao hơn bao giờ hết".
Kỹ xảo tồi của Thor: Love and Thunder phản ánh một vấn đề nghiêm trọng của ngành điện ảnh |
Điều đáng lo ngại là các bài báo ca ngợi công nghệ Volume đã liên tục tán dương ý tưởng sử dụng nó để tăng tốc quá trình sản xuất phim. Điều này sẽ gây áp lực nhiều hơn cho các nhân viên VFX bởi họ cần chuẩn bị sẵn phông nền trước khi quay phim. Tệ hơn nữa, họ có thể phải tìm cách khắc phục những vấn đề liên quan đến kỹ thuật quay phim và ánh sáng sau đó. Tất cả điều này diễn ra vào thời điểm hậu đại dịch khi các nhà VFX đang phải đối mặt với lượng tồn đọng lớn và nguồn lực hạn chế. Với điều này, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao CGI của Thor: Love and Thunder lại tệ đến vậy.
'Thor: Love and Thunder': Chris Hemsworth luôn làm điều này trước khi hôn Natalie Portman | |
‘Thor: Love and Thunder’ dở tệ nhưng tại sao vẫn kiếm được bộn tiền? |
Linh Trần
Screenrant