Đạo diễn Vũ Châu: “Nhìn ra biển cả sẽ hấp dẫn người xem ở tính chân thực”

Mấy năm gần đây tôi chỉ tập trung đi dậy học, nay nhận được lời mời làm một bộ phim về thời tuổi trẻ của Bác Hồ tôi cảm thấy vui, thoải mái chứ không bị áp lực hay căng thẳng. Sở dĩ như vậy vì khi đọc kịch bản tôi thấy thú vị, hấp dẫn, thấy nhiều “đất” cho mình khai thác. Nội dung phim không nói về một lãnh tụ đã định hình rồi mà diễn tả một thanh niên trí thức ở giai đoạn đầu thế kỷ 20 đầy biến động đang mày mò đi tìm đường cứu nước và phản ứng của người ấy thế nào đối với giai đoạn, bối cảnh lịch sử ấy. Đặc biệt nhân vật trí thức ấy lại là thầy giáo Nguyễn Tất Thành.

(TGĐA) - Bất kỳ bộ phim nào tôi cũng làm bằng chân tình của mình. Tất nhiên đối với tình hình sản xuất hiện nay thì đây là phim trọng điểm nên trách nhiệm của tôi đối với bộ phim là càng nhiều.


Đạo diễn Vũ Châu

Thưa đạo diễn Vũ Châu, ông nhận lời làm bộ phim này trong một tâm trạng như thế nào?

Được biết đoàn phim Nhìn ra biển cả đã tìm được diễn viên chính vào vai thầy giáo Nguyễn Tất Thành?

Để tìm được diễn viên có ngoại hình, tác phong phù hợp có thể hóa thân vào vai thầy giáo Nguyễn Tất Thành là điều không phải dễ. Chúng tôi đã phải mất một thời gian đi khắp Bắc Trung Nam rồi lại lộn ra ngoài Bắc, đã có rất nhiều ứng viên tham gia casting. Cuối cùng, tại trường ĐH SKĐA HN, chúng tôi phát hiện em Nguyễn Minh Đức – sinh viên năm thứ 2 khoa diễn viên của trường. Sau vài lần thử vai, Đức đã chứng tỏ được khả năng diễn xuất và đạt được những tố chất phù hợp về ngoại hình như đôi mắt sáng, dáng dấp thư sinh…đáp ứng được yêu cầu của vai diễn.

Để bộ phim không bị khô khan và có thể thu hút được sự quan tâm của mọi đối tượng trong đó có giới trẻ, ông dự định sẽ khai thác bộ phim theo hướng nào?

Tính hấp dẫn rất khó nói, tuy nhiên một bộ phim không nhất thiết phải có tình yêu hay đấm đá… mới hay. Là người làm nghề, quan điểm của tôi là luôn cố gắng tạo ra những nhân vật có số phận và khi nhân vật có số phận tức là thu hút được khán giả. Trong phim, nhân vật Nguyễn Tất Thành ngày ấy sau khi ra khỏi trường Quốc học anh ta làm gì, phản ứng như thế nào, thái độ ra sao đối với bối cảnh lịch sử lúc ấy. Triều đình Huế thì hèn nhát, đầu hàng thực dân Pháp trong khi chúng đang đưa thêm quân vào để bóc lột tàn tệ nhân dân ta. Các nhà trí thức sĩ phu của ta vùng lên đấu tranh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…những phong trào đang nổi lên, đứng trước bối cảnh ấy nhân vật Nguyễn Tất Thành phản ứng ra sao?...Tôi cho rằng tính chân thực cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần làm cho bộ phim trở nên hấp dẫn hơn.

Hồ Chí Minh thời trẻ

Ông có nghĩ rằng một bộ phim nếu thiếu yếu tố tình cảm, tình yêu thì sẽ kém hấp dẫn? Nhiều bộ phim về lãnh tụ của Trung Quốc mà chúng ta từng xem cũng có đề cập đến khía cạnh này?

Tôi nghĩ là thanh niên như thầy giáo Nguyễn Tất Thành ngày ấy ai cũng có tình cảm, nhưng có thể vì công việc, sự nghiệp chưa xong nhiều khi cũng phải cố quên đi để làm việc khác.

Phải chăng đây là một khó khăn đối với ông khi từ trước đến nay rất ít giai thoại về những chuyện tình cảm của Bác Hồ?

Quả thực đây cũng là một khó khăn, thách thức. Là đạo diễn nhiều khi tôi cũng muốn “bạo” nhưng chị Hồng Ngát vẫn còn nhiều điều e ngại. Để xây dựng nhân vật trong bối cảnh lịch sử ấy, chúng tôi đều lệ thuộc vào chất liệu hồi ký của người này người kia và tôi chỉ dựa trên cơ sở kịch bản để bù đắp, cố gắng tạo ra một kịch bản điện ảnh hơn, hấp dẫn hơn.

Thường thì trong mỗi một bộ phim, bao giờ đạo diễn cũng tìm cách khai thác phát hiện ra những yếu tố lạ. Vậy trong phim này của ông có gì được gọi là “yếu tố lạ”?

Tôi nghĩ bản thân việc khai thác lại tính chân thực của xã hội ngày ấy cũng là một cái lạ. Chúng tôi quan niệm đây là bộ phim về lãnh tụ, nên phải tôn trọng giai đoạn bối cảnh lịch sử, phục trang đạo cụ…những chi tiết lịch sử chân thật. Tái tạo được những gì chân thực của giai đoạn ấy là đã tạo được tính hấp dẫn của bộ phim.

Đã từng đạo diễn khá nhiều phim, kể cả phim cho tuổi teen, vậyNhìn ra biển cả có ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp của ông?

Bất kỳ bộ phim nào tôi cũng làm bằng chân tình của mình. Tất nhiên đối với tình hình sản xuất hiện nay thì đây là phim trọng điểm nên trách nhiệm của tôi đối với bộ phim là càng nhiều. Nói vui như đạo diễn Khắc Lợi thì với tôi phim này “lành ít dữ nhiều”.

Ông có cho là… mình” dũng cảm”?

Tôi nghĩ mình cứ chân thực mà thể hiện thôi. (cười)

Minh Đức vai Bác Hồ thời trẻ

Thời gian trong phim là những năm đầu thế kỷ 20, vậy những khó khăn mà đoàn phim gặp phải trong quá trình xây dựng bối cảnh?

Việc tạo dựng bối cảnh cho phim khá công phu, với quan điểm điện ảnh là phải chân thực nên chúng tôi đã cho dựng lại hoàn toàn cảnh trí, đạo cụ, may lại phục trang của những năm đầu thế kỷ 20. Như bối cảnh trường Dục Thanh của năm 1908 chứ không phải là của những năm sau này ngôi trường đẹp và khang trang như bây giờ. Hay trường Quốc học Huế cũng phải dựng lại bằng mái tranh…

Vậy có gấp quá không khi bối cảnh vừa dựng xong, bắt đầu khởi quay hôm 1/11 và tháng4/2010 đã đến hạn phải nộp phim?

Tất nhiên là gấp nhưng đành cố gắng thôi. Theo yêu cầu kế hoạch, phim phải xong và ra mắt vào dịp 19/5.

Xin cảm ơn và chúc cho ông gặt hái được nhiều thành công với Nhìn ra biển cả!

P.V