‘Bình minh đỏ’: Cái kết lạ nhưng chính xác của những nhà làm phim

(TGĐA) - LTS: Tạp chí TGĐA xin giới thiệu cảm nhận sau khi xem xong bộ phim Bình minh đỏ của đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn.

Phạm Quỳnh Anh: Tôi may mắn trải nghiệm một 'thời chiến' không thể quên! Phạm Quỳnh Anh: Tôi may mắn trải nghiệm một 'thời chiến' không thể quên!
'Bình minh đỏ' - Phim về trung đội nữ lái xe Trường Sơn anh hùng ra mắt khán giả Hà Nội 'Bình minh đỏ' - Phim về trung đội nữ lái xe Trường Sơn anh hùng ra mắt khán giả Hà Nội
‘Bình minh đỏ’: Cái kết lạ nhưng chính xác của những nhà làm phim

Bộ phim lấy cảm hứng từ những chiến công anh dũng của Trung đội nữ lái xe đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn. Cả bộ phim không có những lời thoại căng cứng, “lên lớp”, cao giọng dạy dỗ chính trị như không ít phim Việt trước đây, mà chỉ là những sinh hoạt đời thường, giản dị, những câu thoại tưởng vu vơ, tình cờ song thực ra đã được tính toán kỹ, tạo ra sự “cảm nhiễm” nghệ thuật từ từ và chắc chắn (Như câu thoại: “Giá như ngồi trong ca-bin này là người yêu mình nhỉ?” - nói với cô bạn gái hiểu mình tựa “lòng vả cũng như lòng sung” đồng thời bộc lộ chiều sâu tình cảm, nỗi khao khát thầm kín của người con gái đang yêu và đang đối mặt trước cái chết rình rập). Các tình huống đời sống và những lời thoại như thế đã phát huy được tối đa sự sáng tạo sinh động của những diễn viên trẻ phải vào những vai xa lạ với mình.

‘Bình minh đỏ’: Cái kết lạ nhưng chính xác của những nhà làm phim
‘Bình minh đỏ’: Cái kết lạ nhưng chính xác của những nhà làm phim

Như thế là, sự bùng nổ tâm lý trong người xem cứ tới dần dần, khi họ bị gỡ bỏ “rào chắn” ngay từ đầu bởi đây là những người cùng thế hệ mình, là thế hệ các chị, các mẹ đã trải qua trên những cung đường chết chóc, đã yêu thương, đã nhớ nhung, giận hờn, đói khát, đã thoát chết và khóc bên thi thể đẫm máu của bạn ra sao… Bối cảnh chiến tranh với khói lửa, chiếc xe tải ngụy trang… hóa ra chỉ là cái cớ để người làm phim phát hiện đời sống tâm lý tình cảm của những cô gái cầm vô lăng và tỉa tót những chi tiết, tình tiết phim giàu tính chân thật như ký sự song cũng giàu tính điện ảnh, mang chất thơ và ý nghĩa biểu tượng sâu sắc - như các hồi tưởng ngắn về quê hương và người thân yêu, như các thây tử sĩ bắn tung khỏi xe sau cuộc oanh tạc, và các cô gái vừa than khóc vừa chạy theo vớt các tử thi, như “nhân vật” chú hươu nhỏ bị gãy chân mà các cô chăm sóc, mở ra trái tim nhân hậu và sự gắn bó của với Thiên nhiên của những cô gái tuổi đôi mươi… Chút hơi gợn về sự tình cờ trong quan hệ giữa cô gái thầm yêu anh trai của bạn gái ở chiến trường đã bay mất ngay, khi chàng trai vào lúc chia tay đã ôm chầm lấy cô gái mình thầm yêu như một đứa em gái nhỏ, và cô em gái của anh giang tay ôm lấy hai người: đây là một tình tiết phim được xử lý khá tinh tế, và hiệu quả là gây được xúc động!

Cái kết phim rất lạ, song lại là sự tính toán khôn ngoan và chính xác của những người làm phim: Nhân vật chính (tạm gọi thế, vì hầu như nhân vật nào trong phim cũng mang bóng dáng của nhân vật chính), cô gái đã trải qua mất mát đau đớn, đã đối diện cái chết nhiều lần, ngồi bên một cánh rừng tạm yên lúc chiều tà để nhớ thương và hồi tưởng, sau đó quyết định đứng dậy trở về xe của mình làm nhiệm vụ. Đó là kiểu kết mở, giàu sức gợi: trước mặt cô vẫn là những cung đường khói lửa, chết chóc, cô cũng vẫn giống như các bạn cô, như cô gái tình nguyện rà bom từ trường và đã hy sinh, nhưng thế giới tình cảm của cô vẫn là một thế giới phong phú bí ẩn, không ai đoán trước được - có điều, đằng sau lưng cô, tận đáy tâm hồn cô là người thân ở quê hương, là những đồng đội đã ngã xuống, là những gì đã hứa hẹn và kêu gọi cô tới các "mảnh đất thịt băm" này (Đồi thịt băm là tên một bộ phim phản chiến của đạo diễn tiến bộ Mỹ Olive Stone).

‘Bình minh đỏ’: Cái kết lạ nhưng chính xác của những nhà làm phim

Âm nhạc phim của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc dường như được chắt lọc từ thiên nhiên đồng quê và núi rừng yên bình làm nền cho những cảnh phim dữ dội táp bom lửa…

Nếu có chút tiếc nuối về bộ phim, chỉ là sự mong muốn có thêm những chi tiết - tình tiết tâm lý như đã có trong phim. Và ở trường đoạn cô gái tình nguyện lái xe đi trước rà bom từ trường, nếu nhà làm phim đầu tư kỹ hơn chút về tâm lý thì sức bùng nổ tình cảm sẽ còn mạnh hơn nhiều… Nhưng đó chỉ là tiểu tiết.

Một số thông tin về phim:

Bình minh đỏ do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam (HODAFILM) sản xuất năm 2021 trong tình hình dịch bệnh Covid phức tạp; đã đoạt Giải thưởng của Ban Giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 tại thành phố Huế.

- Kịch bản: Nguyễn Thị Minh Nguyệt

- Đạo diễn: NSND Nguyễn Thanh Vân - Trần Chí Thành

- Hình ảnh (DOP): Đoàn Anh Phương

- Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Nguyễn Nguyên Vũ

- Âm nhạc: Đặng Hữu Phúc

- Âm thanh: Hoàng Thị Thu Thủy - Nguyễn Đình Cảnh

- Dựng phim: Nguyễn Vinh Quốc - Phạm Anh Thắng

- Diễn viên: Phạm Quỳnh Anh vai Châu; Phạm Bảo Hân vai Sa; Hà Phương Anh vai Thương; Hoàng Bích Phượng vai Hân; Trần Việt Hoàng vai Thiện…

Phạm Quỳnh Anh: Tôi may mắn trải nghiệm một 'thời chiến' không thể quên! Phạm Quỳnh Anh: Tôi may mắn trải nghiệm một 'thời chiến' không thể quên!

(TGĐA) - Bình minh đỏ do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất, ...

'Bình minh đỏ' - Phim về trung đội nữ lái xe Trường Sơn anh hùng ra mắt khán giả Hà Nội 'Bình minh đỏ' - Phim về trung đội nữ lái xe Trường Sơn anh hùng ra mắt khán giả Hà Nội

(TGĐA) - Tối ngày 23/4 tại Hà Nội, bộ phim điện ảnh cách mạng Bình ...

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn